Dịch COVID-19: Tín nhiệm cao với các giải pháp ứng phó của Việt Nam
Ngày 7/12, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong (MDRI) tổ chức buổi tọa đàm, công bố kết quả điều tra xã hội học: “Cảm nhận và trải nghiệm của người dân về một số biện pháp ứng phó với đại dịch COVID-19 của các cấp chính quyền: Kết quả khảo sát qua điện thoại vòng 2, năm 2021". Sự kiện nhận được hỗ trợ và sự đồng hành của Bộ Ngoại giao và Thương mại, Chính phủ Australia (DFAT).
Năm 2021 được đánh giá là chịu tác động của đại dịch trong năm 2021 nghiêm trọng hơn so với năm 2020. 68% người dân được hỏi tỏ ra rất lo lắng về tình hình sức khỏe cá nhân của họ và 76% người dân lo ngại về việc học tập của con cháu.
Năm 2021, COVID-19 cũng tác động tiêu cực lên việc làm và thu nhập của người dân một cách rõ rệt hơn, với 77% người được hỏi cho biết thu nhập bị giảm, đặc biệt là đối với những người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, lao động tự do phi nông nghiệp, lao động không có tay nghề, lao động làm việc trong các ngành dịch vụ và những người sống sinh sống tại các khu vực có thời gian thực hiện giãn cách xã hội kéo dài.
Phát biểu tại tọa đàm, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy rằng, lòng tin và sự tín nhiệm của người dân là chìa khóa thành công trong công tác ứng phó với đại dịch COVID-19 của Chính phủ. Năm 2022 đang đến với những thách thức không thể lường trước, vì đại dịch vẫn tồn tại và đang bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới.Nhưng với chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 thần tốc ở Việt Nam trong những tháng gần đây, cùng với sự ủng hộ của người dân đối với việc đeo khẩu trang và các biện pháp ứng phó nhanh và linh hoạt của Chính phủ, tôi tin rằng Việt Nam sẽ vượt qua những thách thức của đại dịch và sớm phục hồi ”.
Kết quả khảo sát đánh giá của người dân về các biện pháp ứng phó của các cấp chính quyền trong đợt dịch COVID-19 lần thứ tư cho thấy, đa số người trả lời vẫn đánh giá cao mức độ hiệu quả trong các ứng phó với COVID-19 của các cấp chính quyền, cho dù tỉ lệ này thấp hơn năm 2020. Có 84% số người được hỏi đánh giá tốt hoặc rất tốt việc ứng phó của Chính phủ Trung ương là tốt hoặc rất tốt và 89% đánh giá tốt hoặc rất tốt việc ứng phó của chính quyền cấp tỉnh. Người dân thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với hầu hết các biện pháp phòng, chống dịch, tuy rằng, một số biện pháp như đóng cửa chợ dân sinh và trường học lại ít được ủng hộ. Về khả năng tiếp cận và hiệu quả của gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng của Chính phủ, cuộc khảo sát cho thấy, tỉ lệ người trả lời nhận tiền hỗ trợ còn thấp. Mức độ tiếp cận với gói hỗ trợ của người nghèo thấp hơn người giàu. Thông tin về gói hỗ trợ chưa được phổ biến, tuyên truyền một cách hiệu quả và đầy đủ tới các nhóm yếu thế. Người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại nông thôn, người nghèo ít nghe đến gói hỗ trợ hơn những nhóm còn lại. Những người đã nhận được tiền hỗ trợ đánh giá cao tính kịp thời và đúng như quy định. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thủ tục tiếp nhận là chưa đơn giản.Trong khi đó, các dịch vụ hành chính công trực tuyến chưa được vận dụng trong đợt dịch thứ 4. Nhiều người phải nộp kết quả xét nghiệm COVID-19 mới được nhập viện khám, chữa bệnh. Một trong những vấn đề tồn tại mà Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính Công cấp tỉnh (PAPI) đã chỉ ra trong thập kỷ qua là hiệu quả hoạt động chưa tối ưu của các bệnh viện công cấp huyện, là cấp trọng yếu trong công tác ứng phó với những khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.Khảo sát cũng phản ánh lựa chọn và kỳ vọng của người dân trong ứng phó với COVID-19. Mặc dù phải chịu những tác động kinh tế tiêu cực, hầu hết những người được hỏi đều ưu tiên sức khỏe hơn kinh tế. Có tới 83% số người được hỏi đồng ý rằng: “ưu tiên cao nhất của Nhà nước hiện nay là cứu người khỏi COVID-19 cho dù phải hy sinh phát triển kinh tế””. Khảo sát đưa ra một số gợi ý cho thời gian tới. Theo đó, cảm nhận và sự ủng hộ của người dân cần được các cấp chính quyền xem xét kỹ lưỡng khi thiết kế các chính sách, biện pháp ứng phó trong thời gian tới. Sự tin tưởng của người dân là động lực quan trọng quyết định mức độ hiệu quả trong việc ứng phó với đại dịch của các cấp chính quyền.Hay, cần tập trung triển khai gói hỗ trợ cho nhóm người nghèo, lao động không có tay nghề, lao động thời vụ, và người làm việc trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ; đồng thời, hỗ trợ của cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội và các nhóm/cá nhân từ thiện trong thời gian dịch bệnh hoặc các khủng hoảng tương tự cần được coi trọng và chính thức ghi nhận. Việc đơn giản hóa thủ tục tiếp nhận gói hỗ trợ sẽ giúp người dân nhận hỗ trợ kịp thời hơn.
Ngoài ra, các dịch vụ công trực tuyến cần được đánh giá lại và cải thiện nhằm đảm bảo tính thân thiện với người dùng, qua đó, khuyến khích người dân sử dụng các biện pháp không tiếp xúc trong quá trình làm việc với chính quyền.
Bà Cherie Russell, Tham tán Phát triển, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, cho biết: “Thông qua kết quả khảo sát này, chúng ta có cơ hội được lắng nghe tiếng nói và trải nghiệm của người dân Việt Nam. Nghiên cứu thực chứng này sẽ cung cấp thông tin cho các quyết định chính sách và xây dựng lòng tin hơn nữa trong cộng đồng đối với việc thực hiện các chính sách này".
Sử dụng phương pháp phỏng vấn qua điện thoại với sự hỗ trợ của máy tính (CATI), cuộc khảo sát qua điện thoại chuyên sâu này được thực hiện từ ngày 17/9 đến ngày 15/10/2021 với sự tham gia của 1.501 người dân được chọn ngẫu nhiên từ mẫu dân số năm 2019 của Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI ).
Mục đích của khảo sát là so sánh cảm nhận và trải nghiệm của người thường trú ở tất cả 63 tỉnh, thành vào năm 2021 với của cảm nhận và trải nghiệm của người dân ở năm 2020 để hiểu những thay đổi trước và trong khi đại dịch COVID-19.
Tiến sĩ Phùng Đức Tùng, Chủ tịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong, cho biết: “Đây là cuộc khảo sát rất kịp thời và quan trọng, cung cấp bức tranh rõ ràng về trải nghiệm, mối quan tâm chính của các hộ gia đình trong thời gian giãn cách xã hội và hiệu quả của các can thiệp và chính sách của chính phủ. Kết quả khảo sát là hướng dẫn cho việc thiết kế những can thiệp và chính sách tốt hơn cho các đại dịch trong tương lai ”./.- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- người dân
- COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển nhân lực có kỹ năng nghề để thích ứng với trạng thái bình thường mới
19:56' - 05/12/2021
Có khoảng 48% số lao động cần đào tạo lại,68% số cơ sở đào tạo tại Việt Nam chưa sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động của dịch bệnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Cố vấn khởi nghiệp: Đổi mới trên hành trình mới
20:33' - 02/12/2021
Cố vấn khởi nghiệp là một hoạt động mà chúng ta trao giá trị cho những thế hệ đi sau và nhận lại rất nhiều những giá trị khác không thể đo đếm bằng tiền, bằng tài chính hay bằng bất kỳ điều gì khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm sao để chuyển đổi thành công nền kinh tế tuần hoàn?
16:53' - 30/11/2021
Việt Nam quyết tâm trong các nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt độ dưới 1,5 độ C và giúp ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu ở mức độ thảm họa.
-
Phân tích - Dự báo
Nan giải bài toán thu hẹp bất bình đẳng kỹ thuật số toàn cầu
05:30' - 05/11/2021
Sự chênh lệch về trình độ kỹ thuật số không chỉ là một vấn đề kinh tế, mà còn là yếu tố quan trọng trong an ninh và ổn định quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Giữ đạo đức kinh doanh liêm chính của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh
15:37' - 28/09/2021
Dịch COVID-19 được xem là phép thử cho sức khỏe của doanh nghiệp, cũng là phép thử cho tính liêm chính trong kinh doanh. Giữa những thách thức lớn này, các doanh nghiệp có thể làm gì để tự bảo vệmình?
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân nhanh gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn bởi COVID-19
13:07' - 27/09/2021
Theo các chuyên gia, việc giải ngân nhanh gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch COVID-19 là rất quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Meta siết chặt quảng cáo tại Australia nhằm ngăn chặn lừa đảo
08:34'
Tập đoàn Meta Platforms, chủ sở hữu Facebook và Instagram, ngày 2/12 đã áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với các nhà quảng cáo sản phẩm và dịch vụ tài chính nhắm đến người dùng tại Australia
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 2/12/2024
08:16'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/12, sáng mai 3/12, các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh,La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam chung tay ủng hộ các quỹ từ thiện của CH Séc
08:15'
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 1/12, Hiệp hội Phu nhân, Phu quân ngoại giao tại CH Séc đã tổ chức hội chợ từ thiện quốc tế thường niên năm 2024 nhằm quyên góp ủng hộ các quỹ từ thiện.
-
Kinh tế & Xã hội
Tỷ phú Elon Musk yêu cầu tòa án Mỹ ngăn OpenAI chuyển sang mô hình vì lợi nhuận
07:55'
Truyền thông Mỹ đưa tin tỷ phú Elon Musk một lần nữa yêu cầu tòa án Mỹ ngăn chặn OpenAI, công ty tạo ra ứng dụng ChatGPT nổi tiếng chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp vì lợi nhuận.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc xem xét công bố vùng thảm họa với các khu vực thiệt hại nặng vì tuyết
22:34' - 01/12/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ Nội vụ Hàn Quốc ngày 1/12 cho biết đã thành lập lực lượng đặc nhiệm để hỗ trợ khắc phục hậu quả của trận tuyết rơi dày bất thường cuối tháng 11 vừa qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ (Phần 2)
21:22' - 01/12/2024
Triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, trong đó có dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế & Xã hội
Dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ (Phần 1)
21:21' - 01/12/2024
Triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, trong đó có dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế & Xã hội
Dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan báo chí
21:11' - 01/12/2024
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt các nội dung chính trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, trong đó, dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan báo chí.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 2/12. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 2/12/2024. XSMB thứ Hai ngày 2/12
19:30' - 01/12/2024
Bnews. XSMB 2/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 2/12. XSMB thứ Hai. Trực tiếp KQXSMB ngày 2/12. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Hai ngày 2/12/2024.