Đề xuất hơn 10.000 tỷ làm cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài
Ông Lê Thắng, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, Ban Quản lý dự án 2 vừa trình Bộ Giao thông Vận tải thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh) với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 10.456 tỷ đồng.
Theo đó, dự án cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài dài 53,5km. Hướng tuyến của dự án bắt đầu từ đường vành đai 3, Tp. Hồ Chí Minh đi song song với đường sắt Tân Chánh Hiệp - Trảng Bàng.Sau đó, tuyến cắt qua đường vành đai 4, đường Hồ Chí Minh (đoạn Chơn Thành - Đức Hòa), Đường tỉnh 782, Đường tỉnh 787, Quốc lộ 22B, đến khu vực ga đường sắt Gò Dầu (khoảng Km 40+000) rẽ phải, cắt qua Quốc lộ 22B gần khu vực Km 4+00, rồi tiếp tục rẽ phải, vượt sông Vàm Cỏ đi về phía Quốc lộ 22, giao với Quốc lộ 22 tại Km 52+850, kết nối với cửa khẩu Mộc Bài.
Theo đề xuất của Ban Quản lý dự án 2, cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư thành hai phân đoạn: Tp. Hồ Chí Minh - Trảng Bàng (dài 33km) và Trảng Bàng - Mộc Bài (dài 20,5km).Trong đó, đoạn TP HCM - Trảng Bàng có lưu lượng giao thông lớn hơn được đầu tư xây dựng với quy mô đường cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, nền đường rộng 27m, tốc độ thiết kế 120km/h.
Còn lại, đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài được đề xuất đầu tư với mô hình đường cao tốc hạn chế 4 làn xe, nền đường rộng 17m, tốc độ thiết kế 80km/h.
Dự kiến lộ trình thực hiện dự án: 2018 - 2019: Lập, thẩm định phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.Từ năm 2019 - 2020: Lập, thẩm định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Năm 2021, lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng; năm 2021 – 2022 sẽ thiết kế kỹ thuật, giải phóng mặt bằng. Năm 2022, lựa chọn nhà thầu và năm 2022 – 2025, thi công và hoàn thành công trình.
Ông Lê Thắng, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 2 cho hay, công tác giải phóng mặt bằng của dự án sẽ được thực hiện toàn bộ trong giai đoạn 1 với quy mô quy hoạch (6 - 8 làn xe) để thuận tiện cho công tác quản lý đất đai của địa phương và phục vụ cho việc mở rộng sau này.Cụ thể, đoạn Tp. Hồ Chí Minh- Trảng Bàng sẽ giải phóng mặt bằng theo quy mô 8 làn xe và đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài giải phóng theo quy mô 6 làn xe, với tổng diện tích đất chiếm dụng để xây dựng dự án khoảng 342 ha.
Theo tính toán sơ bộ, dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn I khoảng 10.456 tỷ đồng, trong đó, hai khoản lớn nhất là chi phí xây lắp, thiết bị (5.745 tỷ đồng) và giải phóng mặt bằng, tái định cư (2.004 tỷ đồng). Do tổng mức đầu tư dự án đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài rất lớn, nên để đảm bảo tính khả thi về tài chính, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của tư vấn Hàn Quốc, Ban Quản lý dự án 2 đề xuất áp dụng hình thức đầu tư hỗn hợp gồm PPP (hợp tác công tư), vốn ODA và ngân sách Nhà nước. Cụ thể, phần vốn tham gia của nhà đầu tư PPP là 5.413 tỷ đồng; phần vốn góp của Nhà nước là 5.043 tỷ đồng gồm: Vốn ngân sách trong nước phục vụ giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án (2.177 tỷ đồng) và vốn vay ODA phục vụ xây lắp và tư vấn là 2.866 tỷ đồng. “Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, vốn ngân sách bố trí cho dự án chưa thể thực hiện được nên việc kêu gọi các nguồn vốn hợp pháp khác tham gia đầu tư theo hình thức PPP là cần thiết nhằm đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế, các khu công nghiệp và du lịch khác trong quy hoạch”, Tờ trình của Ban Quản lý dự án 2 nêu rõ. Đánh giá về tính cấp thiết phải đầu tư dự án này, ông Lê Thắng, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 2 phân tích, hiện Quốc lộ 22 là tuyến giao thông duy nhất kết nối giữa Tp. Hồ Chí Minh với cửa khẩu Mộc Bài, cửa ngõ quốc tế của các quốc gia ASEAN.Tuyến đường đang duy trì tốc độ tăng trưởng về lưu lượng hành khách và hàng hóa lần lượt khoảng 7,7% và 8,6%/năm. Theo nghiên cứu của tư vấn DEEP của KOICA (Hàn Quốc) và TEDI South, tuyến Quốc lộ 22 đoạn Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài sẽ mãn tải và ùn tắc giao thông trong vài năm tới, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế khu vực đến kinh tế trong khu vực và hai địa phương Tp. Hồ Chí Minh, Tây Ninh.
“Đã đến lúc phải xây dựng một tuyến đường mới có năng lực cao kết nối từ Tp. Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Mộc Bài để san sẻ lưu lượng giao thông với Quốc lộ 22 hiện hữu và rút ngắn thời gian đi lại giữa các khu vực này”, ông Lê Thắng cho hay. Để triển khai dự án, Ban Quản lý dự án 2 kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài.Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải bố trí vốn và giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án vào năm 2019 để có thể thực hiện ngay khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Ngoài ra, Ban Quản lý dự án 2 đề xuất Bộ Giao thông Vận tải đưa dự án cao tốc Tp. Hồ Chí Minh- Mộc Bài (giai đoạn 1) vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 và cho phép Ban Quản lý dự án 2 làm việc chính thức với các nhà tài trợ vốn về việc vay ODA để làm vốn góp cho dự án./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cần hỗ trợ 932 tỷ để giải phóng mặt bằng
10:31' - 04/11/2018
Đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có chiều dài 23,6 km, điểm đầu tại nút giao với Quốc lộ 80 (thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), điểm cuối tại nút giao Chà Và với Quốc lộ 1 (tỉnh Vĩnh Long).
-
Kinh tế Việt Nam
Cao tốc Nội Bài – Lào Cai thông tuyến trở lại
14:43' - 03/11/2018
Công tác gia cố taluy và sửa mặt đường tạm tại khu vực cầu Ngòi Thủ - Km136+108 trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý trách nhiệm vì sai sót tài chính tại cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
19:40' - 31/10/2018
Tối 31/10, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã chính thức phản hồi về nội dung báo cáo kiểm toán Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi của Kiểm toán Nhà nước.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao năng lực để thích ứng trước xu thế việc làm mới
10:32' - 16/02/2025
Năm 2025, trước áp lực điều chỉnh chiến lược kinh doanh linh hoạt, doanh nghiệp có xu hướng tập trung tuyển dụng các vị trí đặc thù, bao gồm thay thế và cả tuyển mới.
-
DN cần biết
Cẩn trọng hành vi thỏa thuận ấn định giá trong du lịch
16:17' - 15/02/2025
Doanh nghiệp Việt cần cẩn trọng khi tham gia các hiệp hội ngành nghề tại Malaysia. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của thỏa thuận ấn định giá hoặc các hành vi hạn chế cạnh tranh, cần từ chối.
-
DN cần biết
Cơ hội đầu tư kinh doanh tại Lào cho các doanh nghiệp Việt Nam
21:51' - 14/02/2025
Lào là nước thu hút đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam tiếp tục giữ vững là một trong những nước dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại Lào.
-
DN cần biết
200 doanh nghiệp quốc tế sẽ tham dự Triển lãm Agritechnica Asia Việt Nam 2025
17:51' - 14/02/2025
Agritechnica Asia là hội chợ thương mại nông nghiệp hàng đầu thế giới do DLG tổ chức, dựa trên di sản của Agritechnica tại Hannover (Đức) - nơi đã giới thiệu công nghệ nông nghiệp từ năm 1985.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34
15:17' - 14/02/2025
“Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” là chủ đề chính của Vietnam Expo 2025 với kỳ vọng mang đến làn gió công nghệ mới thổi vào xúc tiến thương mại có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Bà Rịa-Vũng Tàu còn 45 dự án chậm triển khai
11:30' - 14/02/2025
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đến nay trên địa bàn tỉnh còn 45 dự án chậm triển khai.
-
DN cần biết
Khởi động nghiên cứu khu công nghiệp sinh thái tại Bình Dương
11:03' - 14/02/2025
Nghiên cứu khả thi lần này khẳng định tiềm năng phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái (EIP) tại Bình Dương. Dự án tiếp tục nhận được sự đồng hành và hỗ trợ chuyên môn từ Ngân hàng Thế giới.
-
DN cần biết
Hậu Giang dự kiến nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61C vào cuối năm 2026
08:44' - 14/02/2025
Chiều 13/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang làm việc với đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam về Dự án nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ – Hậu Giang (Quốc lộ 61C).
-
DN cần biết
Anh khuyến khích phát triển trang trại điện gió ngoài khơi
15:54' - 13/02/2025
Ngày 12/2, Chính phủ Anh đã công bố chương trình khuyến khích phát triển các dự án điện gió ngoài khơi nhằm hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là khử carbon trong hệ thống năng lượng vào năm 2030.