Để xuất khẩu gạo có thêm con đường mở
Xuất khẩu gạo trong 9 tháng năm 2017 đạt nhiều khả quan, ước tính đến cuối tháng 9/2017 xuất khẩu tăng 19,6% về lượng, đạt hơn 4,5 triệu tấn, kim ngạch 2 tỷ USD, tăng 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Trung Quốc.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngành gạo cho rằng, không nên phụ thuộc vào một thị trường để tránh rủi ro khi thị trường này biến động.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu 9 tháng qua, hầu như thị trường châu Á giữ thế mạnh; trong đó, tiêu thụ nhiều nhất vẫn là Trung Quốc, chiếm 38% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, với hơn 1,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 700 triệu USD. Tiếp đến là các thị trường Philippines với hơn 400.000 tấn, Malaysia với hơn 360.000 tấn.
Thời điểm thị trường châu Á tăng mạnh tiêu thụ gạo từ tháng 6/2017 cho đến nay đã đẩy giá xuất khẩu bình quân lên hơn 400 USD/tấn.
Điều này giúp cho giá gạo nguyên liệu trong nước tăng lên, nông dân tăng lợi nhuận.
Giải thích cho việc tăng lượng gạo tiêu thụ tại thị trường châu Á, nhiều doanh nghiệp cho rằng, trong 2 năm qua, Trung Quốc đang cố gắng bảo hộ thị trường gạo nội địa nên đã có động thái chuyển việc nhập khẩu gạo tiểu ngạch sang chính ngạch, kèm theo các tiêu chuẩn nhập khẩu gạo, làm cho các đơn vị nhập khẩu gạo theo đường tiểu ngạch giảm dần, chuyển sang nhập khẩu chính ngạch.
Theo ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát (Bến Tre), ngoài thị trường Trung Quốc, các thị trường khác như Philippines, Bangladesh cũng đang có nhu cầu mua thêm gạo nên trong thời gian tới sẽ có thêm những đợt đấu thầu bán gạo mới.Tuy nhiên, những đợt đấu thầu gạo sau này sẽ khác xa so với những năm trước. Đó là chuyển từ đấu thầu hợp đồng Chính phủ (tập trung) với giá sàn cao, mang lại lợi nhuận cho ngành gạo Việt Nam sang đấu thầu thương mại, có nguy cơ giá trúng thầu thấp hơn giá sàn do đối tác đưa ra, ngành gạo Việt Nam sẽ không thu lợi nhuận nhiều. Vì vậy, dù thị trường châu Á tiêu thụ mạnh nhưng phải cẩn trọng trong các hợp đồng đấu thầu sắp tới.
Song song với việc bán gạo ra thị trường châu Á, thị trường châu Phi vẫn là thị trường tiêu thụ ổn định gạo Việt Nam. Bà Đặng Thị Liên, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực, thực phẩm Long An nhấn mạnh, Công ty xuất khẩu sang thị trường châu Á là chủ lực, cụ thể như Malaysia, Singapore, Phillipines, Hong Kong (Trung Quốc)… vì những thị trường này gần, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng gạo của công ty hiện có. Nhưng Công ty TNHH Lương thực thực phẩm Long An cũng có vài hợp đồng đi thị trường châu Phi.Hiện nay, mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung và mặt hàng gạo nói riêng đã được xuất khẩu đi khắp các thị trường trên thế giới.
Tuy nhiên, ngoài những thị trường "khó tính" như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản thì thị trường Trung Quốc được đánh giá là thị trường tiềm năng của Việt Nam.
Mức tiêu thụ nông sản từ Việt Nam của thị trường Trung Quốc hiện đang dẫn đầu trong các danh sách xuất khẩu. Nhưng việc chỉ nhắm vào thì trường này lại được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là rủi ro cao.
Chính vì vậy, đối với thị trường tiềm năng như thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp phải khéo léo trong việc đàm phán hợp đồng thương mại.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải linh động tìm kiếm thị trường khác ngoài Trung Quốc như Bangladesh, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Philippines, song song với xây dựng thương hiệu gạo cho mình.
Bởi vì hiện nay, Trung Quốc cũng đã có chính sách hỗ trợ người dân nâng cao sản xuất gạo trong nước, tránh phụ thuộc lương thực vào nước ngoài, mà gần nhất là nhập khẩu gạo từ Việt Nam.
"Việc sản xuất lúa gạo trong nước cũng phải theo quy hoạch, thông tin nhu cầu thị trường để tránh thừa hàng hóa, phải bán đổ bán tháo, gây bất lợi cho nông dân. Cụ thể như các hợp đồng Chính phủ trước kia như Philippines, Myanmar sẵn sàng bỏ giá cao để mua gạo Việt Nam vì vấn đề an ninh lương thực, nhưng hiện nay các thị trường cũng chủ động hỗ trợ người dân trong nước duy trì sản xuất, không phụ thuộc lương thực của nước ngoài nên đường đi của hạt gạo Việt Nam cũng phải chuyển hướng. Vì vậy, để tồn tại lâu dài thì chính doanh nghiệp phải tự đa dạng thị trường cho mình", ông Lâm Tuấn Anh chia sẻ. Như vậy có thể thấy, sân chơi xuất khẩu gạo trên thị trường quốc tế ngày càng nảy sinh nhiều rủi ro song song với tiềm năng phát triển.Vì vậy, chính các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần phải chủ động trong chiến lược phát triển và điều tiết thì ngành gạo mới có thêm con đường mở.
Tin liên quan
-
Thị trường
VFA nâng mục tiêu xuất khẩu gạo lên 5,6 triệu tấn trong năm 2017
16:26' - 14/09/2017
Trong 8 tháng năm 2017, xuất khẩu gạo của cả nước đạt trên 3,8 triệu tấn, với trị giá FOB là 1,66 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Trung Quốc tiếp tục đứng đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam
11:19' - 26/08/2017
Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 41% thị phần. Malaysia là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai với 7,3% thị phần.
-
Kinh tế Việt Nam
Theo định hướng thị trường ngành lúa gạo còn nhiều việc phải làm
09:34' - 20/08/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược).
-
Hàng hoá
Thị trường lúa gạo Việt Nam sau trúng thầu 175.000 tấn gạo vào Philippines
16:31' - 04/08/2017
Việt Nam vừa mới trúng thầu 175.000 tấn gạo vào Philippines. Điều này được các chuyên gia ngành gạo dự báo sẽ ảnh hưởng tới thị trường lúa gạo trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59' - 06/07/2025
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34' - 06/07/2025
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48' - 06/07/2025
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45' - 06/07/2025
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44' - 06/07/2025
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36' - 06/07/2025
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.