Dịch COVID-19: Tây Ban Nha lần thứ 4 gia hạn tình trạng khẩn cấp quốc gia
Với 178 phiếu thuận và 75 phiếu chống, ngày 6/5, Quốc hội Tây Ban Nha đã thông qua đề xuất của Thủ tướng Pedro Sanchez về việc kéo dài lệnh tình trạng khẩn cấp quốc gia thêm 2 tuần, theo đó, lệnh khẩn cấp hết hạn ngày 10/5 sẽ tiếp tục có hiệu lực đến ngày 23/5 tới.
Đây cũng là lần thứ 4, Tây Ban Nha gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 2 tuần nhằm củng cố những nỗ lực và bảo vệ thành quả trong phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Với lệnh gia hạn này, Chính phủ Tây Ban Nha sẽ tiếp tục được phép kiểm soát hoạt động của người dân trong bối cảnh quốc gia châu Âu đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế trước đó. Trên thực tế, những biện pháp hạn chế này đã giúp chính hủ kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.
Theo báo cáo mới nhất, ngày 6/5, Tây Ban Nha ghi nhận 244 ca tử vong, thấp hơn nhiều so với con số gần 1.000 ca tử vong/ngày hồi đầu tháng Tư, nhưng vẫn cao hơn con số thống kê đều dưới 200 ca/ngày trong 3 ngày gần nhất.
Cũng giống nhiều nước khác, đại dịch COVID-19 đã gây thiệt hại lớn cho kinh tế Tây Ban Nha và dẫn đến tình trạng thất nghiệp tràn lan. Trong quý đầu năm nay, nền kinh tế nước này đã suy giảm tới 5,2%.
Tại phiên họp quốc hội thông qua đề xuất gia hạn nói trên, Thủ tướng Sanchez nhấn mạnh "dỡ bỏ lệnh tình trạng khẩn cấp vào lúc này sẽ là một sai lầm và không thể cứu vãn" khi các mối đe dọa dịch bệnh vẫn tồn tại.
Theo ông, Tây Ban Nha cần tiếp tục duy trì lệnh hạn chế đi lại, tụ tập đông người để kiểm soát vấn đề lây nhiễm trong cộng đồng. Thủ tướng Sanchez nhấn mạnh đây là biện pháp duy nhất để đảm bảo quá trình khôi phục mọi hoạt động trong cuộc sống thường nhật của người dân và nền kinh tế của nước này diễn ra an toàn và bền vững.
Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan xử lý các vấn đề khẩn cấp thuộc Bộ Y tế Tây Ban Nha, ông Fernando Simon đánh giá Tây Ban Nha đang đạt được nhiều kết quả tích cực trong kiểm soát dịch COVID-19.
Theo ông, sẽ là đáng tiếc nếu lệnh phong tỏa được dỡ bỏ quá sớm và quá nhanh, tiềm ẩn nguy cơ làm tiêu tan những thành quả chống dịch từ trước tới nay của nước này.
Tây Ban Nha đã ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 14/3 với các biện pháp hạn chế được đánh giá là nghiêm ngặt nhất. Các kết quả tích cực đã cho phép chính phủ nước này từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế, theo đó từ cuối tuần trước, trẻ em đã được ra ngoài chơi, đi dạo..., hay một số cơ sở kinh doanh nhỏ cũng đã hoạt động trở lại.
Theo trang thông kế worldometers.info, tính đến 10h30 ngày 7/5 (giờ Việt Nam), Tây Ban Nha ghi nhận tổng cộng 253.682 bệnh nhân COVID-19, trong đó 25.857 ca tử vong. Hiện Tây Ban Nha đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) về số ca mắc COVID-19 và đứng thứ 4 thế giới về số ca tử vong, sau Mỹ, Anh, Italy./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cập nhật dịch COVID-19 thế giới tối 6/5: Số ca tử vong tại Tây Ban Nha tăng trở lại
21:40' - 06/05/2020
Theo thống kê của trang worldometers, tính đến 19 giờ 30 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận 3.753.811 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19, trong đó có 259.381 ca tử vong.
-
Kinh tế & Xã hội
Số người nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tây Ban Nha tăng kỷ lục
22:11' - 05/05/2020
Ngày 5/5, Bộ Lao động Tây Ban Nha cho biết số người thất nghiệp tại nước này trong tháng 4 đã tăng hơn 280.000 người lên 3,8 triệu người.
-
Kinh tế Thế giới
COVID-19: Vận chuyển miễn phí y bác sỹ ở Tây Ban Nha, Nhật hướng dẫn khôi phục kinh tế
22:04' - 02/05/2020
Các quan chức y tế của Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu cho rằng những biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan là “một ưu tiên ngay lập tức”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine
21:57'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố G7 sẽ tiếp tục đứng về phía Ukraine và tiếp tục “gia tăng sức ép” với Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán châu Á khởi sắc phiên giao dịch đầu tuần 27/6
17:12'
Hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán châu Á đều khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 27/6
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và EU nối lại đàm phán FTA sau chín năm gián đoạn
16:17'
Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/6 đã nối lại đàm phán về Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) sau chín năm gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Đà tăng của giá năng lượng gây hỗn loạn tại châu Á
14:57'
Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á và làm dấy lên lo ngại một số nước sẽ buộc phải quay lưng với các mục tiêu giảm khí thải.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một dấu hiệu về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ
14:19'
Việc giá đồng giảm thời gian gần đây là một dấu hiệu khác cho thấy nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ và khiến cho một số nhà đầu tư tại Mỹ cân nhắc các tác động đến kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm: Đà phục hồi suy yếu vì những cú sốc lớn
14:09'
Lạm phát có lẽ là câu chuyện “nóng” trên toàn cầu, khi xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như làn sóng dịch tại Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đặc biệt là nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Làn sóng cấm xuất khẩu lương thực có thể gây ra hiệu ứng domino
12:18'
Ấn Độ là một trong ít nhất 19 quốc gia đã áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến các dòng thương mại nông sản quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
G7 công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ
08:22'
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra ở Đức, các nhà lãnh đạo G7 đã công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách thúc đẩy đàm phán xuất khẩu ngũ cốc giữa Nga và Ukraine
08:03'
Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay cho biết, nước này đang nỗ lực tháo gỡ trở ngại trước thềm các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine về xuất khẩu ngũ cốc ra thế giới trước khi trở nên "quá muộn".