Dịch COVID-19: Cần phân định rõ các loại hình vận tải để hỗ trợ đúng địa chỉ
Trong lĩnh vực vận tải, sau hàng không, đường sắt thì đường bộ cũng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, do vậy các chính sách hỗ trợ của nhà nước; trong đó có Nghi Quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch được nhiều doanh nghiệp, người lao động đánh giá là rất thiết thực, kịp thời.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, sau khi Chính phủ ban hành nghị quyết, Thủ tướng ban hành quyết định triển khai nghị quyết này, hiệp hội đã có văn bản gửi các hiệp hội thành viên, đề nghị các hiệp hội địa phương hướng dẫn các doanh nghiệp trong hiệp hội triển khai ngay các thủ tục để được hưởng các hỗ trợ từ chính sách này. Đặc biệt là chính sách cho vay vốn hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh.
Ông Nguyễn Văn Quyền cho hay, do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19, hầu hết các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đang gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng và doanh thu vận tải sụt giảm mạnh.
Cụ thể, trong kinh doanh vận tải khách chỉ đạt khoảng 50 - 60% so với trước thời điểm xảy ra dịch bệnh COVID-19, nhiều đơn vị phải cắt giảm phương tiện hoặc phải dừng hoạt động, nhiều đơn vị vận tải phải tính đến việc thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đánh giá về các chính sách hỗ trợ trong Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, ông Nguyễn Văn Quyền cho biết Hiệp hội đã đề nghị các thành viên của các hiệp hội vận tải ô tô địa phương tập hợp ý kiến của các doanh nghiệp về các chính sách này. Đề nghị các thành viên phản ánh những vướng mắc nếu có về Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam để hiệp hội kịp thời có ý kiến với các cơ quan chức năng để giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và người lao động.
Ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội thông tin, các nội dung về hỗ trợ trong Nghị quyết số 68/NQ-CP đã được hiệp hội tổ chức cuộc họp phổ biến đến các doanh nghiệp thành viên, đặc biệt là các nội dung vay vốn với lãi suất 0 đồng để trả lương thất nghiệp cho người lao động. Riêng nội dung về vay vốn hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh, hiệp hội đã làm việc với các ngân hàng để có hướng dẫn cụ thể các doanh nghiệp thành viên có nhu cầu vay vốn.
Tuy nhiên, ông Bùi Danh Liên băn khoăn, về nội dung hỗ trợ cho hoạt động vận tải, hiệp hội đề nghị cần phân định rõ các loại hình vận tải bởi khi thực hiện giãn cách thì vận tải hành khách bị ảnh hưởng, thậm chí dừng hoạt động. Trong khi đó, hoạt động vận tải hàng hóa không bị ảnh hưởng nhiều. Vì vậy, đề nghị các cơ quan chức năng xem xét để có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đúng đối tượng, hợp lý.
Là một đơn vị kinh doanh vận tải với nòng cốt là xe taxi và xe khách đường dài bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 nên rất trông chờ vào các chính sách hỗ trợ từ nhà nước, ông Hồ Huy, Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh chia sẻ, theo báo cáo của các đơn vị, thì ngay sau khi Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ được ban hành, các đơn vị của tập đoàn đã bám sát và chủ động tiếp cận, đặc biệt là vấn đề cho vay vốn với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, đến thời điểm này sau khi đi làm việc với các ngân hàng, anh em phản ánh là chưa tiếp cận được vốn vì phải chờ hướng dẫn.
Một chủ doanh nghiệp vận tải tại Hải Phòng (xin được giấu tên) chia sẻ, trải qua thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hầu hết doanh nghiệp và người lao động đã quá khó khăn.
Bản thân ngân sách nhà nước cũng đang khó khăn và cộng đồng doanh nghiệp cũng rất chia sẻ. Người xưa đã nói "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Lúc này, doanh nghiệp mong ngóng chính sách hỗ trợ từ Nghị Quyết 68/NQ-CP đến tay sớm ngày nào hay ngày đó. Bản thân doanh nghiệp chúng tôi cũng đang nghiên cứu xem xét để trình hồ sơ vay vốn phục hồi sản xuất kinh doanh.
Theo các chuyên gia kinh tế, so sánh với các gói hỗ trợ trước đây mà doanh nghiệp và người lao động phản ánh là quá nhiều tiêu chí, tiếp cận rất khó, Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 là một trong những thiết kế chính sách đơn giản và thân thiện hơn với người lao động. Điểm nổi bật là giảm 2/3 số thủ tục hành chính, các đối tượng sẽ dễ dàng tiếp cận, thụ hưởng hơn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải nói gì về đề xuất có sân bay thứ hai của Hà Nội?
17:44' - 14/07/2021
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đã giao các đơn vị liên quan đánh giá tổng thể ưu, nhược điểm của các kịch bản quy hoạch sân bay Nội Bài cùng với phương án nghiên cứu vị trí sân bay thứ 2 vùng Thủ đô.
-
Doanh nghiệp
Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng việc lập Hãng hàng không vận tải hàng hoá IPP Air Cargo
11:40' - 14/07/2021
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kiến nghị lập Hãng hàng không vận tải hàng hoá IPP Air Cargo.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải họp khẩn với 19 tỉnh phía Nam về tổ chức vận tải
22:23' - 07/07/2021
Chiều tối 7/7, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp trực tuyến đột xuất giữa Bộ Giao thông Vận tải và UBND 19 tỉnh khu vực phía Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Đường bộ yêu cầu phân luồng giao thông tạm thời trên các quốc lộ
17:42' - 06/07/2021
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản về việc phân luồng tổ chức giao thông tạm thời trên các Quốc lộ qua địa bàn phục vụ việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng dụng chuyển đổi số trong thực hiện cải cách hành chính
21:28'
Một số sở, ngành, địa phương chưa coi cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; chưa chú trọng trả lời kiến nghị của cá nhân, tổ chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới sáng tạo và ứng biến linh hoạt trong kinh doanh
20:45'
Để thành công, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần xác định ý tưởng, kế hoạch kinh doanh, phát triển và thử nghiệm, thâm nhập thị trường và tăng trưởng mạnh mẽ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để hóa giải tình trạng thiếu điện?
19:44'
Nếu không tiết kiệm điện và có những giải pháp cấp bách, khi Thủy điện Hòa Bình về mực nước chết thì chúng ta sẽ mất 1.920 MW nữa. Tình hình lúc ấy sẽ rất khó khăn và căng thẳng hơn rất nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cơ sở về thiết lập mã số vùng trồng
18:41'
Cục Bảo vệ thực vật đã tập huấn, hướng dẫn thiết lập, cấp, quản lý mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch tỉnh Bắc Giang đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp
18:05'
Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh Bắc Giang trực tiếp lắng nghe, nắm bắt tâm tư cũng như nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp, doanh nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai rà soát điều chỉnh quy hoạch tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản
18:02'
Ngày 9/6, UBND tỉnh Đồng Nai làm việc với các đơn vị trong tỉnh để xem xét báo cáo rà soát điều chỉnh quy hoạch phân khu C4 và quy hoạch chung thành phố Biên Hoà (Đồng Nai).
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương công bố các giải pháp ứng dụng thành phố thông minh
18:01'
UBND tỉnh Bình Dương phối hợp Tổng công ty Becamex IDC, Tập đoàn NTT (Nhật Bản) tổ chức lễ công bố Giải pháp ứng dụng thành phố thông minh, khu công nghiệp thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Xe khách bỏ bến 60 ngày liên tục có thể bị thu hồi phù hiệu?
16:50'
Qua quá trình rà soát, kiểm tra, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phát hiện tại các bến trên địa bàn thành phố hiện có tổng số 173 phương tiện không hoạt động trong 60 ngày liên tục.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng các chính sách khuyến khích tạo việc làm xanh
16:02'
Xây dựng các chính sách khuyến khích tạo việc làm xanh được đưa vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, tuy nhiên có rất ít thông tin về việc làm xanh và những kỹ năng trong bối cảnh của Việt Nam