Diễn biến dịch sẽ phức tạp với chiều hướng khó khăn hơn các đợt dịch trước
Ngay sau khi Bệnh viện K thông báo đóng cửa vì xuất hiện 10 ca mắc COVID-19, Bộ Y tế đã cử đoàn công tác do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Đội trưởng đội cơ động phản ứng nhanh của Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo Bệnh viện K.
Phó Giáo sư Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh, không được chủ quan và phải đặt tình huống mức độ dịch và số lượng bệnh nhân có chiều hướng gia tăng phức tạp tại Bệnh viện K để chủ động các biện pháp phòng ngừa. Nhân dịp này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê đã có cuộc trao đổi nhanh với phóng viên:
Phóng viên: Xin ông cho biết tình hình của Bệnh viện K hiện nay như thế nào?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê: Hiện nay, chúng tôi đã nhận được văn bản báo cáo của Giám đốc Bệnh viện về việc tạm thời không tiếp nhận bệnh nhân ở cả 3 cơ sở khám chữa bệnh của Bệnh viện K.
Theo báo cáo của Bệnh viện, làm việc với Ban Giám đốc Bệnh viện và qua đường dây nóng, Bệnh viện chủ động trong việc sàng lọc một số ca nghi ngờ theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Tiểu ban điều trị. Bệnh viện đã phát hiện một số ca nghi ngờ dương tính trong nhóm ở khoa Gan - Mật - Tụy và trong nhóm người nhà bệnh nhân. Do vậy, để ngăn chặn kịp thời dịch trong bệnh viện và tránh lây lan ra cộng đồng, Bệnh viện đã tạm thời dừng tiếp nhận bệnh nhân và thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế.Phóng viên: Xin ông cho biết bệnh viện đã phản ứng như thế nào sau khi phát hiện ca dương tính với SARS-CoV-2?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê: Bệnh viện đã hết sức tích cực, việc đầu tiên là tạm ngưng nhận bệnh nhân mới đến, tiếp đó là tổ chức cách ly ngay các bệnh nhân ở khoa Gan - Mật - Tụy, nơi mà đã phát hiện ra các ca dương tính.
Tiếp nữa là Bệnh viện tổ chức truy vết, xét nghiệm nhanh toàn bộ các nhân viên y tế trong bệnh viện, những người liên quan F1, F2 và đặc biệt là truy vết những người liên quan đến bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ở khoa Gan - Mật - Tụy của bệnh viện, cùng với các biện pháp về kiểm soát nhiễm khuẩn, biện pháp tăng cường chăm sóc và điều trị bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân nặng, cùng với chuẩn bị công tác hậu cần trong trường hợp bị cách ly theo quy định của Bộ Y tế. Lãnh đạo Bộ Y tế và các Vụ, Cục liên quan phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo bệnh viện và các nhân viên chủ chốt của Bệnh viện K triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.Phóng viên: Xin ông cho biết, tình hình tại Bệnh viện K có căng thẳng hay không, xác định được nguồn lây hay chưa?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê: Chúng ta biết rằng trong đợt dịch này thì chủng virus được tìm thấy ở một số trường hợp mắc đều có tốc độ lây lan rất nhanh. Hiện nay đã xác định được 10 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có cả bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân. Bệnh viện K đang phối hợp với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội tiếp tục mở rộng xét nghiệm đến toàn bộ cán bộ, công nhân viên, các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Chúng ta không được chủ quan và phải đặt tình huống mức độ dịch và số lượng bệnh nhân có chiều hướng gia tăng phức tạp tại Bệnh viện K để chủ động các biện pháp phòng ngừa.Phóng viên: Theo ông, cần làm gì để ngăn chặn làn sóng dịch tràn vào các bệnh viện?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê: Hiện nay các bệnh viện và cơ sở y tế đều đã tổ chức kiểm soát và cách ly theo quyết định 3088/QĐ-BYT về tiêu chí Bệnh viện an toàn.
Tuy nhiên, khi xuất hiện các ca bệnh, với tính chất phức tạp của diễn biến của dịch bệnh, các tỉnh, thành phố một mặt cần tích cực nâng mức cảnh báo lên trên 1 mức, đồng thời tiến hành các biện pháp chủ động ngăn ngừa để đẩy lùi sớm dịch bệnh. Các bệnh viện có xuất hiện ca bệnh COVID-19 sẽ dừng tiếp nhận bệnh nhân để sàng lọc và phát hiện sớm các ca nhiễm trong bệnh viện khi không may để lọt ca bệnh này.Phóng viên: Bộ Y tế đánh giá tình hình lần này so với các đợt dịch trước như thế nào, giải pháp nào để các bệnh viện an toàn trước dịch bệnh, thưa ông?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê: Theo như Bộ trưởng Bộ Y tế đã nói, đợt dịch này và diễn biến đợt dịch này sẽ phức tạp hơn với chiều hướng khó khăn hơn các đợt dịch trước.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn công tác do các lãnh đạo Bộ Y tế cùng các Vụ, Cục của Bộ đi kiểm tra các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực biên giới Tây Nam, khu vực phía Bắc. Đại diện các Vụ, Cục của Bộ Y tế cũng đã tổ chức đi kiểm tra bệnh viện an toàn, thực hiện bộ tiêu chí chất lượng Bệnh viện về phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế.
Đặc biệt, Bộ Y tế đã ban hành rất nhiều văn bản, công điện đôn đốc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương với thông điệp: “Tất cả các bệnh viện ở Việt Nam hãy nâng mức độ cảnh báo, cảnh giác lên mức cao nhất để phòng, chống dịch COVID-19”. Về phía các bệnh viện, phải có các thông báo từ cổng, tổ chức cách ly, phân luồng bệnh nhân và đặc biệt coi các bệnh nhân đến đều là F0 để có các biện pháp phòng tránh phù hợp. Tất cả các bệnh nhân đến đều được sàng lọc và khai báo y tế. Song song với đó, tổ chức sàng lọc xét nghiệm cho tất cả các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ở các khu vực có dịch trong cộng đồng. Với các bệnh viện ở khu vực chưa có dịch trong cộng đồng thì định kỳ 3 ngày/tuần phải xét nghiệm cho các bác sĩ tuyến đầu như ở phòng khám bệnh, khoa hồi sức tích cực, thận nhân tạo và các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong khu vực này. Tất cả các bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai thực hiện nghiêm các văn bản hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế về việc thực hiện giãn cách trong bệnh viện, thực hiện khuyến cáo 5K, hạn chế người nhà tới thăm bệnh nhân, tổ chức chăm sóc người bệnh toàn diện, kê giường bệnh giãn cách 2m. Đối với các bệnh nhân mãn tính, các bệnh viện kê đơn thuốc tùy theo tình trạng bệnh và tối đa được kê đơn thuốc 3 tháng và Bảo hiểm y tế sẽ thanh toán, để họ không phải tới bệnh viện mà vẫn có thuốc. Tất cả bệnh viện phải truyền thông để giảm người dân đến bệnh viện, nhất là giai đoạn dịch đang bùng phát, giảm việc thăm khám. Bên cạnh đó các bệnh viện phải tăng cường chất lượng xét nghiệm như chỉ đạo của Bộ Y tế; tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, chống lây nhiễm chéo, thực hiện nghiêm đeo khẩu trang và phương tiện phòng hộ cá nhân theo như các văn bản quy định của Bộ Y tế hướng dẫn. Bên cạnh đó, các Sở Y tế hướng dẫn chặt chẽ các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân. Các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện nghiêm việc quản lý nhân viên y tế, tránh lây dịch bệnh từ các những nhà hàng, quán bar, quán karaoke… Đồng thời, lãnh đạo ngành y tế các địa phương phải quan tâm, động viên các nhân viên y tế để cùng nhau đồng lòng phòng, chống dịch bệnh, bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân lây bệnh để chống dịch hiệu quả, ngăn chặn dịch bệnh lây lan./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Báo Mỹ đánh giá về biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam
07:08' - 04/05/2021
Trang mạng vox.com của Mỹ đã đăng bài viết về các biện pháp hiệu quả của Việt Nam trong công tác phòng chống đại dịch COVID-19 thời gian qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Fitch: Biện pháp chống dịch COVID-19 của Việt Nam góp phần nâng tín nhiệm quốc gia
06:31' - 30/04/2021
Tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ và các biện pháp chống dịch hiệu quả đã hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam vượt qua đại dịch COVID-19, góp phần nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia từ “ổn định” lên “tích cực”.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam tiếp cận góc nhìn chuyên gia WTO ứng phó rủi ro với hàng xuất khẩu
10:53' - 14/07/2025
Tham tán Công sứ Phạm Quang Huy – Phó Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva – vừa tham dự hội thảo về “Mức độ rủi ro và phản ứng thương mại của các nước đối với việc thuế quan gia tăng”.
-
Ý kiến và Bình luận
Vì sao Việt Nam là điểm đến ưa thích hàng đầu của người Australia?
09:43' - 14/07/2025
Theo trang tin Sky News (Australia), khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi nhiều lý do.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga thảo luận nhiều vấn đề quan trọng
09:11' - 14/07/2025
Ngày 13/7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại thủ đô Bắc Kinh.
-
Ý kiến và Bình luận
Financial Times: Châu Âu sẽ siết thuế với doanh nghiệp lớn
17:12' - 12/07/2025
Theo Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh thuế đối với các công ty lớn hoạt động tại châu Âu, trong nỗ lực tạo ra các nguồn thu mới cho ngân sách chung của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15' - 12/07/2025
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.