Dịch do virus Corona: Dự kiến 0 giờ ngày 4/3 dỡ bỏ phong tỏa xã Sơn Lôi
Sáng 2/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (dịch COVID-19) chủ trì cuộc họp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo nhận định, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt tình hình; thực hiện kịp thời, chủ động công tác phòng, chống dịch.
Từ ngày 13/2 đến nay, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới. Xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã cách ly được 20 ngày và dự kiến đến 0 giờ ngày 4/3 dỡ bỏ phong tỏa.
Theo đó, hệ thống phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam (từ ngăn chặn, phát hiện, cách ly đến điều trị) đã được tập dượt qua thực tế cũng như các chương trình tập huấn của cơ quan chuyên môn ngành Y tế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Đây mới là thắng chiến dịch mở màn, chưa thắng cả cuộc chiến. Do đó, không được lơi lỏng một phút nào. Tình hình thực tế đã thay đổi, chúng ta phải có chiến thuật thay đổi”.
Thay vì tập trung ngăn chặn, phát hiện chủ yếu từ nguồn dịch Trung Quốc như trước đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đến nay, nguồn dịch đã xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau như Hàn Quốc, Iran, Italia và hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới.
Trong khi đó, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới không thể "bế quan tỏa cảng", do đó, ngày càng khó phát hiện nguồn dịch bệnh. Nhiều nước trên thế giới đã tính đến phương án ngăn chặn lây truyền trong cộng đồng.
“Phải lường trước mọi tình huống, có những bước đi thiết thực, không chủ quan, luôn sẵn sàng ứng phó khi xuất hiện ca nhiễm mới. Bởi vì, rất có thể, chỉ một lát nữa, ngày mai hoặc ngày kia sẽ có một thậm chí nhiều ca nhiễm. Dù xác định hay không xác định được nguồn nhiễm, phải nhanh chóng cách ly, điều trị kịp thời, khoanh vùng triệt để, tránh lây lan rộng ra cộng đồng. Công tác phòng, chống dịch bệnh không được lơi lỏng; tiếp tục kiên trì, kiên định với các nguyên tắc chống dịch”, Phó Thủ tướng đề nghị.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, “từ 0 giờ ngày 3/3, Việt Nam sẽ tạm dừng miễn thị thực đơn phương cho công dân Italia”.
Liên quan đến tình hình người Việt Nam trở về từ Hàn Quốc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị thực hiện nghiêm cách ly tập trung; sau khi có đầy đủ bằng chứng khẳng định không tiếp xúc, cư trú hoặc đi qua hai vùng dịch của Hàn Quốc (Daegu và khu Bắc Gyeongsang), những công dân này được đưa về cách ly tại cộng đồng, nơi làm việc hoặc nơi cư trú.
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc trong công tác phòng, chống dịch tại các địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các cơ quan chức năng xác minh thông tin với các gia đình có người thân trở về từ vùng dịch; đôn đốc, giám sát, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định cách ly.
Bên cạnh công tác vận động tuyên truyền, Phó Thủ tướng nêu rõ: Chúng ta kiên quyết với những đối tượng chưa nhận thức đúng, khai báo không trung thực. Để đề phòng rủi ro lây nhiễm trong cộng đồng, người dân không chỉ thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch cho bản thân, gia đình, nơi ở, mà còn tham gia công tác phát hiện người có nguy cơ lây nhiễm; thông báo cho các cơ quan Y tế và chính quyền địa phương.
Đối với người Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng chủ động điều phối các địa điểm đến của các chuyến bay tới từ Hàn Quốc. Trong thời gian tới, những chuyến bay từ Hàn Quốc đến Việt Nam chủ yếu phục vụ công dân Việt Nam trở về nước.
Bằng cách kiểm soát thị thực, những công dân Hàn Quốc vào theo hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông (có công việc cần thiết, quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quan hệ hai nước) xem xét nhập cảnh vào Việt Nam kèm theo những điều kiện đảm bảo.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh việc tăng cường tập huấn và ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ sở y tế từ cấp xã, kết nối với các chuyên gia Trung ương; qua đó hướng dẫn cụ thể, chi tiết những việc cần làm, phải làm khi phát hiện người có biểu hiện nhiễm bệnh; từ đó phân tuyến điều trị phù hợp. “Đây là bước chuyển trạng thái cần thiết trong thời gian tới” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Liên quan đến tín hiệu khả quan trong công nghiên cứu các test thử, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương làm việc trên tinh thần “tính bằng giờ” để sớm có các kít thử; đồng thời sớm đưa vào sản xuất nhằm mở rộng diện xét nghiệm.
Hiện Việt Nam có hơn 10.000 người đang được cách ly. Việc có các test thử sớm đảm bảo người được cách ly và cộng đồng yên tâm hơn trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến 11 giờ 30 phút, ngày 2/3, thế giới ghi nhận 89.068 trường hợp mắc COVID-19 tại 67 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tại Trung Quốc có 80.026 trường hợp mắc tại 31/31 tỉnh, thành phố.
66 quốc gia và vùng lãnh thổ khác ngoài Trung Quốc đã ghi nhận 9.042 trường hợp mắc gồm: Nhật Bản 961 trường hợp (tàu Diamon Princess 705 trường hợp), Hàn Quốc 4.212 trường hợp, Italia 1.694 trường hợp, Iran 978 trường hợp, Đức 130 trường hợp, Pháp 130 trường hợp, Singapore 106 trường hợp, Hồng Kông (Trung Quốc) 100 trường hợp, Mỹ 84 trường hợp, Tây Ban Nha 84 trường hợp, Bahrain 47 trường hợp, Kuwait 46 trường hợp, Thái Lan 42 trường hợp, Đài Loan (Trung Quốc) 40 trường hợp, Anh 36 trường hợp, Australia 29 trường hợp, Malaysia 29 trường hợp, Canada 24 trường hợp, Thuỵ Sỹ 24 trường hợp, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất 21 trường hợp, Ấn Độ 19 trường hợp, Na Uy 19 trường hợp, Việt Nam 16 trường hợp, Thụy Điển 14 trường hợp, Áo 14 trường hợp, Ma Cao (Trung Quốc) 10 trường hợp, Isarel 10 trường hợp, Lebanon 10 trường hợp, Hà Lan 10 trường hợp, San Marino 8 trường hợp, Croatia 7 trường hợp, Hy Lạp 7 trường hợp, Oman 6 trường hợp, Phần Lan 6 trường hợp, Ecuador 6 trường hợp, Mexico 5 trường hợp, Pakistan 4 trường hợp, Đan Mạch 4 trường hợp, Philippines 3 trường hợp, Ấn Độ 3 trường hợp, Algeria 3 trường hợp, Georgia 3 trường hợp, Romania 3 trường hợp, Azerbaijan 3 trường hợp, Iceland 3 trường hợp, Quatar 3 trường hợp, Séc 3 trường hợp, Nga 2 trường hợp, Bỉ 2 trường hợp, Ai Cập 2 trường hợp, Brazil 2 trường hợp, Nepal 1 trường hợp, Campuchia 1 trường hợp, Sri Lanka 1 trường hợp, Afghanistan 1 trường hợp, Macedonia 1 trường hợp, Estonia 1 trường hợp, Nigeria 1 trường hợp, Lithuania 1 trường hợp, New Zealand 1 trường hợp, Belarus 1 trường hợp, Monaco 1 trường hợp, Luxembourg 1 trường hợp, Ireland 1 trường hợp, Dominican 1 trường hợp.
Thế giới ghi nhận 3.046 trường hợp tử vong, trong đó tại Trung Quốc đại lục 2.913 người, Hàn Quốc 22 người, Iran 54 người, Nhật Bản 12 người (trong đó tàu Diamon Princess 6 người), Philippines 1 người, Hồng Kông (Trung Quốc) 2 người, Italia 34 người, Pháp 2 người, Đài Loan (Trung Quốc) 1 người, Mỹ 2 người, Thái Lan 1 người, Australia 1 người, San Marino 1 người./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư Hà Nội: Cách ly là giải pháp hàng đầu để phòng dịch COVID – 19
14:35' - 02/03/2020
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cách ly phòng chống dịch do virus corona theo các cấp độ vẫn là giải pháp quan trọng hàng đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 0 giờ ngày 3/3, Việt Nam tạm dừng miễn thị thực đơn phương cho công dân Italia
14:28' - 02/03/2020
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, “từ 0 giờ ngày 3/3, Việt Nam sẽ tạm dừng miễn thị thực đơn phương cho công dân Italia”.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất ngừng đón các chuyến bay chở khách từ Hàn Quốc
17:19' - 01/03/2020
Các chuyến bay từ Hàn Quốc sẽ chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn và Cần Thơ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà: Hoàn thành đồng bộ và vượt tiến độ nhiều công trình trọng điểm
10:54'
Ngành xây dựng xác định quyết tâm hoàn thành đồng bộ và đúng hạn hoặc hơn nữa là vượt tiến độ các dự án vì đó là danh dự, trách nhiệm của ngành trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận đưa vào hoạt động hai công trình giao thông trọng điểm
10:38'
Sáng 19/4, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức khánh thành đưa vào hoạt động 2 tuyến đường giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhìn lại hành trình hơn 2 năm xây dựng Nhà ga T3 - sân bay Tân Sơn Nhất
10:23'
Sau hơn hai năm kể từ ngày Thủ tướng phát lệnh khởi công, dự án Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) có vốn đầu tư lên tới 11.000 tỉ đồng, đã đi vào hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang, Bắc Ninh hợp nhất thành “siêu tỉnh công nghiệp”
10:13'
Khi hợp nhất, tỉnh Bắc Ninh (mới) sẽ có vai trò, vị thế rất lớn, trở thành một “siêu tỉnh công nghiệp” do hợp nhất hai “thủ phủ công nghiệp” của miền Bắc trước đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố triển khai thí điểm nhận diện sinh trắc học tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất
10:07'
Sáng 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương khát vọng vươn tầm - Bài cuối: Định hình tương lai
09:17'
Chiến lược phát triển đến năm 2045 của Bình Dương là "Từ công xưởng sản xuất đến vùng đổi mới sáng tạo - đô thị thông minh - phát triển vì con người".
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương khát vọng vươn tầm - Bài 1: Thủ phủ công nghiệp thế hệ mới
09:17'
Trên chặng đường bứt phá và hướng tới tương lai bền vững của Bình Dương đã quy tụ khát vọng, công nghệ, khai thác động lực đầu tư, hạ tầng kết nối và cú hích từ những dự án tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung tâm Thương mại 5.400 tỷ đồng ở Cần Thơ sẽ khởi công ngày 26/4
20:13' - 18/04/2025
Dự án Trung tâm Thương mại Aeon Mall Cần Thơ với tổng mức đầu tư 5.400 tỷ đồng sẽ chính thức khởi công vào ngày 26/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam
20:12' - 18/04/2025
Chiều 18/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki nhằm trao đổi về một số nội dung tăng cường hợp tác giữa hai nước.