Tiết kiệm điện: Nhìn từ hai phía cung – cầu
Theo dự báo từ Bộ Công Thương, các năm 2021-2025, mặc dù đã phải huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu, song hệ thống điện vẫn khó đáp ứng được nhu cầu phụ tải tiếp tục tăng cao như hiện nay. Cùng với đó, nhiều dự án điện vẫn ở trong tình trạng chậm tiến độ, chưa thể đưa vào hoạt động.
Ngay từ nhiều năm trước và hiện tại, để ứng phó với thiếu hụt năng lượng, các ngành nghề tiêu tốn năng lượng như thép, xi măng, sản xuất chế tạo... đã tìm ra hướng đi, đầu tư để tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nhu cầu bức thiết Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp đang chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, hiện nay các nguồn năng lượng sơ cấp không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của nền kinh tế. Việt Nam đã phải nhập khẩu than cho phát điện và sẽ nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) từ năm 2023. Mặc dù tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện trong thời gian tới sẽ giảm nhiều so với trước đây, khoảng 8,5% trong giai đoạn 2021-2025 và khoảng 7,5% trong giai đoạn 2026-2030 nhưng nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống vẫn rất cao. Vì vậy, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ góp phần quan trọng đảm bảo cung ứng điện. Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với tốc độ tăng trưởng phụ tải như hiện nay, mỗi năm cần sản suất bổ sung khoảng 3.000 - 4.000 MW công suất từ các dự án nguồn điện đưa vào vận hành thương mại. Trong khi đó, hiện nay nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ, gây khó khăn cho tình hình cung cấp điện. Do đó, giải pháp thiết thực lúc này là các doanh nghiệp và người dân phải chủ động tiết kiệm điện, sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm cho mình và cho đất nước."Khối sản xuất công nghiệp sử dụng gần một nửa tổng sản lượng điện cả nước, tức là khoảng 100 tỷ kWh/năm. Nếu các doanh nghiệp có thể chung tay tiết kiệm 1%, tương đương giảm 1 tỷ kWh/năm, thì số tiền tiết kiệm được là 1.600 tỷ đồng”, ông Võ Quang Lâm nói.
Theo ông Hồ Mạnh Tuấn, đại diện Tổng công ty Điện lực miền Bắc, để đẩy mạnh việc tiết kiệm điện, hàng năm, tổng công ty đều xây dựng kế hoạch và phối hợp với chính quyền địa phương, các Sở Công Thương... để tuyên truyền rộng rãi những giải pháp tiết kiệm điện, đặc biệt là các giờ cao điểm. “Hàng tháng, chúng tôi tổ chức thống kê theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng điện tại các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh, có so sánh với mức sử dụng điện của tháng cùng kỳ năm trước, báo cáo Sở Công Thương, Sở Tài Chính và UBND tỉnh để có biện pháp đối với đơn vị, khách hàng không thực hiện tiết kiệm điện, đồng thời gửi cho Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng công ty đưa lên website”, ông Tuấn nói. Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện nay, khoảng 30% sản lượng điện dành cho chiếu sáng (dân dụng, công cộng…), chỉ cần tiết kiệm một nửa số điện hiện dùng bằng công nghệ đèn Led... sẽ tiết kiệm tương đương việc phải xây dựng một nhà máy điện hạt nhân công suất khoảng 4.000MW... Do vậy, tiết kiệm từ nguồn cầu sử dụng điện phải là giải pháp ưu tiên hàng đầu, thay vì việc đi tìm kiếm hay chỉ tập trung xây dựng thêm các nhà máy điện. Tự thân doanh nghiệp Vấn đề tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp đã không còn là mới mẻ. Tiền điện cũng luôn là yếu tố cấu thành chi phí và quyết định phần nào sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng dành nhiều quan tâm và đầu tư cho việc này. Tại Khu liên hợp sản xuất Gang thép Dung Quất – Quảng Ngãi, ông Hồ Đức Thọ, Phó giám đốc Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất cho biết, áp dụng công nghệ mới ngoài việc giúp công ty tiết kiệm lượng lớn điện tiêu thụ, còn giúp thân thiện môi trường, đơn cử như giải pháp công nghệ tuần hoàn khép kín. Giải pháp này được áp dụng cho cả hai Khu liên hợp Sản xuất Gang thép Hòa Phát tại Hải Dương và Quảng Ngãi. Vốn đầu tư cho các hạng mục về môi trường của thép Hòa Phát chiếm khoảng 20-30% tổng vốn đầu tư các dự án.Hiện Khu liên hợp sản xuất Gang thép Dung Quất – Quảng Ngãi trang bị công nghệ lò cao được khép kín 100%, không xả thải ra môi trường, toàn bộ chất thải, khí thải, nước thải đều được xử lý triệt để, tuần hoàn tái sử dụng, không xả nước sản xuất ra môi trường.
Ông Hồ Đức Thọ cho hay, khu liên hợp cũng lựa chọn công nghệ luyện than cốc thu hồi nhiệt siêu sạch tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, thân thiện với môi trường. Đây là công nghệ sản xuất than cốc sạch thu hồi nhiệt đạt các tiêu chuẩn môi trường theo cơ chế phát triển sạch, giảm lượng khí thải nhà kính theo Nghị định thư Kyoto. Công nghệ này triệt tiêu toàn bộ khí, khói và các chất hóa học độc hại sinh ra từ quá trình luyện than cốc, chỉ thu hồi lại nhiệt năng để chạy máy phát điện. Theo ông Hồ Đức Thọ, việc sử dụng công nghệ thu hồi nhiệt chạy máy phát điện trong nội bộ khu liên hiệp sẽ giúp Hòa Phát Dung Quất tự chủ khoảng 70% tổng nhu cầu điện sản xuất. Điện tiết kiệm được sẽ giúp doanh nghiệp tăng cạnh tranh. Đây cũng là nhu cầu tự thân của doanh nghiệp nếu muốn phát triển một cách bền vững. Ngoài ra, Tập đoàn Hòa Phát cũng đang tích cực cùng Điện lực Quảng Ngãi tham gia điều chỉnh phụ tải điện phi thương mại để sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn. Một Tập đoàn khác cũng đi đầu và đẩy mạnh tiết giảm lượng điện năng tiêu thụ trong sản xuất là Sơn Hà. Theo ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà, Tập đoàn áp dụng các biện pháp sản xuất tiết kiệm năng lượng, giúp giảm 30% chi phí năng lượng cho sản xuất. Ông Sơn cho hay, những sáng kiến như: thay thế toàn bộ đèn Led trong nhà xưởng, thiết kế khu sản xuất tận dụng ánh sáng mặt trời, lắp đặt điện mặt trời áp mái hay nhiều công đoạn sản xuất ứng dụng công nghệ 4.0, robot, giúp tăng năng suất gấp 15-20 lần so với trước đây, đồng thời tiết kiệm điện hơn rất nhiều. Theo ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia ngành thép, muốn tiết kiệm điện, ngoài việc cải tiến, sắp xếp sản xuất thì hiệu quả nhất vẫn là đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất. Nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.Tiết kiệm điện phải nhìn từ hai phía, cung – cầu. Doanh nghiệp, người dân đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện tiết kiệm thành công. Tuy nhiên, ông Sưa cho rằng, phía nhà nước, các cơ quan chức năng cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tiết kiệm điện và ngược lại là xử phạt các doanh nghiệp tiêu tốn điện năng... Theo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường thực thi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội thông qua triển khai đồng bộ và triệt để các giải pháp quản lý, kỹ thuật, tập trung vào những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng bắt buộc, loại bỏ các trang thiết bị lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lượng.../.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Các giải pháp tiết kiệm điện để giảm chi phí sản xuất nông nghiệp
08:04' - 22/05/2019
Những năm gần đây, giá cả các loại nông sản tại Đắk Lắk liên tục giảm sâu nhưng chi phí sản xuất lại tăng cao, một phần do giá điện và xăng tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Tiết kiệm điện - Bài 4: Sự chuyển đổi từ chiếc bóng đèn ở Mỹ
16:16' - 16/05/2019
Nếu không có gì thay đổi, nước Mỹ sẽ ngưng sử dụng loại bóng đèn dây tóc thông thường và bóng halogens kể từ ngày 1/1/2020 bởi những loại này tiêu hao nhiều điện năng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.