Dịch COVID-19 buộc doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm này chỉ mất khoảng 2 giây – tương đương thời gian kiểm tra của một nhân viên có trình độ chuyên môn cao và có khả năng kiểm tra khoảng 1.000 chiếc/ca.
Thực tế cho thấy đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang buộc các nhà sản xuất “chuyển mình” để ứng dụng công nghệ vào cả những khâu sản xuất đòi hỏi kỹ thuật cao.
Trên thế giới, nhiều nhà sản xuất lâu nay đã ứng dụng robot vào hoạt động sản xuất, chế tạo trong khi việc phát hiện những lỗi kỹ thuật chủ yếu vẫn do con người thực hiện.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất đã buộc phải xem xét lại quy trình truyền thống này sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được triển khai nhằm ngăn dịch bệnh COVID-19 lây lan. Chính điều này đã thúc đẩy việc ứng dụng các robot cũng như nhiều công nghệ khác vào quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Tại Nhật Bản, nhu cầu sử dụng robot trong lĩnh vực này giờ đây trở nên cấp thiết khi hàng thập kỷ qua, hãng sản xuất ô tô Toyota cũng như nhiều doanh nghiệp chế tạo áp dụng phương pháp “genchi genbutsu” (Đến tận nơi, xem tận mắt) – một trong những nguyên tắc cốt lõi trong Hệ thống sản xuất Toyota.
Quy trình này đòi hỏi các nhân viên liên tục giám sát mọi khía cạnh của dây chuyền sản xuất nhằm phát hiện những điều bất thường và việc kiểm tra chất lượng là một trong những nhiệm vụ cuối mà con người đảm nhiệm tại các nhà máy tự động. Tập đoàn Toyota cũng khẳng định luôn tìm cách thức cải tiến quy trình sản xuất, bao gồm cả quy trình tự động hóa ở những khâu phù hợp.
Hãng sản xuất máy in Ricoh (Nhật Bản) cho biết các robot vốn đã đảm nhận phần lớn quy trình sản xuất trống và hộp mực tại một trong những nhà máy của hãng, nhưng kể từ tháng 4, các kỹ thuật viên có thể ngồi ở nhà mà vẫn giám sát được các thiết bị đang hoạt động tại nhà máy. Công ty có kế hoạch đến tháng 3/2023 sẽ tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất tại nhà máy.
Tại Israel, doanh nhân Ran Poliakine đã ứng dụng các công nghệ quang học và trí tuệ nhân tạo (AI) mà ông từng dùng trong chẩn đoán y khoa vào dây chuyền sản xuất. Ý tưởng của ông là “đào tạo” máy móc phát hiện sản phẩm chất lượng tốt, chứ không phải chất lượng kém.
Sau thành tựu phát triển này, công ty khởi nghiệp SixAI của ông Poliakine và công ty Musashi Seimitsu (Nhật Bản) đã thành lập một liên doanh phát triển và cho thuê các robot kiểm tra chất lượng.
Đây là công ty đầu tiên được thành lập trong lĩnh vực này. Theo ông Poliakine, nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này của các hãng sản xuất ô tô, hãng cung cấp phụ tùng và nhiều doanh nghiệp khác tại Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ và châu Âu đã tăng gấp 4 lần kể từ tháng 3 khi dịch bệnh COVID-19 lây lan ra toàn cầu.
Từ trước năm 2020, nhà chế tạo phụ tùng ô tô Marelli (Italy), trước đây có tên là Calsonic Kansei, cũng đã bắt đầu sử dụng robot trang bị công nghệ AI để kiểm tra chất lượng tại một nhà máy ở Nhật Bản. Tháng 7 vừa qua, đại diện Marelli cho biết công ty muốn AI đóng vai trò lớn hơn trong quy trình kiểm tra chất lượng vào những năm tới.
Dù vẫn cần đến trực tiếp nhà máy để đánh giá và khắc phục những vấn đề phát sinh, nhưng con người giờ đây có thể xác định cũng như xác nhận lỗi sản phẩm khi làm việc tại nhà. Giới chuyên gia cho rằng AI có vai trò bổ sung và hỗ trợ, chứ không phải đe dọa đến hệ thống “genchi genbutsu”.
Các nhà sản xuất hy vọng trong thời gian tới, AI được nâng cấp để hiểu được lỗi kỹ thuật xảy ra như thế nào và vì sao, từ đó giúp con người liên tục cải tiến sản xuất - đây cũng chính là một mục tiêu của phương pháp "genchi genbutsu"./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Nhật Bản giới thiệu robot khử trùng tự động tại ga mới ở Toyko
18:39' - 27/07/2020
Robot làm sạch này sẽ thực hiện công việc phun thuốc khử trùng vệ sinh các tay vịn, ghế dài và các vật dụng khác tại ga Takanawa Gateway.
-
Công nghệ
Bảo vệ tổ ong bằng robot và công nghệ AI
14:47' - 21/07/2020
Một công ty Israel đã phát triển tổ ong kết hợp với hệ thống robot và phần mềm dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), qua đó giúp duy trì sự sinh tồn của ong, tăng sản lượng mật ong.
-
Công nghệ
Đầu bếp robot "lên ngôi" trong mùa dịch COVID-19
07:30' - 15/07/2020
Từ mùa Thu tới, chuỗi cửa hàng bán bánh hamburger White Castle (Mỹ) sẽ thử nghiệm robot có thể làm khoai tây chiên và các món ăn khác.
-
Công nghệ
Ứng dụng nữ robot văn thư tại Nga
17:40' - 14/07/2020
Một robot hình người được thiết kế để có thể thực hiện mọi công việc của một nữ nhân viên văn thư đã xuất hiện tại một phòng tiếp dân của chính quyền tại thành phố Perm của Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Tìm kiếm giải pháp công nghệ phát triển đô thị thông minh
07:12'
Ngày nay, thành phố thông minh (smart city) đã trở thành chiến lược phát triển đô thị toàn cầu, với trọng tâm là chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tiên tiến.
-
Công nghệ
Nâng cấp Siri, "Táo khuyết" quyết đấu với ChatGPT
20:08' - 26/11/2024
Giới chuyên gia công nghệ kỳ vọng kế hoạch của Apple có thể sẽ trình làng một trợ lý ảo Siri thông minh hơn, mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
-
Công nghệ
Huawei ra mắt điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành tự phát triển
17:48' - 26/11/2024
Huawei đang tìm cách cạnh tranh với mẫu điện thoại mới nhất mang tên Mate 70, hoạt động trên hệ điều hành HarmonyOS Next do chính công ty phát triển.
-
Công nghệ
Trung Quốc triển khai kế hoạch ứng dụng toàn diện 5G vào cuối năm 2027
16:34' - 26/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin và 12 cơ quan chức năng khác của Trung Quốc đã ban hành phương án thúc đẩy ứng dụng 5G quy mô lớn.
-
Công nghệ
Google xây dựng hệ thống cáp ngầm lớn nhất thế giới
11:59' - 26/11/2024
Google sẽ hỗ trợ xây dựng hai tuyến cáp ngầm nối các thành phố của Australia với các trung tâm phát triển của thế giới thông qua đảo Giáng Sinh, vùng lãnh thổ ở Ấn Độ Dương của nước này.
-
Công nghệ
Thái Nguyên triển khai 5 mũi đột phá trong chuyển đổi số
08:50' - 26/11/2024
UBND Thái Nguyên vừa ban hành Đề án chuyển đổi số giai đoạn 2024 - 2025 với 5 mũi đột phá tạo lợi thế cạnh tranh mới cho tỉnh.
-
Công nghệ
Intel có khả năng bị cắt giảm trợ cấp
17:56' - 25/11/2024
Chính phủ Mỹ dự kiến giảm khoản trợ cấp theo đạo luật CHIPS và Khoa học trị giá 8,5 tỷ USD cho Intel, sau khi công ty trì hoãn các kế hoạch đầu tư và gặp khó khăn trong kinh doanh.
-
Công nghệ
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
11:04' - 25/11/2024
Thái Nguyên có nhiều tiềm lực để phát triển nhanh và mạnh hơn, đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
-
Công nghệ
Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm chuyển đổi số
07:15' - 25/11/2024
Thời gian qua, chuyển đổi số tại tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả: Các hệ thống thông tin trọng yếu, dùng chung được triển khai đồng bộ, kết nối liên thông 4 cấp.