Dịch COVID-19: Tập trung tái cơ cấu các chuỗi liên kết cho sản xuất công nghiệp
Trong quý I/2020, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, theo nhận định của các doanh nghiệp và Bộ Công Thương, thời gian tới, sẽ có những khó khăn mới về thị trường tiêu thụ. Vì vậy, một trong những giải pháp được Bộ Công Thương đưa ra tập trung tái cơ cấu các chuỗi liên kết để phục vụ cho sản xuất công nghiệp.
*Giải quyết đầu ra sản phẩm Theo báo cáo của Bộ Công Thương, sản lượng công nghiệp đang giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn sáu năm qua. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 3 tháng đầu năm nay chỉ tăng 5,8%; thấp hơn khá nhiều so với mức tăng cùng kỳ của các năm 2017, 2018 và 2019. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo là ngành chịu tác động nhiều nhất với tốc độ tăng 3 tháng đầu năm chỉ đạt 7,2%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,9% của cùng kỳ năm trước và 15,7% của cùng kỳ năm 2018. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/3/2020 tăng 24,9% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2019 tăng 15,6%). Bộ Công Thương nhận định, hiện nay, khi những khó khăn ở giai đoạn đầu của dịch bệnh có thể không còn gay gắt nữa, nhưng khó khăn lớn hơn đã xuất hiện khi phạm vi dịch bệnh đã lan rộng ở quy mô toàn cầu. Hầu như tất cả các bạn hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam đều chịu tác động trực tiếp. Do vậy, khó khăn về thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam sẽ là rất lớn, cùng với đó là những vấn đề về sản xuất và người lao động. Các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ… sẽ bị ảnh hưởng nặng bởi năng lực sản xuất của các ngành này được đầu tư vượt xa nhu cầu tiêu dùng nội địa, chủ yếu hướng đến thị trường ngoài nước; trong đó, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ và châu Âu. "Nếu đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ không có dòng tiền để quay vòng vốn, trang trải chi phí, trả lãi ngân hàng, khấu hao nhà xưởng, trả lương công nhân...và do đó sẽ không thể duy trì hoạt động”, Bộ Công Thương cho biết. Đơn cử ở ngành điện tử, theo Bộ Công Thương, thị trường Hoa Kỳ và châu Âu lần lượt chiếm khoảng 17% và 24% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện; lần lượt khoảng 17% và 14% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam. Đáng chú ý, hai thị trường nêu trên chiếm hơn 50% giá trị xuất khẩu sản phẩm của Công ty Samsung Electronics Việt Nam. Cụ thể là với thị trường Hoa Kỳ, giá trị xuất khẩu của Samsung chiếm rên 20% và thị trường châu Âu chiếm trên 30%. Samsung Việt Nam cũng đã dự kiến giảm mục tiêu xuất khẩu xuống còn khoảng 45,5 tỷ USD trong năm 2020, trong khi đó xuất khẩu năm 2019 là 51,38 tỷ USD. Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc điều hành Công ty TNHH vật liệu Tầm nhìn Việt chia sẻ, thời điểm này, việc nhập khẩu hàng hóa từ phía Trung Quốc để sản xuất đã được phục hồi một phần do các doanh nghiệp cung ứng tại Trung Quốc, Hàn Quốc đã quay trở lại hoạt động sau đỉnh dịch. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn linh kiện, phụ tùng nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường bộ mất nhiều thời gian thông quan hơn so với thông thường do các cửa khẩu vẫn đang áp dụng các biện pháp kiểm dịch. Do vậy các doanh nghiệp đang tìm cách đa dạng hóa phương thức vận chuyển linh phụ kiện nhập khẩu thay cho đường bộ, song việc này sẽ dẫn đến gia tăng chi phí (đường hàng không) và thời gian (đường biển); đồng thời, khó đảm bảo lượng linh phụ kiện cũng như tiến độ phục vụ sản xuất. "Một khó khăn khác nữa là hiện nay, hàng hóa nhập khẩu vào các nước bằng đường hàng không cũng bị ảnh hưởng đáng kể do nhiều chuyến bay bị hoãn, hủy hoặc cắt giảm. Bên cạnh đó, là việc kiểm soát, siết chặt quy định kiểm soát hàng hóa, ra vào tại các khu vực biên giới....", ông Vinh cho biết thêm.
*Tìm hướng hỗ trợ doanh nghiệp
Theo chia sẻ của đại diện doanh nghiệp Cơ khí SKD Việt Nam, những khó khăn cả về nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu ra các thị trường đều đã được doanh nghiệp nhận định, đặc biệt là khi tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn tại khu vực châu Âu, Hoa Kỳ và các thị trường khác. Doanh nghiệp gần như không có nguồn hàng để sản xuất, cũng chưa thể ký kết thêm các hợp đồng mới với đối tác, một phần do nguồn cung sụt giảm, một phần do lo ngại dịch bệnh chưa có ngày kết thúc.
“Chúng tôi gần như đã cắt giảm các vị trí không cần thiết, chỉ duy trì nhân lực để sản xuất, đáp ứng đơn hàng đã ký kết từ trước đó. Tuy nhiên, vì dịch bệnh, khi hoàn thành cũng chưa biết có thể giao hàng kịp cho đối tác. Vì vậy, doanh nghiệp rất mong được hỗ trợ để có thể duy trì hoạt động trong bối cảnh hiện nay”, đại diện Cơ khí SKD Việt Nam cho hay.
Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Bộ Công Thương đã yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục triển khai các giải pháp để xử lý khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Theo Bộ Công Thương, ưu tiên quan trọng nhất trong thời điểm này là phải duy trì hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước qua giai đoạn khó khăn bởi tác động của dịch. Nếu để doanh nghiệp đóng cửa vĩnh viễn sẽ khiến người lao động mất việc làm và tạo ra hiệu ứng lan toả tiêu cực đối với các doanh nghiệp khác dọc theo chuỗi cung ứng. Do đó, trong thời gian tới, theo Bộ Công Thương, cần phải đẩy mạnh việc thông quan nguyên phụ liệu nhập khẩu để kịp thời cung ứng cho sản xuất trong nước; có chính sách hỗ trợ đủ mạnh, thực chất về tín dụng, tài chính và thuế để giúp các doanh nghiệp bảo đảm hoạt động sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội. Cùng với đo, đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước cho các ngành công nghiệp trọng điểm; trong đó, chủ yếu là thị trường xuất khẩu cho các ngành xuất khẩu chủ lực để giải quyết một phần năng lực sản xuất dư thừa trong nước. Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ đẩy nhanh tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Theo đó, xác định trọng tâm là khu vực công nghiệp hỗ trợ và ngay từ bây giờ cần tập trung tái cơ cấu các chuỗi liên kết để phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo lớn theo hướng bền vững hơn với một số đối tác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…, tránh phụ thuộc quá lớn vào một hoặc một số ít đối tác hoặc thị trường.../.- Từ khóa :
- công nghiệp hỗ trợ
- bộ công thương
- covid19
- doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Trên 70% doanh nghiệp đã có chính sách hỗ trợ người lao động
11:42' - 09/04/2020
Thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch COVID-19 vừa duy trì sản xuất đòi hỏi những nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp. Đã có 73% doanh nghiệp kịp thời có chính sách hỗ trợ người lao động.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải bài toán khủng hoảng của doanh nghiệp thời dịch COVID-19
10:43' - 09/04/2020
Tình hình sản xuất công nghiệp 3 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Tp. HCM đã và đang nỗ lực tìm hướng đi mới để vượt khó.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
09:56' - 09/04/2020
3 tháng đầu năm 2020, gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường - con số kỷ lục từ trước đến nay khi số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lớn hơn số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48' - 12/07/2025
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46' - 12/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51' - 12/07/2025
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04' - 12/07/2025
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39' - 12/07/2025
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.