Dịch COVID-19 đẩy kinh tế Nam Phi rơi vào suy thoái tồi tệ nhất trong 75 năm
Đây cũng là mức suy giảm kinh tế tồi tệ nhất của quốc gia phát triển nhất châu Phi này kể từ năm 1946.
Phóng viên TTXVN tại Pretoria dẫn thông báo của Tổng cục Thống kê Nam Phi (StatSA) ngày 9/3 cho biết trong năm 2020, các biện pháp hà khắc nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch COVID-19 như lệnh phong tỏa kéo dài đã khiến hàng loạt lĩnh vực kinh tế truyền thống của nước này chịu thiệt hại nặng nề trong đó bao gồm chế tạo (-1,4%), thương mại (-1,3%), giao thông (-1,3%).
Tuy nhiên, theo StatSA, riêng lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Nam Phi dường như đã thoát khỏi vòng xoáy suy thoái sau khi ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 13,1% trong năm 2020. Bên cạnh đó, chi tiêu ngân sách của chính phủ cùng giai đoạn tăng 0,7%.
Đáng chú ý, riêng quý IV/2020, kinh tế nước này ghi nhận mức tăng trưởng 1,5% sau khi chính phủ nới lỏng các biện pháp giãn cách và hạ cấp độ phong tỏa, qua đó giúp nhiều lĩnh vực kinh tế phục hồi mạnh mẽ như chế tạo (21%), thương mại (9,8%), giao thông (6,7%), xây dựng (11,2%).
Trên quy mô toàn châu lục, Ủy ban Kinh tế về châu Phi của Liên hợp quốc (UNECA) trước đó thông báo châu Phi đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế lần đầu tiên trong 25 năm do tác động của đại dịch COVID-19 và có thể khiến lục địa 1,3 tỷ dân này thiệt hại khoảng 99 tỷ USD.
Theo UNECA, cho đến năm 2030, đại dịch COVID-19 cùng với những tác động của biến đổi khí hậu đến GDP sẽ gây ra mức thiệt hại hàng năm khoảng 3-5% GDP theo kịch bản hoạt động kinh tế diễn ra bình thường./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Giá lương thực và thực phẩm tại Nam Phi biến động mạnh
06:47' - 07/03/2021
Theo báo cáo giám sát mới nhất của Hội đồng Tiếp thị nông nghiệp quốc gia Nam Phi (NAMC), giá gạo bán ra tại Nam Phi tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Nam Phi ghi nhận khoảng 4.000 trường hợp tái mắc bệnh COVID-19
21:43' - 25/02/2021
Chủ tịch Ủy ban Tư vấn liên bộ về vaccine của Nam Phi Barry Schoub cho biết các cơ quan chức năng nước này đã ghi nhận khoảng 4.000 trường hợp tái mắc bệnh COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Nam Phi làm giảm công hiệu của vaccine
18:48' - 18/02/2021
Biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Nam Phi có thể làm giảm 2/3 khả năng bảo vệ kháng thể của vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Canada công bố gói ngân sách hơn 100 tỷ CAD để phục hồi kinh tế
10:05'
Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland ngày 19/4 đã công bố kế hoạch chi tiêu trị giá 101,4 tỷ CAD (80,9 tỷ USD) nhằm giúp kinh tế nước này phục hồi từ đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẽ chi tiêu ở mức cao nếu dịch COVID-19 kéo dài
09:35'
Trong kế hoạch ngân sách năm 2021, Chính phủ Canada dự kiến duy trì chi tiêu ở mức cao để ứng phó với đại dịch COVID-19 và giải quyết bất bình đẳng xã hội, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ kiện dẫn độ CFO Huawei: Bà Mạnh Vãn Châu đề nghị hoãn phiên tranh tụng
08:56'
Luật sư của bà Mạnh Vãn Châu muốn tổ chức phiên tranh tụng vào ngày 3/8 tới, thay vì vào cuối tháng 4 như dự kiến.
-
Kinh tế Thế giới
Vaccine ngừa COVID-19 có phải là cứu cánh cho kế hoạch "bong bóng du lịch"?
06:30'
Thế giới vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về các loại vaccine đã được phê duyệt, tiêm vaccine ngừa COVID-19 không có nghĩa có thể thoải mái đi lại giữa các nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế quý I/2021 của Hàn Quốc sẽ phục hồi như trước đại dịch
18:19' - 19/04/2021
Tăng trưởng kinh tế quý I/2021 của Hàn Quốc dự kiến sẽ phục hồi trở lại như trước đại dịch nhờ xuất khẩu và đầu tư phục hồi nhanh chóng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc có thể tham gia giám sát xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima
16:50' - 19/04/2021
Hàn Quốc có thể tham gia nhóm do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) dẫn đầu giám sát việc Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm nhà đầu tư kêu gọi các ngân hàng đặt ra mục tiêu về khí thải nghiêm ngặt hơn
15:40' - 19/04/2021
Một số ngân hàng cho biết họ đã có kế hoạch tăng cường đầu tư vào năng lượng xanh và các hoạt động khác nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ít carbon.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ có thể xây dựng các nhà máy nhiệt điện mới sử dụng than đá
15:11' - 19/04/2021
Ấn Độ có thể xây dựng các nhà máy điện than mới với lý do chi phí thấp, bất chấp những lời kêu gọi ngày càng tăng từ các nhà môi trường nhằm ngăn chặn sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc nhất trí hợp tác ngăn biến đổi khí hậu
13:52' - 19/04/2021
Trung Quốc là nước phát thải lượng CO2 lớn nhất thế giới, tiếp đến là Mỹ. Hai nước phát thải gần một nửa lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch đang làm Trái Đất ấm lên.