Đề xuất giải pháp đưa Hà Nội trở thành trung tâm logistics trọng điểm
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội, khẳng định để trở thành trung tâm logistics trọng điểm của quốc gia và khu vực, Hà Nội cần áp dụng các giải pháp đồng bộ, trong đó có việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số. Bên cạnh đó, Hà Nội cần cụ thể hóa quy hoạch các trung tâm logistics và cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics trên địa bàn.
Theo ông Sơn, trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội cần hoàn thành các thủ tục đầu tư, khởi công xây dựng, đưa vào khai thác vận hành một số công trình hạ tầng dịch vụ logistics quan trọng như hai cảng cạn ICD (tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm và xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức), cảng container quốc tế (tại xã Cổ Bi, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm), Trung tâm bưu chính, chuyển phát (tại xã Kim Hoa, huyện Mê Linh) và một số dự án trung tâm tiếp vận trên địa bàn thành phố.
Mặt khác, thành phố cũng cần đẩy mạnh xúc tiến đầu tư các dự án hạ tầng dịch vụ logistics; nghiên cứu xây dựng trung tâm logistics có quy mô phù hợp trên những tuyến đường vành đai, kết nối đầu mối gom hàng, kho tập kết, phân phối hàng tại khu vực tập trung sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp, khu công nghiệp; chú trọng phát triển hệ thống kho bãi, kho bãi chuyên dụng; phát triển hệ thống giao thông thông minh, chuyển đổi hạ tầng logistics (như cảng biển, cảng thủy nội địa, hàng không, đường sắt, kho vận...); phát triển nền tảng số kết nối giữa các chủ hàng, nhà giao vận và khách hàng...
Ngoài ra, Hà Nội cần đẩy mạnh logistics và liên kết Vùng Thủ đô nhằm tạo thuận lợi cho giao lưu vận chuyển, phân phối hàng hóa của Hà Nội với các tỉnh, thành phố khác; tạo điều kiện phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề liên quan đến dịch vụ logistics; khuyến khích, thu hút nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn trên thế giới và doanh nghiệp logistics trong nước đặt trụ sở, chi nhánh và văn phòng giao dịch tại thủ đô nhằm xây dựng Hà Nội thành trung tâm điều hành logistics của khu vực miền Bắc...
Cùng chung quan điểm trên, ông Đỗ Phan Anh, Phó Trưởng phòng Quản lý Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho rằng để vượt qua những khó khăn của giao thông đô thị, cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số hiện đại.
Bên cạnh đó, cần triển khai có hiệu quả Đề án giao thông thông minh, phối hợp xây dựng cơ chế kiểm soát đơn vị vận tải hàng hóa và chính sách khuyến khích đổi mới, nâng cao chất lượng phương tiện vận tải hàng hóa, chuyển đổi phương thức vận chuyển thân thiện với môi trường.
Ông Phan Anh cũng đề xuất hình thành sàn giao dịch chung cho các phương thức vận tải, thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, giúp kết nối các phương thức vận tải hàng hóa nhằm tối ưu hóa vận tải hàng hóa hai chiều.
Chưa tương xứng với tiềm năng
Thành phố Hà Nội giữ vị trí trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có hệ thống giao thông kết nối đồng bộ, gồm cả đường bộ, đường biển, đường sông, hàng không và đường sắt nhưng hệ thống cung ứng dịch vụ logistics phát triển chưa xứng với tiềm năng.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp cho biết Hà Nội hiện có khoảng 25.000 doanh nghiệp hoạt động logistics. Tuy nhiên, thời gian qua, các doanh nghiệp logistics Hà Nội mới đáp ứng được 25% nhu cầu trong nước, 18% tổng lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu, còn lại do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện.
Bên cạnh đó, hệ thống kho hàng, bến bãi logistics tại Hà Nội còn nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, thiếu nhiều loại hình kho lưu trữ hàng hóa đặc thù (kho mát, kho lạnh, kho tài liệu…). Lượng cảng cạn ICD ít và mới chỉ sử dụng đường bộ, chưa kết nối với loại hình vận tải khác như đường sắt, đường thủy.
Kế hoạch số 332/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 đặt ra mục tiêu: “Phát triển kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kết cấu hạ tầng thương mại văn minh, hiện đại, đưa Hà Nội trở thành một đầu mối logistics quan trọng của vùng, của cả nước và khu vực”.
Tuy nhiên, ông Đỗ Phan Anh cho biết quá trình triển khai kế hoạch này đã gặp phải một số khó khăn, thách thức như kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh, chưa nâng cấp kịp thời, còn nhiều điểm nghẽn ùn tắc giao thông; ô nhiễm không khí và số lượng phương tiện vận chuyển ngày càng tăng... Điều này đã gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giao hàng và trải nghiệm của khách hàng.
Theo ông Đỗ Phan Anh, những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ, nhất là những vấn đề về kết nối, liên kết dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội đã dẫn đến chi phí logistics tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, xuất, nhập khẩu, lưu thông hàng hóa./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh sẽ phát triển hài hòa các phương thức vận tải và dịch vụ logistics
17:56' - 12/11/2023
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Kế hoạch số 12714/BGTVT-VT về phát triển vận tải theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả và bảo đảm an toàn giao thông Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2030.
-
Kinh tế & Xã hội
Ưu tiên phát triển hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu và dịch vụ logistics
13:37' - 11/11/2023
Ngày 11/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức "Hội nghị phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Lào Cai".
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 3.900 tỷ đồng phát triển hành lang đường thủy, logistics phía Nam
13:32' - 06/11/2023
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khẩn trương triển khai dự án 'Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam' với tổng mức đầu tư gần 3.900 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
EU điều tra chống bán phá giá nhựa PET từ Việt Nam
06:55' - 28/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhựa PET có xuất xứ từ Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).
-
DN cần biết
Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại
16:32' - 27/05/2025
Bộ Công Thương rà soát 685 văn bản từ cấp luật, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư của Bộ trưởng.
-
DN cần biết
Xúc tiến thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành hàng gia cầm
11:13' - 27/05/2025
Ngành gia cầm đang phải đối mặt với khó khăn, thách thức liên quan đến thói quen phân phối, tiêu dùng, nhỏ lẻ; dịch bệnh và việc phụ thuộc nguyên liệu đầu vào.
-
DN cần biết
Sản phẩm sơ mi rơ moóc Việt Nam không lẩn tránh thuế tại Canada
20:31' - 26/05/2025
Theo Cục Phòng vệ thương mại, kết luận này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam có thể tiếp tục xuất khẩu sơ mi rơ moóc sang Canada mà không bị áp thuế phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Đẩy mạnh xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc
19:35' - 26/05/2025
Chiều 26/5, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức “Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc để sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi”.
-
DN cần biết
Nghệ An yêu cầu chấm dứt tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
18:20' - 26/05/2025
Ngày 26/5, UBND tỉnh Nghệ An cho biết: Tỉnh này đã yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
-
DN cần biết
Bộ Xây dựng ra mắt trang thông tin Bình dân học vụ số
18:18' - 26/05/2025
Bộ Xây dựng ra mắt Trang thông tin “Bình dân học vụ số”, đăng tải tài liệu học liệu trên nền tảng “Bình dân học vụ số” quốc gia sẽ góp phần nâng cao năng lực số cho người dân và cán bộ trong ngành.
-
DN cần biết
Việt Nam-Singapore thúc đẩy hợp tác mở rộng thị trường Halal
15:27' - 25/05/2025
Hiện Singapore đang tìm kiếm, mở rộng phạm vi hợp tác với một trong những trung tâm cấp chứng nhận Halal quốc gia của Việt Nam, đó là HALCERT.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành mục tiêu chất lượng năm 2025
18:58' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1392/QĐ-BCT về mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2025.