Để Việt Nam tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc quốc gia
Trong xu thế hội nhập quốc tế cũng như sự tác động của cuộc cách mạng 4.0, yêu cầu về kỹ năng lao động là rất quan trọng với mỗi quốc gia; nâng tầm kỹ năng lao động sẽ làm gia tăng chất lượng, hiệu quả lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, những lao động có kiến thức, kỹ năng để làm các công việc phức tạp, có khả năng thích ứng nhanh với thay đổi của công nghệ, vận dụng sáng tạo những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất còn ít. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước cần có các giải pháp đồng bộ để nâng cao kỹ năng cho lao động Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
* Ngành, nghề đào tạo từng bước phù hợp với yêu cầu thị trường lao động Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hoạt động kinh tế toàn cầu đang giảm mạnh. Dưới tác động cộng hưởng của đại dịch COVID-19 và cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc suy thoái kinh tế lần này đang và sẽ tạo ra những gián đoạn kép thay đổi thế giới việc làm, thị trường lao động. Việc đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng cho hàng triệu công nhân bị ảnh hưởng bởi đại dịch và tự động hóa của cả lĩnh vực công - tư là hết sức cần thiết.Diễn đàn Kinh tế thế giới kêu gọi các Chính phủ ưu tiên nguồn lực và hành động quyết liệt để nâng cao kỹ năng nghề trong các kế hoạch khôi phục quốc gia sau đại dịch COVID-19; phấn đấu cung cấp cho 1 tỷ người có trình độ giáo dục, kỹ năng và việc làm tốt hơn vào năm 2030.
Sự phát triển của các chuỗi giá trị toàn cầu thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng của thị trường lao động, di chuyển lao động giữa các nước, đòi hỏi người lao động không những phải có kỹ năng nghề cao, còn phải có kỹ năng mềm, có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trường lao động xác định.Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải tuân thủ các "luật chơi" chung, bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, tiêu chuẩn về quản trị thị trường lao động hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra những vấn đề mới. Nhiều việc làm, kỹ năng cũ sẽ mất đi hoặc giảm mạnh, xuất hiện nhiều việc làm mới, kỹ năng mới; trí tuệ nhân tạo, robot, máy móc sẽ đóng vai trò ngày một lớn trọng sản xuất và thay thế nhiều vị trí việc làm hiện tại.
Thời gian qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách, đề án cụ thể về đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân lao động, cũng như hỗ trợ phát triển thị trường lao động. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường đào tạo chuyên môn, kỹ năng, kỷ luật, văn hóa, nâng cao nhận thức cho lực lượng lao động phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu thu hút, sử dụng đầu tư nước ngoài; phối hợp với các tập đoàn, nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước để đào tạo theo "đơn đặt hàng" Hiện nay, cả nước có trên 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 429 trường cao đẳng, trung cấp (371 trường công lập, 58 trường ngoài công lập) được lựa chọn để đào tạo các ngành, nghề trọng điểm tại 144 ngành, nghề trọng điểm ở các cấp độ (trong đó 68 ngành, nghề cấp độ quốc tế, 101 ngành, nghề cấp độ khu vực ASEAN, 144 ngành, nghề cấp độ quốc gia); sắp xếp 247 trường cao đẳng, trung cấp, hình thành hệ thống trường cao đẳng chất lượng cao tại 4 vùng kinh tế trọng điểm, được lựa chọn để đào tạo các ngành, nghề trọng điểm (chiếm 57%) có khả năng cung ứng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động. Giai đoạn 2011-2022, số lượng tuyển sinh lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đạt 19,67 triệu người, trong đó, tuyển sinh trình độ cao đẳng đạt 1,945 triệu người (chiếm 9,8%), trình độ trung cấp đạt 2,3 triệu người (chiếm 11,86%). Quy mô đào tạo tăng góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ của cả nước đến quý II/2022 đạt 26,2%. Ngành, nghề đào tạo được mở dần, từng bước phù hợp với thực tế của doanh nghiệp và thị trường lao động ở từng địa phương, từng lĩnh vực. Chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp từng bước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động. Kỹ năng nghề của người học được tăng cường, khoảng 80% người tốt nghiệp đã có việc làm phù hợp ngành nghề và trình độ đào tạo hoặc tự tạo việc làm, tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế.Ở một số nghề (Hàn, Cơ - điện tử, Viễn thông, Logistic, Du lịch, Dầu khí…), kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện.
Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF (2019), chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam đã tăng 13 bậc trong trụ cột kỹ năng. Trong các cuộc thi tay nghề khu vực và thế giới, đoàn Việt Nam đã đạt thứ hạng cao, chất lượng đào tạo nghề bước đầu được khẳng định ở tầm khu vực và thế giới.
Việc tổ chức đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành, lĩnh vực trọng điểm, lĩnh vực mới cơ bản đáp ứng nhu cầu. Năng lực đào tạo nhân lực trực tiếp cho các vùng kinh tế trọng điểm cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân lực của các ngành kinh tế. Việc phối hợp giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại cho người lao động của doanh nghiệp được cập nhật, bổ sung phù hợp.Nhằm thúc đẩy kết nối cung - cầu về thị trường lao động, nhiều hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đã được chú trọng triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, doanh nghiệp đã tham gia sâu vào các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thị trường lao động, việc làm bền vững đã có nhiều chuyển biến tích cực...
* Hướng đến tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường lao động Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động. Trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động dù được cải thiện trong thời gian qua, song vẫn còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động và so với các nước trên thế giới, tiếp tục là điểm nghẽn cho phát triển việc làm chất lượng và năng suất lao động.Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Việt Nam là nước có tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (quý II/2022 mới chỉ đạt 26,2%). Giai đoạn từ 2015-2020, có 66,7% công nhân lao động có trình độ Trung học phổ thông; 80% công nhân lao động tại các doanh nghiệp được đào tạo nghề (chủ yếu là doanh nghiệp tự đào tạo), 43% công nhân lao động được đào tạo lại, 22,5% bậc thợ từ 4-7 (có tay nghề cao).
Chất lượng lao lao động Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng, tỷ lệ lao động động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ đạt cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (36,96%), tiếp đến là vùng vùng Đông Nam Bộ (28,34%); thấp nhất là 2 vùng Tây Nguyên (16,51%) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (14,61).
Trong so sánh quốc tế, xếp hạng trụ cột kỹ năng và chỉ số chất lượng đào tạo nghề nghiệp của Việt Nam thuộc nhóm cuối của ASEAN21. Nhìn chung, trình độ tay nghề, kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt thiếu kỹ năng mềm.Việt Nam hiện thiếu đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, chuyên gia, quản lý doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm. Đội ngũ nhân lực khoa học, công nghệ còn thiếu và yếu. Những hạn chế này đã cản trở sự đóng góp của nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Đại hội Đảng lần thứ XIII đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, định hình mô hình phát triển đất nước theo hướng trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại (năm 2030) và là nước phát triển (năm 2045), trong đó một lần nữa nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược.Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra rất nhanh, tác động mạnh mẽ, sâu rộng, đa chiều đến mọi quốc gia, ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh quốc gia. Kinh tế số sẽ làm thay đổi phương thức quản lý, tổ chức, vận hành thị trường lao động, mô hình việc làm, đào tạo nâng cao chất lượng lao động...
Việc nâng tầm kỹ năng cho người lao động về cả số lượng, chất lượng là điều kiện tiên quyết để Việt Nam tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia.Để làm được điều này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề ra các giải pháp trong thời gian tới là: Rà soát, đánh giá, sắp xếp tổ chức, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng, đề xuất mô hình liên kết vùng, xây dựng các trung tâm đào tạo vùng, trung tâm đào tạo quốc gia theo vùng kinh tế trọng điểm; tăng nhanh quy mô tuyển sinh đào tạo nghề để khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân lực có kỹ năng nghề cho phục hồi kinh tế - xã hội...
Bộ cũng tổ chức thực hiện các giải pháp để phân luồng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, như: Khẩn trương triển khai các điều kiện đảm bảo hiệu quả việc phân luồng, liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân; rà soát, sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền và liên kết vùng miền hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh mô hình đào tạo chất lượng cao; tiếp nhận, chuyển giao, nghiên cứu nhân rộng hiệu quả các bộ chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế; xây dựng các chuẩn đào tạo để thống nhất sử dụng trong đào tạo, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho công nhân lao động; xây dựng chính sách tuyển dụng, trả lương, tiền công theo kỹ năng, năng lực hành nghề của người lao động; đẩy mạnh công tác thống kê, dự báo nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ của lao động trong các doanh nghiệp, doanh nghiệp FDI, đặc biệt các ngành nghề khoa học - kỹ thuật - công nghệ, ưu tiên cho công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao, các kỹ năng tương lai... Về phía các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tăng cường chuyển đổi số, đào tạo trực tuyến, bảo đảm người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và ngoại ngữ... thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Về phía đơn vị sử dụng lao động nên chú trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên cho người lao động, để có lực lượng lao động vững kỹ năng nghề... Thực hiện quyết liệt các giải pháp căn bản hỗ trợ phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên đào tạo phục vụ một số ngành mũi nhọn, có hàm lượng tri thức cao, ứng dụng khoa học công nghệ..., các hạn chế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sẽ từng bước cải thiện, phát triển, nâng cao, góp phần sớm thực hiện được mục tiêu đến năm 2030, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam tiếp cận trình độ ASEAN-4, đến năm 2045 tiếp cận trình độ các nước G20./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Malaysia cấp hạn ngạch tuyển dụng hơn 500.000 lao động nước ngoài
16:22' - 01/10/2022
Bộ Nguồn nhân lực Malaysia (MOHR) ngày 1/10 thông báo vừa phê duyệt hạn ngạch tuyển dụng 541.315 lao động nước ngoài, trong đó có 436.613 trường hợp đã đóng thuế làm việc tại quốc gia Đông Nam Á này.
-
Doanh nghiệp
Sau Snap và Amazon, Meta thu hẹp quy mô lao động
07:50' - 01/10/2022
Meta, công ty mẹ của Facebook đã thông báo sẽ tạm ngừng tuyển dụng nhân sự, nhằm cắt giảm chi phí hoạt động trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
-
DN cần biết
Nhiều doanh nghiệp tại Hạ Long không tuyển được lao động
18:04' - 30/09/2022
Tại phiên chợ việc làm thành phố Hạ Long, nhiều doanh nghiệp đã không tuyển dụng được lao động khi chỉ có 148 người tham gia và có 52 người trúng sơ tuyển có cơ hội làm việc.
-
Kinh tế & Xã hội
Anh xem xét nới lỏng thị thực để giải quyết tình trạng thiếu lao động
07:30' - 26/09/2022
Thủ tướng Anh Liz Truss chuẩn bị tiến hành đánh giá toàn diện hệ thống thị thực của nước này trong một động thái nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động.
-
Doanh nghiệp
Walmart lên kế hoạch bổ sung 40.000 lao động cho những ngày lễ cuối năm
09:06' - 25/09/2022
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại Mỹ là Walmart cho biết tập đoàn đang có kế hoạch bổ sung 40.000 lao động trong những kỳ nghỉ lễ cuối năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 29/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 29/11/2024. SXMB thứ Sáu ngày 29/11
19:40' - 28/11/2024
Bnews. XSMB 29/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 29/11. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMB ngày 29/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 29/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 29/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 29/11/2024. XSMT thứ Sáu ngày 29/11
19:30' - 28/11/2024
Bnews. XSMT 29/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 29/11. XSMT thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMT ngày 29/11 Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 29/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 29/11/2024. SXMN thứ Sáu ngày 29/11
19:30' - 28/11/2024
Bnews. XSMN 29/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 29/11. XSMN thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMN ngày 29/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu ngày 29/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 29/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 29/11/2024
19:30' - 28/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 29/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 29 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTV 29/11 - Kết quả Xổ số Trà Vinh hôm nay ngày 29/11/2024 - SXTV Hôm nay - KQXSTV 29/11
19:00' - 28/11/2024
Bnews. XSTV 29/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 29/11. XSTV Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSTV ngày 29/11. Kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay ngày 29/11/2024. Kết quả xổ số Trà Vinh Thứ Sáu ngày 29/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBD 29/11. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 29/11/2024. SXBD ngày 29/11
19:00' - 28/11/2024
XSBD 29/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 29/11. XSBD Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSBD ngày 29/11. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 29/11/2024. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay.Kết quả xổ số Bình Dương.
-
Kinh tế & Xã hội
XSVL 29/11. Kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay ngày 29/11/2024. SXVL ngày 29/11
19:00' - 28/11/2024
Bnews. XSVL 29/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 29/11. XSVL thứ Sáu. Trực tiếp KQXSVL ngày 29/11. Kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay ngày 29/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSNT 29/11. Kết quả xổ số Ninh Thuận hôm nay ngày 29/11/2024. SXNT ngày 29/11. SXNT hôm nay
18:00' - 28/11/2024
XSNT 29/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 29/11. XSNT Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSNT ngày 29/11. Kết quả xổ số Ninh Thuận hôm nay ngày 29/11/2024. Kết quả xổ số Ninh Thuận Thứ Sáu ngày 29/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSGL 29/11. Kết quả xổ số Gia Lai hôm nay ngày 29/11/2024. SXGL ngày 29/11. SXGL hôm nay
18:00' - 28/11/2024
XSGL 29/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 29/11. XSGL Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSGL ngày 29/11. Kết quả xổ số Gia Lai hôm nay ngày 29/11/2024. Kết quả xổ số Gia Lai Thứ Sáu ngày 29/11/2024.