Đề xuất xây loạt thủy điện - Bài cuối: Thẩm định cẩn trọng
Để xây dựng cùng một lúc 3 nhà máy thủy điện cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng hàng trăm ha đất rừng ở vùng thượng nguồn. Dự kiến trên hệ thống sông Kỳ Lộ có các thủy điện: Khe Cách, La Hiêng 2, Sơn Hòa 1, Sơn Hòa 2.
Do vậy, để đảm bảo hài hòa nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực phải đánh giá tổng thể về khả năng khai thác, việc chồng lấn, nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực sông... Những vấn đề này đang được các cơ quan chuyên môn của tỉnh Phú Yên thẩm định rất cẩn trọng để tránh tác động đến môi trường và vùng hạ du.Đối với dự án nhà máy thủy điện Sơn Hòa 1 và Sơn Hòa 2, hồ sơ còn chưa thể hiện rõ phân loại đất trồng lúa và không có giấy tờ, văn bản chứng minh hiện trạng diện tích đất lúa hơn 1,1 ha.
Trong quá trình thẩm định dự án, ông Huỳnh Xuân Quang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên đề nghị, nhà đầu tư phải bổ sung diện tích, vị trí, tọa độ của từng khu vực như: lòng hồ; đập chính; khu phụ trợ; mô tả chi tiết việc xây dựng đường ống dẫn nước thì mới biết có ảnh hưởng đến diện tích rừng và chức năng quy hoạch của rừng. Trước khi triển khai dự án, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng và trồng rừng thay thế đối với diện tích rừng trồng thuộc quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh (theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ). *Không để “tổn thương” hạ lưu Theo phân tích của cơ quan chuyên môn, hồ sơ báo cáo đề xuất các dự án nhà máy thủy điện Khe Cách, Sơn Hòa 1 và Sơn Hòa 2 được lập trên cơ sở nhiều quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn đã hết hiệu lực. Cụ thể như như: Luật Tài nguyên nước năm 2012 (được thay thế bởi Luật Tài nguyên nước năm 2023). Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng (được thay thế bởi Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước). Các tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan: Quy phạm QP.TL C-6-77 Tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế (được thay thế bởi TCVN 13615:2022); TCVN 9137:2012 Công trình thủy lợi - Đập bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu thiết kế (được thay thế bởi TCVN 9137:2023); TCVN 4253:2012 Công trình thủy lợi - Nền các công trình thủy công - Yêu cầu thiết kế (được thay thế bởi TCVN 4253:2022);... Các thông số thiết kế công trình như dung tích hồ, mực nước chết, mực nước dâng bình thường, mực nước lũ, cao trình đỉnh đập… mới chỉ xác định sơ bộ. Về dòng chảy tối thiểu trả về hạ lưu theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu đập, hồ chứa có giá trị trong phạm vi từ lưu lượng tháng nhỏ nhất đến lưu lượng trung bình của 3 tháng nhỏ nhất (m3/s)”. Các dự án nhà máy thủy điện đang được đề xuất xây dựng đều kiến nghị lựa chọn bằng dòng chảy trung bình tháng nhỏ nhất (Q=0,23 m3/s) là bất lợi cho các đối tượng sử dụng nước khu vực hạ lưu. Ông Lữ Ngọc Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên nhận định: Nhà đầu tư phải căn cứ các quy định để phân tích, so sánh các phương án để lựa chọn tuyến công trình, mực nước dâng bình thường, mực nước chết, công suất lắp máy Nlm, số tổ máy, kết cấu đập dâng, quy mô và kết cấu đập tràn, giải pháp tiêu năng, phương án đấu nối nhà máy thủy điện với hệ thống điện, đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường - xã hội.Cùng đó, nhà đầu tư phải tính toán an toàn ổn định, độ bền, chống thấm, chế độ thủy lực... của các hạng mục công trình chính như: đập dâng, đập tràn, cửa lấy nước, kênh dẫn nước, đường ống áp lực, kênh xả... trong mọi điều kiện làm việc. Các dự án thủy điện cần đánh giá các hiệu ích kết hợp khác của dự án như cắt giảm lũ, tạo nguồn cấp nước cho hạ du; phát triển du lịch, giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản...
Đối với lĩnh vực xây dựng, theo hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, các dự án thủy điện Khe Cách, Sơn Hòa 1 và Sơn Hòa 2 có công suất từ 10 MW (10.000 KW) đến 14MW (14.000 KW). Tại Quyết định số 510/QĐ-BXD ngày 19/5/2023 của Bộ Xây dựng, chưa quy định suất vốn đầu tư đối với Nhà máy thủy điện có công suất dưới 60.000 KW. Theo ông Trần Xuân Túc, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên, việc đầu tư xây dựng Nhà máy thủy điện trên suối Khe Cách (một nhánh của sông Kỳ Lộ) cùng với dự án 2 dự án: Nhà máy thủy điện Sơn Hòa 1 và Sơn Hòa 2 có khả năng ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên, dòng chảy, nguồn nước và đời sống của người dân (nguồn cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông lâm nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, lũ lụt, sạt lở, xói mòn,…). Chính vì thế, các cơ quan chuyên môn phải được nghiên cứu, đánh giá thật kỹ lưỡng để làm cơ sở xem xét; đảm bảo hiệu quả, khả thi và hạn chế thấp nhất các ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và đời sống của người dân. Sau khi xem xét nội dung văn bản số 5405/UBND-ĐTXD ngày 30/8/2024 của UBND tỉnh Phú Yên xin ý kiến đánh giá về sự phù hợp quy hoạch đối với các dự án thuỷ điện Khe Cách, Sơn Hoà 1 và Sơn Hoà 2, Bộ Công Thương cũng đã có ý kiến trao đổi. Tại văn bản số 6856/BCT-ĐL ngày 09/09/2024 của Bộ Công thương có ghi: “Căn cứ Kế hoạch, Quy hoạch tỉnh Phú Yên và các văn bản pháp lý có liên quan, UBND tỉnh Phú Yên có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các dự án đúng quy mô công suất, tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đảm bảo không ảnh hưởng, chồng lấn đến quy hoạch các dự án thuỷ điện liền kề phía thượng, hạ lưu và các công trình hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi trong khu vực; hướng dẫn nhà đầu tư các dự án thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, đấu thầu, xây dựng, lâm nghiệp, môi trường, tài nguyên nước,... UBND tỉnh Phú Yên chịu trách nhiệm đối với các nội dung đề xuất; xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án theo thẩm quyền, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.- Từ khóa :
- thủy điện
- phú yên
- nhà máy thủy điện
- vùng hạ du
- môi trường
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủy điện lớn nhất miền Nam tăng xả lũ
11:29' - 24/09/2024
Sáng 24/9, Công ty Thủy điện Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cho biết, từ 24/9, Thủy điện sẽ tăng lượng xả lũ lên 1.300m3/s.
-
Kinh tế Việt Nam
Đóng 1 cửa xả đáy còn lại hồ thủy điện Hòa Bình vào 12h
08:07' - 24/09/2024
Ngày 24/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện số 7158/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng 1 cửa xả đáy còn lại hồ thủy điện Hòa Bình vào hồi 12h ngày 24/9/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình
06:44' - 23/09/2024
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình vào 7h ngày 23/9.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered
21:54' - 02/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
21:51' - 02/04/2025
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Belarus: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại
20:55' - 02/04/2025
Trong năm 2025, Việt Nam - Belarus sẽ tiếp tục phát triển FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng kinh tế quý I đạt 7,51%
20:47' - 02/04/2025
Chiều 2/4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quý I và triển khai nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Gỡ khó cho các dự án của Quảng Ninh cũng là cho cả nước
20:29' - 02/04/2025
Các dự án này gặp nhiều khó khăn vướng mắc về thủ tục cấp phép đầu tư, nguồn nguyên liệu san lấp, quy hoạch chung của các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân
18:52' - 02/04/2025
Thủ tướng nhấn mạnh, để kinh tế tư nhân phát triển phải đảm bảo quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền tiếp cận bình đẳng với tài nguyên thiên nhiên, tài sản của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm thuế nhập khẩu ethanol: Cần các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất
18:50' - 02/04/2025
Thị trường xăng sinh học tại Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động nhiều mặt khi giảm thuế nhập khẩu ethanol nên rất cần có các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Cuba: Hướng tới hợp tác kinh tế toàn diện, hiệu quả và bền vững
18:38' - 02/04/2025
Hiện Việt Nam là đối tác thương mại châu Á lớn thứ 2 của Cuba với kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt khoảng 134,7 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng hợp tác với thành phố Pyeongtaek (Hàn Quốc) về công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao
18:27' - 02/04/2025
Tại buổi làm việc, hai bên đã ký kết thỏa thuận nhằm xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai thành phố.