Để Việt Nam không dừng lại mục tiêu trở thành “công xưởng thế giới”
Ngày 28/7, tại Tp. Hồ Chí Minh, Ban kinh tế Trung ương, Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đồng tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Đồng chủ trì hội thảo có các đồng chí: Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia; Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên.
* Tăng trưởng mạnh nhưng thành quả còn thấp Phát biểu đề dẫn hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh nhận định, từ những chủ trương chính sách của Đảng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước ta đã thu được những một số thành tựu quan trọng. Công nghiệp là ngành đóng góp ngày càng lớn trong nền kinh tế, quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đã đi vào thực chất hơn.Giai đoạn 2011-2020, công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân; gia tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp trong nền kinh tế từ 26,6% năm 2011 đến 28,5% vào năm 2019. Cơ cấu ngành công nghiệp có sự dịch chuyển ngày càng tích cực; góp phần chuyển đổi không gian phát triển, thúc đẩy liên kết ngành và liên kết vùng.
Tuy nhiên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân cho rằng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian qua còn chậm, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chưa đạt được. Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, hội thảo sẽ đề xuất về chủ trương, mô hình, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Nguyễn Xuân Thắng cho hay, kết quả thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giúp nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; cơ cấu ngành kinh tế, dân cư và lao động chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp, dịch vụ và đô thị; tạo lập nền tảng vững chắc cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng, độc lập, tự chủ, nâng cao tiềm lực và vị thế quốc tế của đất nước.
Tuy nhiên, nếu so với thành tựu của các nước đi trước đã công nghiệp hóa thành công thì những thành quả mà Việt Nam thu được còn thấp; thành quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chưa được phân bổ đồng đều giữa các nhóm người và các khu vực. “Trong nhiều năm qua, quá trình công nghiệp hóa vẫn dựa vào khai thác tài nguyên, các ngành sử dụng nhiều vốn và lao động không có kỹ năng. Phần lớn sản xuất công nghiệp là hoạt động gia công lắp ráp, sử dụng phần lớn máy móc, thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu. Nhiều hệ luỵ, tác động tiêu cực về môi trường đã diễn ra; quy mô và năng lực công nghiệp quốc gia trên thực tế vẫn còn nhỏ và yếu. Nếu tiếp tục duy trì hiện trạng này, Việt Nam sẽ không tránh khỏi nguy cơ rơi vào bẫy gia công lắp ráp và vướng vào những nấc thang thấp của chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Nguyễn Xuân Thắng nói. Mặt khác, vị chuyên gia này cho rằng, quan điểm và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam tuy đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển song vẫn đang tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Các nghị quyết, chính sách bao hàm nhiều nội dung nhưng thiếu giải pháp khả thi và cụ thể, nhất là trong cân đối, phân bổ các nguồn lực, khiến cho đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.Chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn triển khai chậm. Việt Nam vẫn chưa có được khu công nghiệp, vùng công nghiệp nào thật sự có sức lan tỏa cả nước, ngược lại, tính phân tán, cục bộ theo cấp hành chính có xu hướng tăng lên.
* Đổi mới dựa trên công nghệ và sáng tạo Theo các chuyên gia, trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam cần thích ứng với bối cảnh trong nước và quốc tế đang thay đổi nhanh chóng. Bối cảnh mới cũng đặt Việt Nam đứng trước sự lựa chọn chiến lược hoặc đi tiên phong phát triển một số ngành công nghiệp mới, dựa trên lợi thế quốc gia nếu như không muốn chỉ dừng lại ở mục tiêu trở thành “công xưởng thế giới”.Mặt khác, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam song hành cùng quá trình đô thị hóa đang tăng tốc và còn nhiều dư địa phát triển. Do đó, cần quy hoạch và phát triển mạng lưới đô thị có sự kết nối đồng bộ về địa bàn, quy mô và chức năng để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đặc biệt, công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa cần trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bao trùm. Chủ thể và nguồn lực thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá chủ yếu là lực lượng doanh nghiệp với nguồn lực to lớn trên thị trường; trong đó, doanh nghiệp trong nước, nguồn lực trong nước đóng vai trò quyết định, doanh nghiệp nước ngoài, nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng. Các đại biểu cũng cho rằng, cần đặt con người vào vị trí trung tâm, xác định rõ nhân dân là đối tượng phục vụ, thụ hưởng đồng thời khẳng định rõ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là sự nghiệp toàn dân.Cùng với đó, gắn kết chặt chẽ, đồng bộ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số quốc gia và đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; xác lập lộ trình và bước đi cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra các đột phá phát triển và các cực tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò là nền tảng, động lực quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao là những những nhân tố đột phá chiến lược trong thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới; xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách nhất là một số cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội để ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ... Phát biểu kết luận tại hội thảo, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho rằng, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò là nền tảng, động lực quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao là những những nhân tố đột phá chiến lược trong thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới. Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách nhất là một số cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội để tạo điều kiện để thúc đẩy một số ngành, lĩnh vực trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ là cần thiết. Bên cạnh đó, phát huy tinh thần khởi nghiệp quốc gia, khơi dậy mạnh mẽ khát vọng, ý chí tự cường và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cách thức Việt Nam nhanh chóng tiếp cận, tham gia và tận dụng tốt nhất những cơ hội, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để bứt phá, tăng tốc phát triển nhanh nhưng bền vững, nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển…Đây là những vấn đề rất lớn, không chỉ mang đến cơ hội mà có cả thách thức, không chỉ của Việt Nam mà là của toàn cầu. Do đó, phải đổi mới tư duy về cách tiếp cận mô hình phát triển, đặt ra những định hướng, mục tiêu phù hợp, nghiên cứu, đề xuất những nhiệm vụ và giải pháp mới, đột phá, mang tính bao trùm, tổng thể và có tính thực thi cao phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới.
Theo Trưởng Ban kinh tế Trung ương, yêu cầu về nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng cao, đòi hỏi cần phải chuyển đổi tư duy phát triển, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài sang chủ động phát triển nội lực, đẩy mạnh sáng tạo, vươn lên làm chủ công nghệ, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu cao.Đồng thời, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu thông qua đẩy mạnh học tập, cải tiến, làm chủ về công nghệ nhất là các công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghệ số, công nghệ vật liệu cơ bản; chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Ngoài ra, cũng cần ưu tiên phát triển lực lượng doanh nghiệp công nghiệp trong nước lớn mạnh, đổi mới thu hút FDI theo hướng có chọn lọc, chất lượng cao và bảo đảm yêu cầu về liên kết với doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, chú trọng khai thác có hiệu quả thị trường trong nước; bảo đảm quốc phòng, an ninh kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề phát sinh về xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Trưởng ban Kinh tế TW Trần Tuấn Anh làm việc với Bộ Công Thương về đề án công nghiệp hóa, hiện đại hóa
20:47' - 18/07/2022
Chiều 18/7, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã làm việc với Bộ Công Thương.
-
Doanh nghiệp
Cách tiếp cận mới trong thực hiện công nghiệp hóa
16:18' - 19/02/2022
Với độ mở nền kinh tế lớn, yêu cầu Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa với một tư duy mới và cách tiếp cận mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn
20:29' - 01/12/2021
Việc xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn...
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
21:02' - 12/11/2021
Nghị quyết mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm định hướng phát triển của lĩnh vực này và xoay quanh ba trụ cột: "Nông nghiệp sinh thái", "Nông thôn hiện đại", "Nông dân thông minh".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tính toán kỹ lưỡng chu kỳ kiểm định khí thải
21:07' - 22/12/2024
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, chu kỳ kiểm định khí thải được thực hiện cụ thể với 3 mốc thời gian.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Mỹ phát huy hiệu quả trong năm 2024
19:47' - 22/12/2024
Các cơ chế hợp tác hiện nay về kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đang được vận dụng tương đối hiệu quả, tích cực, chủ động, đáp ứng được những nhiệm vụ đề ra trong mối quan hệ song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công, khảo sát các dự án hạ tầng tại Lào Cai
19:35' - 22/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp đào tạo kỹ sư chuyên ngành đường sắt tốc độ cao và đô thị
18:46' - 22/12/2024
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các học viên sẽ được cấp bằng Đại học chính quy ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông – chuyên ngành đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
18:45' - 22/12/2024
Bộ Tài chính vừa có công văn số 13900/BTC-CST về việc lấy ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ 8 dự án trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông
18:44' - 22/12/2024
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh vừa ký ban hành Công điện đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều tập đoàn lớn của UAE muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam
14:38' - 22/12/2024
Năm 2024 đã chứng kiến những bước phát triển khởi sắc trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, với ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn của UAE mong muốn hợp tác với các đối tác Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sẽ trở thành những thôn kiểu mẫu, làng hạnh phúc
12:35' - 22/12/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn và tin tưởng, 3 khu dân cư Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sẽ phát triển mọi mặt, trở thành những thôn kiểu mẫu, làng hạnh phúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất
12:02' - 22/12/2024
Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.