Đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam
Thảo luận về chính sách cạnh tranh quốc gia.
Ảnh: Thúy Hiền/BNEWS/TTXVN
Sáng 3/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn “ Chính sách cạnh tranh quốc gia”. Diễn đàn là cơ hội để các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các doanh nghiệp thảo luận, phân tích thực trạng cạnh tranh, chính sách cạnh tranh hiện nay và đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao mức độ phát triển thị trường, mức độ cạnh tranh, góp phần nâng cao năng suất và vị thế năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho biết, cạnh tranh càng lớn thì càng thể hiện cấp độ phát triển của thị trường, cạnh tranh là động lực của tất cả mọi người tham gia. Cạnh tranh là động lực để giúp cho nền kinh tế ngày càng hiệu quả hơn, tạo lập nền kinh tế năng động, phát triển tốt.
“ Đừng ngại cạnh tranh, đừng lo lắng quá nhiều về cạnh tranh, chính sách phải làm cho nhiều sự cạnh tranh. Tuy nhiên, cạnh tranh phải công bằng. Từ đó, mới tạo ra động lực để tạo ra sự phát triển”, TS Cung nhấn mạnh.
Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, Luật Cạnh tranh 2005 là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh mối quan hệ cạnh tranh giữa các chủ thể hoạt động kinh doanh trên thị trường. Luật này là hành lang pháp lý quan trọng giúp tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh. Từ đó, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước, phân bổ hiệu quả các nguồn lực xã hội và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.
Trong 12 năm thực thi, Bộ Công Thương đã chủ động tiến hành hoạt động điều tra tiến tố tụng đối với nhiều ngành, lĩnh vực có tính chất quan trọng, nhạy cảm trong nền kinh tế nhằm tăng cường khả năng phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh. Tính đến năm 2016, đã có tổng số 87 cuộc điều tra tiền tố tụng được thực hiện.
Mặc dù, một số vụ việc cạnh tranh được điều tra và xử lý còn khiêm tốn nhưng xét trong bối cảnh các cơ quan cạnh tranh Việt Nam còn non trẻ với nguồn lực hạn chế và Luật Cạnh tranh được thực thi chưa đủ để có thể đi sâu vào đời sống xã hội.
Ông Trịnh Anh Tuấn cho biết, trong quá trình thực hiện, Luật Cạnh tranh 2005 còn nhiều điểm bất cập cần được sửa đổi, bổ sung. Bộ Công Thương đang hoàn thiện xây dựng Luật Cạnh tranh sửa đổi. Mục đích của Luật Cạnh tranh sửa đổi lần này là tạo hành lang pháp lý để điều tra và xử lý toàn diện mọi hành vi cạnh tranh dù xảy ra tại đâu nhưng có tác động hoặc có khả năng gây tác động tiêu cực đối với thị trường Việt Nam.
Việc xử lý kịp thời các hành vi xuyên biên giới góp phần tạo sự ổn định cho nền kinh tế nội địa thông qua việc ổn định các yếu tố đầu vào, yếu tố đầu ra của nền kinh tế. Điều này đặc biệt quan trọng đối với thị trường các lĩnh vực thiết yếu, lĩnh vực chủ chốt hoặc lĩnh vực phục vụ dân sinh của nền kinh tế.
TS. Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM cũng cho rằng, vai trò phản biện chính sách cạnh tranh của cơ quan cạnh tranh gần như chưa có trong dự thảo Luật Cạnh tranh. Do đó, cần phải bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ này cho cơ quan cạnh tranh để đảm bảo kiểm soát được quy định cản trở cạnh tranh hoặc làm méo mó cạnh tranh.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách điều kiện kinh doanh, phải hành động thực chất, quyết liệt. Bên cạnh đó, cần giám sát, xử lý bộ, ngành cơ quan Nhà nước không bãi bỏ điều kiện kinh doanh mà Chính phủ đã yêu cầu; giám sát việc sinh thêm giấy phép mới; tăng cường vai trò rà soát, phản biện của các cơ quan độc lập như CIEM, các hiệp hội như VCCI.
“ Cần nhất quán tư tưởng chính sách về vị trí và vai trò của doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam; giảm tỷ trọng ảnh hưởng của khu vực doanh nghiệp Nhà nước; phân loại doanh nghiệp Nhà nước tương ứng hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu và quản lý; hoàn thiện thể chế cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời, phát triển thị trường tài chính để mở rộng khả năng cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp; cần giám sát, ,giải trình và minh bạch hóa hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước”, ông Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi đang được Bộ Công Thương hoàn thiện và sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa XIV ( tháng 10/2017)./.
- Từ khóa :
- cạnh tranh
- doanh nghiệp
- logistics
- pháp chế
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nâng cao sức cạnh tranh cho ngành công nghiệp thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh
08:57' - 30/09/2017
Công nghiệp thực phẩm được xác định là một trong 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu của Tp.Hồ Chí Minh, có vai trò lớn trong kinh tế thành phố nói chung và khu vực công nghiệp nói riêng.
-
Ý kiến và Bình luận
Đang có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa Uber/Grab với taxi truyền thống?
08:30' - 16/09/2017
Xe hợp đồng ứng dụng hợp đồng điện tử không chịu sự ảnh hưởng của hệ thống biển báo hạn chế phạm vi hoạt động như xe taxi.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang "vật lộn" do khả năng cạnh tranh kém
12:02' - 13/09/2017
Ngày 13/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra phiên họp lần thứ 45 của Nhóm công tác doanh nghiệp nhỏ và vừa.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
11:39' - 06/09/2017
Một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam từ nay đến năm 2020 là xây dựng đội ngũ doanh nghiệp nhỏ và vừa để làm động lực phát triển của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành logistics
14:46' - 26/08/2017
Ngày 26/8, tại Tp.Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo về thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dịch vụ hậu cần (logistics).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.