Đề xuất tăng lương cơ sở đối với công chức, viên chức từ 1/5/2016
Trong dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Bộ Nội vụ đề xuất từ ngày 1/5/2016, mức lương cơ sở điều chỉnh từ mức 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng.
Bộ Nội vụ cho biết với mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng được áp dụng hiện nay, cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang còn nhiều khó khăn.
Để cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, trong đó giao Chính phủ “từ ngày 1/5/2016, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng 5%) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng”.
Vì vậy, Bộ Nội vụ đã đề xuất xây dựng Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, trong đó đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1/5/2016 từ mức 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng.
Theo dự thảo, mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng; tính mức hoạt động phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Đối với các đối tượng ở các cơ quan, đơn vị được hưởng hệ số tiền lương tăng thêm hàng tháng theo quy định của cấp có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh giảm hệ số tiền lương tăng thêm hiện hưởng, cụ thể như sau:
Hệ số tiền lương tăng thêm hàng tháng từ ngày 1/5/2016 = Hệ số tiền lương tăng thêm hàng tháng hiện hưởng : 1,0522.
Kinh phí thực hiện
Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết năm 2015 chuyển sang, sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được giao và nguồn thu (nếu có) để cân đối nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2016.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương và các khoản có tính chất lương) theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao năm 2016 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Đồng thời, sử dụng một phần số thu được để lại theo chế độ năm 2016 phải trích để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định. Sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương, không kể thu tiền sử dụng đất (bao gồm 50% tăng thu và thực hiện so với dự toán thu năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ giao và 50% tăng thu dự toán năm 2016 so với dự toán thu năm 2011 do Thủ tướng Chính phủ giao).
Ngoài ra, kinh phí thực hiện mức lương cơ sở cũng được lấy từ nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2015 chưa sử dụng hết chuyển sang.
Dự thảo nêu rõ, sau khi đã thực hiện đúng các quy định trên nhưng vẫn còn thiếu nguồn, ngân sách địa phương chủ động bố trí, sắp xếp trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện tiền lương tăng thêm năm 2016. Ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương nghèo, ngân sách khó khăn.
- Từ khóa :
- lương cơ sở
- mức lương
- bộ nội vụ
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp FDI đồng loạt tăng lương tối thiểu vùng
16:46' - 19/01/2016
Đến thời điểm này, có gần 400 doanh nghiệp FDI ở tỉnh Đồng Nai điều chỉnh lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 122/2015/NĐ-CP của Chính phủ với mức tăng trung bình gần 500.000 đồng/người/tháng.
-
Doanh nghiệp
Trả lương thấp, doanh nghiệp khó tuyển dụng được lao động
10:19' - 07/01/2016
Nhiều ý kiến từ cán bộ quản lý, người lao động cho rằng, doanh nghiệp khó tìm được lao động tại địa phương trong thời điểm này vì chi trả tiền công ở mức thấp.
-
Kinh tế & Xã hội
Cách tính mức lương hưu hằng tháng theo luật BHXH từ 1/1/2016
19:30' - 29/12/2015
Người nghỉ hưu từ ngày 1/1/2016 đến trước ngày 1/1/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu
10:01'
Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global vừa công bố đạt 50,8 điểm trong tháng 11/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng các giá trị từ phát triển du lịch xanh đô thị
08:33'
Phát triển du lịch xanh ở đô thị không chỉ dừng lại ở sản phẩm du lịch, điểm đến xanh, trải nghiệm văn hóa bản địa... mà còn mở rộng thêm nhiều giá trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nhanh chóng làm chủ công nghệ, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo
07:50'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đến năm 2026, Petrovietnam nhận chuyển giao công nghệ sản xuất turbine điện gió, cánh quạt gió… từ đó làm chủ toàn bộ công nghệ phát triển điện gió ngoài khơi
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
20:34' - 01/12/2024
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Gác nhịp dầm đầu tiên cầu Đại Ngãi 2 nối đôi bờ sông Hậu
19:15' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư dự án cầu Đại Ngãi đã lắp (gác) nhịp dầm đầu tiên tại công trình cầu Đại Ngãi 2 trong dự án cầu Đại Ngãi nối 2 bờ sông Hậu giữa Sóc Trăng với Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28' - 01/12/2024
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38' - 01/12/2024
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47' - 01/12/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17' - 01/12/2024
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.