Dịch COVID-19: Sẵn sàng cho tình huống có 30 ngàn người mắc bệnh
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia và các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo đã có ý kiến kết luận.
Dịch COVID-19 trên thế giới, trong khu vực và một số nước láng giềng đang rất phức tạp...
Trong nước, nguy cơ dịch bùng phát trở lại rất cao không chỉ ở phía Tây Nam mà tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc vì chúng ta vẫn phải tiếp nhận các chuyên gia vào làm việc, đón bà con bị kẹt ở nước ngoài về và vẫn còn hiện tượng nhập cảnh trái phép.
Vì vậy phải tiếp tục kiên trì, quyết liệt thực hiện phương châm ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị hiệu quả.
Về các biện pháp ngăn chặn dịch xâm nhập, Trưởng Ban Chỉ đạo giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các tỉnh biên giới kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới.Các lực lượng phòng, chống dịch, cấp ủy, chính quyền, hệ thống biên giới và trên toàn quốc nếu thấy người có dấu hiệu nghi ngờ từ nước ngoài về báo ngay cho chính quyền và lực lượng chức năng. Kiên quyết xử lý theo pháp luật những trường hợp nhập cảnh trái phép.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hỗ trợ các tỉnh tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, giám sát bằng camera việc xuất nhập cảnh ở tất cả các cửa khẩu, cơ sở cách ly do Quân đội quản lý, cũng như các cơ sở cách ly dân sự. Để bảo đảm "mục tiêu kép", Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu cần tăng cường phối hợp phát huy, trách nhiệm của các địa phương, các Bộ, ngành trong việc xét cấp visa cho chuyên gia, lao động kỹ thuật cao, người nước ngoài trên tinh thần phải an toàn. Trưởng Ban Chỉ đạo giao Tổ công tác gồm lãnh đạo 5 Bộ: Ngoại giao (chủ trì), Y tế, Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải (tổ 5 người) rà soát quy trình xét duyệt cấp visa nhập cảnh, cấp phép chuyến bay,... đảm bảo chặt chẽ, kịp thời. Bộ Ngoại giao tiếp tục vận động bà con người Việt Nam ở nước ngoài, trong thời điểm dịch bệnh cố gắng, hạn chế di chuyển và ở lại, tuân thủ quy định các biện pháp phòng, chống dịch của nước sở tại.Trường hợp bắt buộc phải về nước, bà con về theo con đường hợp pháp và phải tuân thủ các quy định phòng, chống dịch của Việt Nam.
Kết luận cho biết, tiếp tục tổ chức các chuyến bay đưa bà con về nước; giao Bộ Ngoại giao làm đầu mối tổng hợp số lượng các chuyến bay, thống nhất trong Tổ 5 người để thực hiện, bảo đảm phù hợp với tình hình, năng lực tiếp nhận trong nước.
Đối với công dân Việt Nam ở các nước láng giềng về nước bằng đường bộ, giao Bộ Y tế khẩn trương có văn bản báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định không thu phí cách ly, xét nghiệm, sinh hoạt ở cơ sở cách ly bắt buộc.
Đối với trường hợp nhập cảnh vì mục đích chữa bệnh theo đề nghị của Ban Đối ngoại Trung ương, giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan liên quan thống nhất giải quyết. Trường hợp đặc biệt, không giải quyết được, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Về xét nghiệm phát hiện ca bệnh, Trưởng Ban Chỉ đạo giao Bộ Y tế khẩn trương cập nhật những công nghệ, sinh phẩm xét nghiệm mới của quốc tế, nếu có bằng chứng sử dụng hiệu quả cần nhập khẩu nhanh, đồng thời đẩy nhanh nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm trong nước trên tinh thần đẩy nhanh tốc độ và giảm chi phí xét nghiệm. Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh, đặc biệt các tỉnh biên giới phía Tây Nam tăng cường năng lực xét nghiệm COVID-19, bảo đảm phát hiện kịp thời các ca mắc trong cộng đồng, không để xảy ra tình trạng phát hiện muộn, không phát hiện được do năng lực xét nghiệm yếu. * Sẵn sàng cho tình huống có 30 ngàn người mắc bệnh Về cách ly, Trưởng Ban Chỉ đạo giao Bộ Quốc phòng rà soát các cơ sở cách ly tập trung do Quân đội quản lý, có phương án sẵn sàng cho tình huống có 30 ngàn người mắc bệnh. Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương rà soát toàn bộ các cơ sở cách ly dân sự, bảo đảm thực hiện việc cách ly an toàn, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong các khu cách ly và lây lan ra cộng đồng; có phương án mở rộng, nâng cao năng lực các khu cách ly dân sự trên địa bàn, sẵn sàng đáp ứng tình huống dịch bùng phát; rà soát, hoàn thiện quy trình theo dõi y tế sau cách ly, bảo đảm an toàn. Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ các cơ sở cách ly ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát hoạt động trong các khu cách ly, kết nối trực tuyến để các cơ quan liên quan tham gia giám sát. Về khoanh vùng, dập dịch, các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách, cách ly xã hội theo thẩm quyền được giao, nếu cách ly các vùng giáp ranh các tỉnh, thành phố khác thì phải có sự bàn bạc, thống nhất. Trường hợp giãn cách, cách ly toàn tỉnh phải trao đổi với các tỉnh, thành phố lân cận và phải có ý kiến của Ban Chỉ đạo quốc gia và phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Việc khoanh vùng phải gọn nhất có thể, trường hợp chưa đủ căn cứ khoanh vùng gọn ngay thì khi khoanh vùng rộng hơn phải có thời hạn và khẩn trương xác định khu vực có dịch, bảo đảm an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Bộ Y tế rà soát các cơ sở điều trị, bảo đảm đủ vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch cho các tình huống dịch bệnh; báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tình huống có 30 ngàn người mắc bệnh. Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng dịch; khẩn trương, tích cực tiếp cận, đàm phán mua vaccine của nước ngoài, nghiên cứu phát triển vắc xin trong nước, bảo đảm có vaccine sớm nhất có thể, tiêm cho nhiều người Việt Nam nhất có thể. Lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ là thành viên Ban Chỉ đạo tăng cường đi kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, việc thực hiện 5K, nhất là đeo khẩu trang; việc tự đánh giá và cập nhật lên hệ thống an toàn chống dịch; việc xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về phòng, chống dịch. Bộ Y tế phân công các thành viên Ban Chỉ đạo đi kiểm tra các địa phương. Về tổ chức lễ hội và các sự kiện tập trung đông người, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hạn chế các sự kiện tập trung đông người; trường hợp cần thiết phải tổ chức, cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức sự kiện chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nghiêm các yêu cầu, điều kiện quy định về bảo đảm an toàn phòng, chống dịch đặc biệt là phải đeo khẩu trang./.- Từ khóa :
- vũ đức đam
- covid 19
- dịch covid 19
- bộ y tế
- bộ quốc phòng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ADB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi 6,7% bất chấp sự trở lại của COVID-19
17:15' - 28/04/2021
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi ở mức 6,7% trong năm nay và thậm chí sẽ tăng lên 7% trong năm 2022 bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 ở các quốc gia lân cận.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên trì nguyên tắc ngăn chặn, phát hiện, truy vết-cách ly, khoanh vùng-dập dịch COVID-19 hiệu quả
21:51' - 27/04/2021
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, hiện nay nguy cơ dịch bệnh COVID-19 rất cao, không chỉ từ các nước có biên giới với Việt Nam mà còn từ các chuyên gia vào làm việc, người dân trở về nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng cùng Chính phủ và nhân dân Ấn Độ chống lại đại dịch COVID-19
19:09' - 27/04/2021
Ngày 27/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã có buổi tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Kumar Verma.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tin tưởng, tình hình dịch COVID-19 ở Ấn Độ sẽ sớm được kiểm soát
22:00' - 26/04/2021
Việt Nam quan tâm, theo dõi tình hình, sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ Chính phủ và người dân Ấn Độ trong lúc khó khăn này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28'
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38'
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17'
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41'
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.