Điểm yếu của các ngân hàng Đức bị phơi bày
Lợi nhuận của những ngân hàng một thời đình đám ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu này gần như là thấp nhất trong số các ngân hàng trong khu vực. Gần 2.000 ngân hàng thương mại, tương hỗ và thuộc sở hữu chính phủ của Đức, có biên lợi nhuận mỏng nhất.
Trong nhiều năm, chiến lược của hầu hết các ngân hàng Đức là lôi kéo khách hàng mới bằng việc mở tài khoản miễn phí và thưởng tiền mặt cho việc chuyển ngân hàng.
Các ngân hàng nước này sử dụng biên khoản chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi để tài trợ cho các hoạt động bán lẻ và hệ thống thanh toán. Khi lãi suất tăng lên, mô hình đó đã che đậy cho tình trạng kém hiệu quả trong các hoạt động của ngân hàng.
Theo Moody's, chi phí của các ngân hàng Đức ngốn khoảng 73% doanh thu, so với mức 64% của phần còn lại trong Khu vực sử dụng đồng euro vào năm 2015. Tỷ lệ chi phí trên doanh thu này vượt mức trung bình của khối trong năm năm qua.
Tuy nhiên, việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) áp dụng mức lãi suất âm đã cho thấy sự phụ thuộc của các ngân hàng Đức vào lãi suất và làm giảm nguồn thu cần để đầu tư cho những cải tiến và đảm bảo rằng các ngân hàng có khoản dự trữ bắt buộc phòng tình huống xấu.
Sức ép này được cho là có thể sẽ dẫn tới các vụ sáp nhập và đóng cửa ngân hàng trong thời gian tới, bên cạnh việc các ngân hàng cũng sẽ cần áp dụng các chiến lược mới.
Đầu tháng này, ngân hàng Raiffeisen Gmund, một trong hơn 1.000 ngân hàng hợp tác xã của Đức, đã phá tiền lệ, khi thông báo sẽ tính phí gửi tiền đối với các khách hàng giàu có, do không muốn cắt giảm dịch vụ hay sáp nhập với các ngân hàng khác.
Postbank, một trong những ngân hàng đi tiên phong trong việc duy trì tài khoản miễn phí cho khách hàng, tháng này đã áp dụng mức phí 3,9 euro/tháng đối với 5,3 triệu chủ tài khoản. Các ngân hàng khác đang tăng đầu tư vào các sản phẩm số, nhưng chưa muốn bỏ các chi nhánh thực tế sử dụng nhiều lao động.
Theo nhà phân tích Katharia Barten của Moody's, mỗi ngân hàng đang theo đuổi chiến lược tăng trưởng, nhưng với sự bão hòa của thị trường và nhu cầu thấp, không có dấu hiệu cho thấy sự phục hồi lợi nhuận và đây sẽ vẫn là vấn đề.
Cắt giảm chi phí thông qua cắt giảm chi nhánh, nhân công và các sản phẩm là đòn bẩy chính mà các ngân hàng tiếp tục có thể sử dụng. HVB của UniCredit đã đóng cửa một nửa số chi nhánh và Deutsche Bank đang nhanh chóng làm điều này.
Theo số liệu của Ngân hàng trung ương Đức Bundesbank, tổng các chi nhánh ngân hàng đã giảm khoảng 1.300 trong năm ngoái, xuống còn 34.000.
Các vụ sáp nhập và đóng cửa có kiểm soát các ngân hàng phá sản được cho là sẽ sàng lọc các ngân hàng ở Đức trong vài năm tới.
>>> Hàng triệu tài khoản của Deutsche Bank bị ảnh hưởng do sự cố IT
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Liệu thế giới có xảy ra khủng hoảng ngân hàng mới? (Phần II)
07:12' - 20/08/2016
Thế giới có thể đang đứng bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng mới với những dấu hiệu đang khá rõ ràng.
-
Ngân hàng
Ngân hàng hơn 500 tuổi ở Italy nỗ lực thu hút đầu tư
09:23' - 09/08/2016
Monte dei Paschi di Siena (MPS) và một số ngân hàng đang gặp khó khăn của Italy dự định “quyến rũ” các ngân hàng đầu tư bằng việc chào mời cơ hội kiếm lời hấp dẫn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
ECB có thể cần hạ lãi suất sâu hơn nếu nền kinh tế “hụt hơi”
09:00'
Nếu các rủi ro suy thoái gia tăng và kìm hãm lạm phát, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ là điều cần thiết.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
19:10' - 11/07/2025
Tính đến cuối năm 2024, cả nước có 1.176 quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động tại 57 tỉnh, thành phố, với gần 2 triệu thành viên tham gia. Tổng tài sản hệ thống đạt 191,5 nghìn tỷ đồng.
-
Ngân hàng
OCB bổ nhiệm Giám đốc Tài chính mới
16:29' - 11/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính kể từ ngày 15/7/2025.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Tiền giả thấp nhờ thanh toán không dùng tiền mặt
15:47' - 11/07/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết tổng cộng có 48 tờ tiền giả đã được phát hiện tại nước này trong nửa đầu năm 2025, trong bối cảnh xu hướng giao dịch không dùng tiền mặt tiếp tục gia tăng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 11/7: Giá USD và NDT nối dài chuỗi giảm
08:59' - 11/07/2025
Vietcombank điều chỉnh giảm 30 đồng ở cả hai chiều giao dịch, đưa tỷ giá USD hôm nay 11/7 xuống còn 25.920 - 26.280 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Giám đốc Tài chính OCB xin thôi nhiệm
18:27' - 10/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa thực hiện công bố thông tin về việc đã nhận đơn xin thôi nhiệm của ông Nguyễn Huy Đức – Giám đốc Tài chính, theo nguyện vọng cá nhân.
-
Ngân hàng
Nguyên nhân Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản
10:45' - 10/07/2025
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã giữ nguyên lãi suất cơ bản 2,5% nhằm đảm bảo ổn định tài chính trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng của giá nhà đất và nợ hộ gia đình.
-
Ngân hàng
Thuế quan của Mỹ: Fed chia rẽ về ảnh hưởng đối với lạm phát
10:14' - 10/07/2025
Nội bộ Fed đã có sự chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách của cơ quan này về triển vọng lãi suất, chủ yếu bắt nguồn từ khác biệt trong kỳ vọng về việc thuế quan có thể ảnh hưởng đến lạm phát.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 10/7: Giá USD và NDT biến động nhẹ
08:54' - 10/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay 10/7 tại Vietcombank là 25.950 - 26.310 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng ở cả chiều mua và bán.