Điểm tựa cho nhiều gia đình thoát nghèo bền vững
Thực tiễn tại Tây Ninh hoạt động tín dụng chính sách theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã và đang minh chứng cho sự phát triển vững mạnh và ngày càng có hiệu quả, chuyển tải kịp thời vốn tín dụng chính sách xã hội tới các đối tượng thụ hưởng, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, phát triển kinh tế.
Cùng vượt qua khó khăn
Ông Đào Anh Tuấn, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh cho biết, những năm đầu mới thành lập (từ năm 2002), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh (đơn vị chỉ đạo hoạt động Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh) và cấp huyện chỉ có 3 chương trình tín dụng được ủy thác, với 7 cán bộ phụ trách, có tổng dư nợ trên 98 tỷ đồng.
Đến nay, các tổ chức chính trị - xã hội đang thực hiện ủy thác 15 chương trình tín dụng chính sách, với trên 416 cán bộ hội, đoàn - từ cấp xã đến cấp tỉnh tham gia vào hoạt động ủy thác cho vay, với 2.636 Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động trên tất cả các ấp, khu phố thuộc 94 xã, phường, thị trấn của tỉnh, với tổng dư nợ trên 3.133 tỷ đồng (tăng 45,6 lần so với khi mới thành lập), với 110.235 hộ vay, chiếm 97,7% tổng dư nợ. Ông Nguyễn Xuân Thi, ngụ ấp Thạnh Lộc, xã Thanh Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh cho biết, trước đây gia đình ông thuộc diện hộ nghèo ở địa phương, cuộc sống gia đình hết sức khó khăn, vợ chồng ông phải đi làm thuê khắp nơi, để lại 4 đứa con ở nhà tự đi học và chăm sóc lẫn nhau. Dù hoàn cảnh vất vả, khổ cực nhưng niềm vui và hạnh phúc lớn nhất của hai vợ chồng ông đó là các con rất ngoan và hiếu học. Năm 2008, con gái lớn của ông nhận giấy báo trúng tuyển thi đỗ đại học, trong niềm vui của gia đình, bà con hàng xóm đến chúc mừng, thì vợ chồng ông lại nom nóp lo sợ khoảng học phí phải đóng để lo cho con. “Thấy được hoàn cảnh gia đình, chính quyền ở ấp và Tổ tiết kiệm và vay vốn đã xét cho tôi vay số tiền 24 triệu đồng từ nguồn vốn sinh viên học sinh. Và lần lượt 3 người con còn lại của tôi cũng được xem vay vốn khi bước vào đại học, với tổng số tiền vay vốn sinh viên học sinh là 141 triệu đồng/3 người con. Đến nay gia đình còn nợ ngân hàng với số tiền 60 triệu đồng, gia đình tôi sẽ tiếp tục chấp hành tốt việc trả nợ khi đến hạn", ông Nguyễn Xuân Thi phấn khởi cho biết. Còn với ông Đoàn Văn Thành, ngụ ấp Hiệp Bình, xã Hòa Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh trước đây cũng thuộc diện hộ nghèo của xã. Năm 2010, được xét duyệt vay 15 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành để đầu tư chăn nuôi bò sinh sản. Sau 5 năm đàn bò đã phát triển hơn 10 con và đã trả hết khoản nợ vay cũ, gia đình tiếp tục được Ngân hàng Chính sách xã hội xét duyệt cho vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm để mở rộng chăn nuôi. Nhờ phát triển chăn nuôi đúng hướng, gia đình ông Thành đã trả hết nợ vào năm 2020 và hiện nay mỗi năm đàn bò mang về cho gia đình ông mức thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Cuộc sống gia đình của ông từng bước được ổn định, vươn lên thoát nghèo và chăm lo cho 2 con được học hành đầy đủ.Nhiều kết quả nổi bật
Tính đến tháng 10/2022, tổng nguồn vốn vay ủy thác đạt trên 3.274 tỷ đồng, tăng 350 tỷ đồng so với đầu năm; trong đó, nguồn vốn cân đối từ trung ương đạt trên 2.976 tỷ đồng, tăng 311 tỷ đồng; vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt trên 297 tỷ đồng, tăng 39 tỷ đồng, đạt 130% kế hoạch giao. Tổng doanh số cho vay từ đầu năm 2022 đến tháng 10/2022 đạt trên 860 tỷ đồng; doanh số thu nợ trên 510 tỷ đồng.
Đánh giá về hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách mang lại, bà Trần Thị Lan, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh cho biết, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần tích cực trong giảm nghèo, giải quyết việc làm, góp phần hạn chế tình trạng học sinh sinh viên không phải bỏ học do nguyên nhân gia đình gặp khó khăn về tài chính; nhiều hộ gia đình xây dựng được các công trình nước sạch và vệ sinh; nhiều hộ nghèo có nhà ở ổn định, khang trang hơn, góp phần đáng kể trong việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế tại địa phương. Cũng theo bà Trần Thị Lan, qua 20 năm triển khai tín dụng chính sách xã hội theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ đã giúp hơn 479 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, giúp gần 48 nghìn hộ đã vượt qua ngưỡng nghèo; giải quyết cho 82 nghìn lao động có việc làm; giúp hơn 57 nghìn em học sinh, sinh viên được vay vốn đi học, gần 355 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh được xây mới, cải tạo; giúp hơn 1,2 nghìn lượt hộ nghèo vay vốn để xây nhà ở và xây mới, cải tạo sửa chữa 187 căn nhà. Ông Đào Anh Tuấn, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh cũng cho biết, qua 9 tháng năm 2022, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp 3.580 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có vốn để sản xuất kinh doanh vươn lên phát triển kinh tế, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống; giúp 741 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tốt hơn để theo học đại học, cao đẳng và học nghề; giúp 3 doanh nghiệp vay vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh và trả lương cho 10.710 lao động bị ảnh hưởng dịch COVID–19, tạo điều kiện cho 6.427 lao động có việc làm tăng thêm thu nhập. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh – Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh Võ Đức Trong cho biết, tỉnh vừa yêu cầu Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh và Ban đại diện các huyện, thị xã, thành phố Tây Ninh từ nay đến cuối năm 2022 cần tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, tích cực huy động, khai thác các nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay cho đối tượng thụ hưởng, đảm bảo 100% đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn đều được tiếp cận vốn tín dụng chính sách./.>>>Mang dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với người nghèo
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Chính sách tín dụng giúp người dân vươn lên thoát nghèo
08:22' - 12/11/2022
Để góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang đã triển khai có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn.
-
Ngân hàng
Hải Dương khơi thông nguồn vốn, hỗ trợ người nghèo
09:05' - 05/11/2022
Hải Dương phấn đấu 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Argentina cho phép niêm yết giá hàng hóa và thanh toán bằng đồng USD
08:47'
Ngân hàng trung ương Argentina (BCRA) cũng thông báo sẽ cho phép người dân nước này thực hiện mọi thanh toán bằng USD với thẻ ghi nợ bắt đầu từ tháng Hai tới.
-
Ngân hàng
HDBank chính thức nhận chuyển giao bắt buộc, bắt đầu thời kỳ ổn định phát triển cho DongABank
11:19' - 17/01/2025
Sau chuyển giao bắt buộc, DongABank hoạt động dưới hình thức ngân hàng TNHH một thành viên do HDBank sở hữu, đảm bảo mọi quyền lợi của người gửi tiền và khách hàng.
-
Ngân hàng
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc
11:18' - 17/01/2025
Ngày 17/1, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quyết định chuyển giao bắt buộc GPBank do Nhà nước là chủ sở hữu 100% vốn cho VPBank theo Phương án được Chính phủ phê duyệt.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 17/1: Giá USD biến động trái chiều tại các ngân hàng
08:40' - 17/01/2025
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.198 - 25.558 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 9 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với đầu giờ sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Fed có thể hạ lãi suất 3 đến 4 lần trong năm 2025
07:48' - 17/01/2025
Quan chức cấp cao của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết cơ quan này có thể sẽ giảm lãi suất 3 đến 4 lần trong năm nay nếu như dữ liệu lạm phát chuyển biến tích cực.
-
Ngân hàng
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược Phát triển bền vững ESG
16:58' - 16/01/2025
Ủy ban này có nhiệm vụ xây dựng và triển khai chiến lược phát triển bền vững của ABBANK, đảm bảo mọi hoạt động đều phù hợp với định hướng phát triển dài hạn của ngân hàng.
-
Ngân hàng
Kiều hối chuyển về Tp. Hồ Chí Minh đạt hơn 9,5 tỷ USD
16:45' - 16/01/2025
Lượng kiều hối chuyển về Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong năm 2024.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 16/1: Giá USD tiếp tục giảm nhẹ
08:47' - 16/01/2025
Tại các ngân hàng thương mại lúc 8h27, Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.189 - 25.549 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 5 đồng so với đầu giờ sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 15/1: Giá USD và NDT đi xuống
08:52' - 15/01/2025
Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.194 - 25.554 VND/USD (mua vào - bán ra). So với đầu giờ sáng hôm qua, giá mua vào và bán ra USD tại 2 ngân hàng trên đã giảm 9 đồng.