Đề xuất dự án phát triển thuỷ sản bền vững
Hội nghị nhằm tham vấn ý kiến đóng góp của các địa phương để hoàn thiện dự án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
Ông Lê Văn Hiến, Trưởng Ban quản lý các dự án nông nghiệp cho biết, dự án sẽ thực hiện trong 6 năm (2021 - 2026), mục tiêu là nâng cao năng lực quản lý và giá trị gia tăng sản phẩm thuỷ sản, hội nhập quốc tế, thích ứng biến đổi khí hậu.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho ngành kiểm ngư phục vụ khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản hiệu quả, bền vững; nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thiết yếu phục vụ chọn tạo giống tôm bố mẹ nhằm chủ động sản xuất trong nước tôm bố mẹ có chất lượng cao, sạch bệnh.
Đồng thời, tăng cường quản lý, tổ chức sản xuất chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU); giảm tổn thất sau khai thác hải sản, giảm dịch bệnh, nâng cao chất lượng, năng suất, giá trị sản phẩm tôm nuôi, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.
Đối với các địa phương, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng cá hiện đại, đồng bộ; hình thành và phát triển các trung tâm nghề cá lớn có quy mô cấp quốc gia, tạo động lực hỗ trợ khai thác hải sản đặc biệt là khai thác hải sản xa bờ, nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, giảm tổn thất sau thu hoạch.
Bên cạnh đó, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng thiết yếu các vùng sản xuất tôm giống, vùng nuôi tôm nước lợ tập trung nhằm sản xuất tôm giống có chất lượng cao, sạch các tác nhân gây bệnh, nuôi tôm có hiệu quả...
Theo ông Hiến, đối với cấu phần do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện, dự án sẽ đầu tư hạ tầng tại Cơ quan Kiểm ngư Vùng I (Hải Phòng), các cơ sở nghiên cứu chọn tạo giống tôm bố mẹ thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, II, và III tại Hải Phòng, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu và Khánh Hoà.
Các nội dung đầu tư phi công trình cần thiết như: xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thuỷ sản, nâng cao năng lực quản lý khai thác hải sản tuân thủ IUU, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, tiến tiến trong khai thác, bảo quản sau khai thác... triển khai trên toàn quốc, tập trung ở 28 tỉnh, thành phố ven biển.
Theo đó, đặc biệt ưu tiên các tỉnh dự án: Thanh Hoá, Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang là các địa phương trọng điểm về khai thác hải sản và nuôi tôm nước lợ.
Đối với cấu phần do các tỉnh thực hiện, dự án sẽ triển khai tại 33 huyện của 10 tỉnh gồm: Thanh Hoá, Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
Dự kiến tổng mức đầu tư của toàn dự án là 8.359 tỷ đồng, tương đương 363 triệu USD; trong đó, vốn vay WB là 6.605 tỷ đồng (vốn Trung ương cấp phát là 5.047 tỷ đồng, vốn các tỉnh vay lại 1.558 tỷ đồng); vốn viện trợ không hoàn lại của GEF là 138 tỷ đồng; vốn đối ứng trong nước là 1.616 tỷ đồng; trong đó, vốn đối ứng ngân sách tỉnh 1.500 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân sách của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 116 tỷ đồng.
Cũng theo ông Hiến, đối với nguồn vốn vay của WB sẽ chỉ sử dụng cho các hoạt động chi đầu tư, không sử dụng cho chi thường xuyên theo đúng quy định.
Về tỷ lệ cho vay lại các tỉnh sẽ theo Quyết định số 1164/QĐ-BTC ngày 18/7/2018 của Bộ Tài chính về công bố tỷ lệ cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi cụ thể cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đóng góp cho đề xuất dự án này, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, đối với các tỉnh ven biển luôn xác định ngành thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn.
Do đó, nếu dự án này được thực hiện thì sẽ là cơ hội cho ngành thuỷ phát triển, đặc biệt là các tỉnh ven biển.
Theo ông Trần Châu, đối với tỉnh Bình Định, hiện sản lượng khai thác thủy sản mỗi năm của tỉnh đạt hơn 232.000 tấn. Hiện các cảng cá tại Bình Định đã được quy hoạch, nhưng chưa có vốn đầu tư.
Do đó, tỉnh Bình Định rất ủng hộ và mong muốn dự án được sớm triển khai để cải thiện lại nghề cá, cải thiện hạ tầng nghề cá, hệ thống neo đậu tránh trú bão.
Đại diện tỉnh Ninh Thuận cho rằng, hiện nay hệ thống cảng cá của Việt Nam còn rất nhiều bất cập và cần phải được đầu tư nâng cấp.
Đặc biệt là để phù hợp với các yêu cầu của EC trong việc khắc phục "thẻ vàng". Do đó, tỉnh Ninh Thuận cũng rất mong muốn dự án được triển khai.
Ông Lê Văn Hiến nhấn mạnh, Dự án phát triển thuỷ sản bền vững là dự án có tính chất quan trọng, giúp giải quyết những khó khăn, thách thức đối với ngành khai thác hải sản và nuôi tôm nước lợ. Việc triển khai dự án sẽ mang lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và điều kiện sống cho hàng triệu lao động nghề cá và các đối tượng làm việc trong các lĩnh vực có liên quan thông qua các hoạt động giúp gia tăng giá trị sản phẩm thuỷ sản, thúc đẩy hội nhập quốc tế và thích ứng biến đổi khí hậu.
Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND 10 tỉnh, thành phố tham gia dự án đề nghị các Bộ, ngành xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt đề xuất "Dự án phát triển thuỷ sản bền vững"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA sẽ là động lực cho nông lâm thủy sản Việt Nam
15:35' - 31/07/2019
EVFTA không chỉ mở ra cánh cửa lớn cho xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam mà còn là động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực canh tranh.
-
DN cần biết
CPTPP và EVFTA : Cơ hội để thủy sản Việt Nam phát triển bền vững
17:13' - 17/07/2019
Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 185 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
-
Thị trường
Xuất khẩu thủy sản đạt gần 4 tỷ USD
11:40' - 10/07/2019
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 đạt gần 4 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20'
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27'
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36'
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38'
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19'
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56'
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33'
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03'
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.