Đề xuất khung pháp lý bảo vệ người dùng tài sản ảo
Nội dung này được nêu ra tại hội thảo "Khung pháp lý tài sản ảo (VA) và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) lần 5: Nhìn từ góc độ bảo vệ người dùng” do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 5/6.
Theo ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, việc xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo cần có sự kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn từ ngành tài chính truyền thống, đặc biệt là các nguyên tắc quản lý rủi ro, với chuyên môn sâu về các công nghệ mới. Trong đó, các nguyên tắc tuân thủ cơ bản như: Xác thực danh tính khách hàng (KYC), thẩm định doanh nghiệp đối tác (KYB), thẩm định đơn vị trung gian (KYI), xác minh giao dịch (KYT)... trong ngành tài chính truyền thống cần được áp dụng đối với lĩnh vực quản lý tài sản ảo nhằm đảm bảo quyền lợi khách hàng, sự bền vững của hệ thống và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.Ông Phan Đức Trung cho biết, việc cộng đồng chung tay xây dựng các bộ tiêu chuẩn đạo đức, tiêu chuẩn cộng đồng, tiêu chuẩn dự án và ứng dụng công nghệ RegTech (công nghệ hỗ trợ tuân thủ quy định) truy vết on-chain (trên chuỗi) có thể góp phần giảm thiểu tối đa tình trạng gian lận, lừa đảo liên quan đến tài sản ảo. RegTech sử dụng các công nghệ tiên tiến như: trí tuệ nhân tạo, học máy, phân tích dữ liệu lớn và blockchain để tự động hóa và tối ưu hóa quá trình tuân thủ các quy định pháp luật, giúp giảm bớt công việc thủ công, tăng độ chính xác và minh bạch trong báo cáo.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận về các quy định pháp luật từ góc độ bảo vệ người dùng, tìm hiểu một số mô hình quản lý tài sản ảo và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo được đánh giá là tiến bộ trên thế giới. Điểm chung của các khung pháp lý này đều nhấn mạnh việc bảo vệ người dùng thông qua cấp phép cho nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố (AML/CFT), đảm bảo tính minh bạch, quyền riêng tư, lưu ký tài sản của khách hàng và các tiêu chuẩn hoạt động nghiêm ngặt.Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho rằng, tài sản ảo và các hoạt động xung quanh đó là một thực tế xã hội đã và đang tồn tại quy mô lớn ở Việt Nam và trên toàn cầu. Tài sản ảo cũng có thể được coi là một trong nhiều sự đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình phát triển của xã hội. Các ý tưởng sáng tạo thường đi trước sự phát triển của khung pháp lý và luôn mang đến những tác động tích cực và tiêu cực đối với xã hội.
“Việc hình thành khung pháp lý là cần thiết và nên được làm sớm để bảo vệ người dùng chân chính, tận dụng tối ưu các lợi thế của công nghệ mới cho sự phát triển của xã hội; đồng thời hạn chế những tác động trái chiều” - ông Đỗ Ngọc Quỳnh kiến nghị.- Từ khóa :
- tài sản ảo
- blockchain
- khung pháp lý tài sản ảo
Tin liên quan
-
Công nghệ
Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý về quản lý tài sản ảo
15:53' - 24/04/2024
Không có khung pháp lý đối với tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo đang là thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài sản ảo tại Hàn Quốc tăng trưởng đáng kể
12:00' - 17/10/2023
Thị trường tài sản ảo Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2023 đã chứng kiến sự gia tăng về vốn hóa thị trường.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Lợi nhuận dịch vụ tài sản ảo gia tăng
15:04' - 10/10/2023
Thị trường tài sản ảo Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2023 đã chứng kiến sự gia tăng về vốn hóa thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Công bố cáo bạch “Đề xuất thí điểm token hóa ETF” tại Việt Nam
21:03' - 18/07/2025
Việc token hóa tài sản là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu một tài sản vật chất hoặc kỹ thuật số thành token kỹ thuật số trên blockchain.
-
Tài chính
Việt Nam đẩy mạnh cải cách thị trường chứng khoán, hướng tới nâng hạng quốc tế
18:27' - 17/07/2025
Tại buổi làm việc với FTSE Russell, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định Việt Nam quyết tâm cải cách thị trường chứng khoán, hướng tới mục tiêu nâng hạng và hội nhập quốc tế.
-
Tài chính
“Siêu” ngân sách 2.000 tỷ euro của EU vấp phải phản ứng trái chiều
12:13' - 17/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) vừa đề xuất một kế hoạch ngân sách dài hạn trị giá 2.000 tỷ euro, tập trung vào việc đối phó với sự cạnh tranh từ nước ngoài.
-
Tài chính
Thu nhập tăng, chi tiêu Hè của người Nhật Bản vọt lên mức kỷ lục
08:30' - 17/07/2025
Người dân Nhật Bản dự kiến chi trung bình hơn 100.000 yen (khoảng 670 USD) cho kỳ nghỉ Hè năm 2025.
-
Tài chính
Mỹ: Dữ liệu lạm phát tháng 6/2025 củng cố khả năng Fed duy trì lập trường thận trọng
15:27' - 16/07/2025
Chỉ số CPI lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) tăng 0,2% so với tháng trước. Mức tăng này thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế, nhưng cao hơn mức tăng 0,1% của tháng 5/2025.
-
Tài chính
Dự án nghìn tỷ đổ về Phú Thọ
16:12' - 15/07/2025
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Phú Thọ đã thu hút được nguồn vốn lớn đầu tư vào tỉnh; trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn.
-
Tài chính
Sacombank đồng loạt miễn phí các giao dịch trong hệ thống
15:50' - 15/07/2025
Sacombank đã chính thức áp dụng chính sách miễn phí hoàn toàn cho tất cả giao dịch trong hệ thống ngân hàng, bao gồm cả giao dịch bằng tiền đồng và ngoại tệ.
-
Tài chính
Không yêu cầu nộp căn cước, giấy phép kinh doanh khi cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền 2 cấp
20:02' - 14/07/2025
Cơ quan thuế không yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp căn cước công dân hay giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế để cập nhật theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Tài chính
Các quỹ đầu tư quốc gia xoay trục chiến lược trong thời kỳ bất định
15:25' - 14/07/2025
Các quỹ đầu tư quốc gia trên thế giới đang chuyển hướng sang quản lý quỹ chủ động và đầu tư vào Trung Quốc, trong khi các ngân hàng trung ương đang đa dạng hóa dự trữ để ứng phó với biến động.