Dịch COVID-19: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lên kịch bản bảo dưỡng tổng thể lần 4
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Công ty BSR đang cân nhắc nhiều kịch bản cho lần bảo dưỡng tổng thể này. Theo nguyên lý thiết kế của nhà máy lọc dầu và yêu cầu của nhà cung cấp bản quyền công nghệ, các nhà máy lọc dầu phải tiến hành dừng để bảo dưỡng tổng thể sau 3 đến 4 năm hoạt động liên tục.
Ngoài ra, theo Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng cho các thiết bị áp lực, sau một thời gian vận hành, các thiết bị này cần được kiểm tra, đảm bảo an toàn sản xuất. Công tác bảo dưỡng tổng thể còn nhằm nâng cao hiệu suất vận hành, đảm bảo Nhà máy hoạt động lâu dài và ổn định trên 100% công suất thiết kế.
Mặc dù việc bảo dưỡng tổng thể lần 4 thường chỉ thực hiện trong thời gian gần 2 tháng nhưng BSR đã phải chuẩn bị các công việc từ hơn 2 năm trước với một khối lượng lớn các đầu việc như: Xây dựng phạm vi công việc với hơn 5.100 đầu mục công việc; bóc tách khối lượng và xây dựng dự toán; xây dựng sơ đồ tổ chức, phương án triển khai thực hiện; tổ chức mua sắm vật tư thiết bị, lựa chọn nhà thầu; triển khai lập kế hoạch và tiến độ chi tiết…
Khối lượng công việc bảo dưỡng tổng thể lớn, tiến hành trong khoảng thời gian ngắn với yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt, nên bất kỳ nhà máy lọc dầu nào trên thế giới cũng đều phải đấu thầu quốc tế với sự tham gia sâu rộng của các nhà thầu bảo dưỡng chuyên nghiệp trên thế giới.
Trong 7 gói thầu chính, có 4 gói thầu có sự tham gia liên danh của các nhà thầu nước ngoài như DONG IL (Hàn Quốc), NEWWIN (Malaysia), HDS (Thái Lan). Những nhà thầu bảo dưỡng này có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện bảo dưỡng tổng thể cho các nhà máy lọc dầu ở khu vực châu Á, với đội ngũ nhân sự chất lượng cao.
Ông Lê Xuân Hiển - chuyên gia phụ trách kế hoạch bảo dưỡng cho biết, bảo dưỡng tổng thể lần 4 này có đến 65% khối lượng công việc do các nhà thầu Việt Nam đảm nhiệm, 35% do các nhà thầu nước ngoài.
Mặc dù khối lượng công việc do nhà thầu nước ngoài đảm nhiệm không nhiều bằng các nhà thầu Việt Nam nhưng đó lại là phần công việc quan trọng. Họ phải thực hiện thay thế, sửa chữa một số hạng mục liên quan đến các phân xưởng chính của Nhà máy như phân xưởng cracking xúc tác tầng sôi (RFCC), phân xưởng chưng cất khí quyển (CDU), phân xưởng chuyển hoá xúc tác (CCR).
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc bảo dưỡng tổng thể lần này là dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát phức tạp trên thế giới, nhiều nước phong toả, cấm xuất cảnh, nhập cảnh khiến việc huy động nhân lực, chuyên gia của các nhà thầu từ các nước như Italia, Đức, Pháp, Anh, Nhật Bản đang gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, việc mua sắm, giao nhận các trang thiết bị, vật tư phục vụ bảo dưỡng tổng thể chủ yếu đến từ các nước G7 nên cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đang lan rộng và diễn biến phức tạp tại các quốc gia này.
Phó Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương cho biết, Công ty đã xây dựng các phương án triển khai thực hiện bảo dưỡng tổng thể nhà máy tương ứng với tình hình dịch bệnh COVID-19.
Hiện tại, BSR đang theo dõi sát diễn biến của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam cũng như trên thế giới, đồng thời trao đổi thường xuyên, cập nhật tình hình của các nhà thầu để có phương án điều chỉnh tiến độ bảo dưỡng tổng thể nhà máy cho phù hợp. Một số kịch bản đã được xây dựng với những giải pháp ứng phó tương ứng.
Trong tình huống dịch bệnh kéo dài, chưa kiểm soát được, BSR có thể phải tính đến phương án lùi thời điểm thực hiện bảo dưỡng tổng thể sang năm 2021. BSR cũng đã xây dựng kế hoạch đánh giá tổng thể tình trạng máy móc, thiết bị và có các giải pháp dự phòng để đảm bảo Nhà máy vận hành tuyệt đối an toàn, ông Dương cho biết thêm./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Hòa Phát dự phòng nguyên phụ liệu sản xuất
11:47' - 30/03/2020
Để đảm bảo chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất, Hòa Phát có kế hoạch dự phòng cho khoảng từ 3-6 tháng, tùy từng chủng loại nguyên liệu, vật tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiết kiệm điện: Nhìn từ hai phía cung – cầu
14:37' - 29/01/2020
Câu chuyện về thiếu hụt nguồn năng lượng cho phát triển đất nước đã được đề cập nhiều trong năm 2019 và tiếp tục gây sức nóng cho năm 2020 và cho cả giai đoạn tiếp theo.
-
Doanh nghiệp
Sớm có định hướng xử lý phù hợp nhóm dự án thua lỗ ngành công thương
18:46' - 07/11/2019
Theo báo cáo 489/BC-CP của Chính phủ gửi các Đại biểu quốc hội khóa XIV, hiện các dự án trong nhóm yếu kém, thua lỗ của ngành công thương vẫn còn khó khăn trong xử lý.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
CEO Disney tiếp tục đương nhiệm thêm ba năm
13:56' - 29/06/2022
Công ty giải trí Disney ngày 28/6 thông báo đã gia hạn hợp đồng làm việc của Giám đốc điều hành (CEO) Bob Chapek thêm ba năm.
-
Chuyển động DN
Kế hoạch mua lại Vonage của Ericsson bị trì hoãn đến cuối tháng 7 tới
09:01' - 29/06/2022
Tập đoàn viễn thông Ericsson cho biết việc hoàn tất thỏa thuận mua lại công ty truyền thông đám mây Vonage trị giá 6,2 tỷ USD sẽ bị trì hoãn đến cuối tháng Bảy tới.
-
Chuyển động DN
Thị trường phân bón liệu còn biến động?
19:46' - 28/06/2022
Sau khi lập đỉnh vào tháng 4/2022, cung cầu thị trường phân bón thế giới và trong nước sẽ cân bằng và giá cả sẽ bình ổn trở lại hay vẫn tiếp tục neo cao?
-
Chuyển động DN
Hãng Michelin ngừng hoạt động tại Nga
18:57' - 28/06/2022
Ngày 28/6, Tập đoàn sản xuất lốp xe Michelin của Pháp cho biết đang lên kế hoạch chuyển giao các hoạt động của hãng tại Nga cho địa phương quản lý.
-
Chuyển động DN
Sản lượng hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng
18:21' - 28/06/2022
Trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt gần 371 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Chuyển động DN
Gazprom sắp giảm 40% công suất vận chuyển qua "Dòng chảy phương Bắc 1"
09:04' - 28/06/2022
Đầu tháng Bảy tới, Gazprom sẽ giảm 40% công suất vận chuyển qua đường ống do việc trì hoãn trả lại thiết bị bảo trì do tập đoàn Siemens Energy của Đức ở Canada tiến hành.
-
Chuyển động DN
Foxconn nghiên cứu đầu tư vào dự án thủ đô mới của Indonesia
07:03' - 28/06/2022
Foxconn đang xem xét thiết lập hệ thống xe buýt điện và mạng lưới Internet vạn vật (IoT) tại Nusantara, thủ đô mới Indonesia.
-
Chuyển động DN
Vi phạm khai thác khoáng sản, một công ty ở Lâm Đồng bị xử phạt
11:22' - 27/06/2022
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn Song Long Đà Lạt (trụ sở tại thôn 1, xã Rô Men, huyện Đam Rông) 164 triệu đồng.
-
Chuyển động DN
Nhật Bản thử nghiệm dùng robot tự hành để giao hàng cho khách
09:54' - 27/06/2022
Ba tập đoàn lớn của Nhật Bản, gồm Rakuten Group Inc., Panasonic Holdings Corp. và Seiyu Co., đang hợp tác để thử nghiệm dịch vụ sử dụng robot tự hành giao hàng cho khách.