Đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh

Tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Ảnh minh họa: TTXVN
Trong 2 ngày 11-12/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp với Chương trình Cải cách Kinh tế Vĩ mô/Tăng trưởng xanh của Hợp tác Phát triển Việt – Đức và Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) tổ chức hội nghị “Đánh giá giữa kỳ thực hiện tăng trưởng xanh Việt Nam” tại khu vực miền Bắc. Phát biểu khai mạc, TS. Phạm Hoàng Mai, Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hội nghị này với mục đích tạo cơ hội cho các địa phương chia sẻ không chỉ những điển hình tốt mà cả những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện chiến lược; đồng thời cũng chia sẻ với các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp cách thức để cùng nhau huy động nguồn vốn thực hiện các hành động tăng trưởng xanh cụ thể. “Hội nghị sẽ giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư có cái nhìn tổng quát về quá trình thực hiện chiến lược từ khi được ban hành. Trên cơ sở những ý kiến tại hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục hoàn thiện báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện chiến lược và đề xuất giải pháp thực hiện trong thời gian tới trình Thủ tướng Chính phủ”, Vụ trưởng Phạm Hoàng Mai hy vọng. Bà Jin Young Kim, Giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dường, GGGI cũng cho biết: “Hội nghị hôm nay đã cung cấp một cơ hội quan trọng để xem xét và thảo luận về những nỗ lực trong giai đoạn 5 năm qua thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh. Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bậc từ khi ban hành chiến lược quốc gia đầy tham vọng, đặt nền móng vững chắc cho con đường phát triển xanh, bền vững về khí hậu và thông minh. Các kết quả thành công và các giải pháp sáng tạo để vượt qua nhiều thách thức trong giai đoạn vừa qua sẽ giúp tăng cường các nỗ lực thực hiện chiến lược trong giai đoạn tiếp theo”. Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012, trong đó nêu rõ các bộ, ngành và địa phương chủ động xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành và địa phương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai kế hoạch hành động. Sau 5 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh, tính đến nay, gần 32 tỉnh, 8 bộ đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh và một số địa phương khác đang trong quá trình xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh. Tại hội nghị, ông Lê Đức Chung, chuyên gia tư vấn dự án đánh giá, khu vực phía Bắc là khu vực có tỷ lệ ban hành kế hoạch hành động tăng trưởng xanh thấp nhất; hầu hết những kế hoạch hành động đã tự thực hiện, không có kiểm kê khí nhà kính nên không chỉ ra được tiềm năng tăng trưởng xanh, hành động ưu tiên và chi phí thực hiện. Trong quá trình triển khai, bên cạnh những thuận lợi, các địa phương cũng đối mặt không ít những khó khăn, thách thức khi hiện thực hóa Chiến lược thông qua kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của địa phương. Đặc biệt, đầu tư cho tăng trưởng xanh đòi hỏi nguồn tài chính lớn (khoảng 30 tỷ USD), về chính sách hướng đến: tư nhân 70%, nhà nước 30%, trong khi đầu tư công đang hạn hẹp. Bên cạnh đó, còn thiếu các chính sách thu hút đầu tư đủ hấp dẫn để huy động các nguồn lực tài chính, cụ thể như các quỹ khí hậu quốc tế; cản trở do các chính sách thường đơn lẻ, thiếu đồng bộ, nên các ngành còn lúng túng trong hướng dẫn triển khai; năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế… Để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ở các địa phương, TS. Nguyễn Thị Diễm Hằng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng, các Bộ cần ban hành hướng dẫn về khung xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh, hướng dẫn sử dụng ngân sách Nhà nước xây dựng kế hoạch; thống nhất mô hình tính phát thải khí nhà kính; đồng thời, cần có các chỉ đạo mang tính pháp lý về chỉ tiêu phát thải khí nhà kính đối với các địa phương. Đồng tình với quan điểm trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Đức Quyền cũng cho rằng, các địa phương cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách khuyến khích tăng trưởng xanh như: xây dựng tiêu chuẩn về tăng trưởng xanh; lập quy hoạch đô thị và các điểm dân cư nông thôn theo hướng thân thiện với môi trường; đồng thời, cần xây dựng các đề xuất dự án đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức, nhà tài trợ, nhà đầu tư trong nước…. Đối với thành phố Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND thành phố kiến nghị, cần hỗ trợ cho Hải Phòng về mặt kỹ thuật, phương pháp để xây dựng, thu thập số liệu đầu vào đối với các chỉ tiêu về tăng trưởng xanh cho giai đoạn 2017-2020 như: tỷ lệ đạt quy chuẩn môi trường của chất lượng không khí; tỷ lệ thực hiện nông nghiệp xanh; tỷ lệ giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện khung pháp lý về lồng ghép các tiêu chí tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tính khả thi cho chiến lược tăng trưởng xanh cấp tỉnh
12:03' - 01/12/2017
Thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cần đảm bảo tính khả thi về tài chính, năng lực thực hiện, chú trọng đến tính đa mục tiêu, liên vùng, liên ngành và có sự tham gia của cộng đồng.
-
Doanh nghiệp
Khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp phát triển theo hướng tăng trưởng xanh
12:52' - 29/11/2017
Sáng 29/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo "Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghiệp phát triển theo hướng tăng trưởng xanh".
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng xanh, công cụ thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế bền vững
20:04' - 26/11/2017
Tăng trưởng xanh được coi như phần quan trọng của phát triển bền vững và là công cụ thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng nhanh bền vững...
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
16:43' - 11/11/2017
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh nhằm thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển
13:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 3,16 tỷ USD trong quý I
11:27'
Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đứng đầu, Cao Bằng “đội sổ” bảng xếp hạng PAR Index 2024
10:58'
Hải Phòng đứng đầu, còn Cao Bằng “đội sổ” Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 35%
10:40'
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Chính phủ với địa phương: Người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước
10:31'
Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2024 vừa được công bố cho thấy người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, thị trường
10:26'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương sáng 6/4, Thủ tướng nhấn mạnh bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường.