Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024
Theo đó, Bộ đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng từ ngày 01/07/2022, trong đó: (i) Mức lương tối thiểu tháng điều chỉnh tăng bình quân 6% so với năm 2020, với các mức: vùng I là 4.680.000 đồng, vùng II là 4.160.000 đồng, vùng III là 3.640.000 đồng, vùng IV là 3.250.000 đồng; (ii) Mức lương tối thiểu giờ lần đầu tiên được ban hành, với các mức: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.
Tuy nhiên, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đến nay, có một số vấn đề đặt ra cần phải xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP.
Cụ thể, các yếu tố về kinh tế - xã hội, thị trường lao động, khả năng của doanh nghiệp năm 2023 có sự thay đổi theo hướng tích cực hơn so với năm 2022: Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 5,05%; thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi; sản suất kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tốt hơn; tiền lương, thu nhập của người lao động tiếp tục ổn định và tăng lên, quý sau cao hơn quý trước.
Giá trị thực tế của mức lương tối thiểu tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP bị suy giảm dần theo thời gian do chỉ số giá tiêu dùng tăng (CPI). Với dự kiến CPI năm 2024 tăng 4% - 4,5% thì mức lương tối thiểu nêu trên sẽ không còn đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ vào nửa cuối năm 2024 (thấp hơn khoảng 4%).
Mức lương tối thiểu hiện được xác lập theo vùng và gắn với địa giới hành chính cấp huyện, tuy nhiên đến nay một số địa bàn áp dụng lương tối thiểu đã không còn phù hợp do có sự thay đổi về địa giới hành chính (đổi tên, thành lập mới, nhập, giải thể) sau khi thực hiện sắp xếp lại theo các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hoặc có sự thay đổi về điều kiện cơ sở hạ tầng, thị trường lao động, chính sách thu hút đầu tư…, và cần phải rà soát, cập nhật.
Ngày 12/01/2024, Hội đồng tiền lương quốc gia đã có báo cáo số 02/BC-HĐTLQG gửi Chính phủ khuyến nghị điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6%, áp dụng từ 01/7/2024.
Từ ngày 01/7/2024, chính sách tiền lương sẽ được triển khai cải cách tổng thể theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, tiền lương khu vực công sẽ tăng, theo đó, cần có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp để bảo đảm tương quan chung.
Từ thực tế trên, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, việc xây dựng Nghị định quy định mức lương tối thiểu để áp dụng cho năm 2024 là rất cần thiết, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động, tăng tiền lương của người lao động phù hợp với năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật Lao động 2019; cập nhật, điều chỉnh phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu cho phù hợp tình hình thực tế.
Điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6%
Tại dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 01/7/2024.
Trong đó, về mức lương tối thiểu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: vùng I là 4.960.000 đồng/tháng, vùng II là 4.410.000 đồng/tháng, vùng III là 3.860.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.450.000 đồng/tháng.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức lương tối thiểu nêu trên tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng (tương ứng tỷ lệ bình quân 6%) so với mức lương tối thiểu hiện hành. Mức điều chỉnh lương tối thiểu nêu trên cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2024 để cải thiện cho người lao động; dự kiến cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025 (tính trước một phần CPI của năm 2025 vào mức sống tối thiểu để người lao động được hưởng ngay từ giữa năm 2024).
Mức điều chỉnh này có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 100% thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất và khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh theo mức này.
Mức lương tối thiểu giờ
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: vùng I là 23.800 đồng/giờ, vùng II là 21.200 đồng/giờ, vùng III là 18.600 đồng/giờ, vùng IV là 16.600 đồng/giờ.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mức lương tối thiểu giờ tiếp tục được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động. Đây là phương pháp được các chuyên gia ILO đã khuyến nghị Việt Nam lựa chọn và đã sử dụng khi tính mức lương tối thiểu giờ năm 2022. 100% thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất và khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh theo mức này.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Từ 1/7, chế độ tiền lương của Giáo viên sẽ thay đổi như thế nào?
15:34' - 07/03/2024
Mức lương giáo viên dự kiến sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương từ 1/7/2024.
-
Kinh tế và pháp luật
Những ngày nghỉ lễ nào, người lao động được giữ nguyên lương?
14:30' - 04/03/2024
Người lao động được nghỉ làm việc vào những dịp lễ Tết trong năm có được hưởng nguyên lương hay không?
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
"Gã khổng lồ" dược phẩm gặp rắc rối tại châu Âu
07:00' - 22/11/2024
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn thông cáo từ EC cho biết, Teva đã "phát tán thông tin sai lệch một cách có hệ thống" về các sản phẩm cạnh tranh nhằm cản trở sự xuất hiện của chúng trên thị trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội bị truy tố
20:55' - 21/11/2024
Ngày 21/11, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil).
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật nhiều cán bộ Sở Nội vụ Gia Lai
10:57' - 21/11/2024
Tỉnh ủy Gia Lai ban hành quyết định kỷ luật ông Nguyễn Đình Tiến (Giám đốc Sở Nội vụ) bằng hình thức khiển trách.
-
Kinh tế và pháp luật
18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos vì gian lận tài chính
09:53' - 21/11/2024
Ngày 20/11, tòa án New York, Mỹ đã kết án 18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos, Bill Hwang vì gian lận tài chính liên quan đến vụ sụp đổ quỹ này vào năm 2021, gây thiệt hại hàng tỷ USD.
-
Kinh tế và pháp luật
Dự án trường học có cần giấy phép môi trường?
07:00' - 21/11/2024
Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường phải bảo đảm đáp ứng đồng thời quy định tại Khoản 8 Điều 3 và Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh được xác định là chủ mưu
21:12' - 20/11/2024
Trong vụ án này, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) được xác định có vai trò cầm đầu, chủ mưu.
-
Kinh tế và pháp luật
Công chức lãnh đạo, quản lý bị xem xét miễn nhiệm khi nào?
07:00' - 20/11/2024
Ông Đ.V.P làm Phó Trưởng phòng tại cơ quan cấp sở. Tháng 4/2021, cơ quan thực hiện sắp xếp lại tổ chức theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, từ 5 phòng xuống còn 4 phòng.
-
Kinh tế và pháp luật
Điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề y
07:00' - 19/11/2024
Theo quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 135 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: Thu giữ số tài sản khoảng 4.900 tỷ đồng từ các bị cáo
21:14' - 18/11/2024
Theo Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tổng số tiền đang tạm giữ trong tài khoản của cơ quan này là hơn 4.250 tỷ đồng và 27 triệu USD (tương đương 685 tỷ đồng).