Báo Mỹ đánh giá về biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam
Tác giả bài báo khẳng định các biện pháp được triển khai sớm và quyết liệt như đóng cửa biên giới đã giúp Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh mà vẫn duy trì phát triển kinh tế.
Khi dịch bùng phát năm 2020, biện pháp hạn chế đi lại đã nhanh chóng được áp đặt trên diện rộng ở nhiều nước.
Theo một đánh giá, chưa bao giờ trong lịch sử, việc đi lại trên toàn cầu bị hạn chế "một cách mạnh tay" như vậy: giảm khoảng 65% hoạt động đi lại trong nửa đầu năm 2020.
Hơn một năm sau, khi các nước bắt đầu thử nghiệm mở cửa trở lại các đường biên giới với "hộ chiếu vaccine", các chiến dịch kích cầu du lịch cũng như một loạt các biện pháp mới nhằm ngăn chặn các biến thể của virus SARS-CoV-2 lây lan, một loạt các hạn chế vẫn tiếp tục được thực thi.
Nhưng rất ít quốc gia có thể đạt thành quả như Việt Nam trong thời đại dịch: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình đầu người đạt 2.700 USD.
Năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã đạt 2,91%, nằm ngoài mọi dự báo của các chuyên gia kinh tế và Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất châu Á trong năm ngoái.
Theo bài báo, các chuyên gia y tế toàn cầu nhận định chính các biện pháp hạn chế đi lại một cách nghiêm ngặt kết hợp với cách ly bắt buộc và truy vết tiếp xúc đã giúp Việt Nam kiểm soát tốt đại dịch.
Giáo sư về y tế cộng đồng Kelley Lee, trường Đại học Simon Fraser, người nghiên cứu về tác động của các biện pháp hạn chế đi lại, nhận định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Chính phủ Việt Nam ứng phó nhanh hơn và đồng bộ trong cả nước so với các nước khác.
Các biện pháp quyết liệt của Việt Nam được thực hiện rất sớm. Ngay từ đầu tháng 1/2020, khi Trung Quốc thông báo dịch bệnh lạ, Bộ Y tế Việt Nam đã công bố hướng dẫn tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại khu vực biên giới với Trung Quốc.
Đến cuối tháng này, lệnh cấm mọi chuyến bay đến và từ Vũ Hán và các địa phương khác có dịch bệnh tại Trung Quốc chính thức có hiệu lực, mọi tuyến giao thông vận tải với Trung Quốc cũng tạm ngừng.
Việt Nam cũng là nước đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á không nhập cảnh người tới từ Trung Quốc.
Đến giữa tháng 3, Việt Nam đã ngừng cấp thị thực cho mọi khách nước ngoài và sau đó ngừng toàn bộ các chuyến bay thương mại.
Theo giáo sư chuyên ngành y tế công Karen Grepin, Đại học Hong Kong (Trung Quốc), cách xử lý của Việt Nam là bài học về giá trị của các biện pháp kiểm soát biên giới.
Trong khi đó, chuyên gia dịch tễ học tại Đại học Y học nhiệt đới và dịch tễ London, ông Mark Jit khẳng định các biện pháp hạn chế dường như phát huy tác dụng tốt nhất khi được thực thi vào lúc chúng có vẻ đang gây hậu quả quá mức, tức là trước hoặc sau khi xảy ra lây nhiễm trong cộng đồng.
Theo ông, các biện pháp hạn chế đi lại trên chính là giải pháp để ngăn chặn kịch bản tồi tệ xảy ra.
Chuyên gia kinh tế Sarah Bales người Mỹ, sống và làm việc tại Việt Nam từ năm 1992, nhận định "Việt Nam có cách tiếp cận rất khoa học và phù hợp" trong phòng dịch.
Quan sát tình hình dịch bệnh ngày một nghiêm trọng tại Mỹ và châu Âu, bà Bales bày tỏ sự yên tâm khi được sống tại Việt Nam.
Cũng như nhiều người nước ngoài khác đang sống ở Việt Nam, bà nhấn mạnh việc phải bớt đi quyền riêng tư và một phần tự do cá nhân để có được một cuộc sống tương đối thoải mái và an toàn ở Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành là hoàn toàn thỏa đáng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ADB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi 6,7% bất chấp sự trở lại của COVID-19
17:15' - 28/04/2021
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi ở mức 6,7% trong năm nay và thậm chí sẽ tăng lên 7% trong năm 2022 bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 ở các quốc gia lân cận.
-
Ý kiến và Bình luận
ADB: Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,7%
12:42' - 28/04/2021
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2021 - Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,7%
-
Ý kiến và Bình luận
Oxford Economics: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có đà nhờ vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu
07:20' - 23/04/2021
Công ty tư vấn Oxford Economics đã đưa ra những đánh giá tích cực về Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Mexico có khả năng chiếm được thị phần năng lượng từ Nga?
08:20'
Theo hãng tin Reuters (Vương quốc Anh), trong tháng 3 và 4/2022, nhập khẩu dầu nhiên liệu của Mỹ từ Mỹ Latinh đã đạt trung bình 200.000 thùng/ngày, tăng 49% so với 12 tháng trước đó.
-
Ý kiến và Bình luận
EU khẳng định không thay đổi lập trường về đàm phán hậu Brexit
13:22' - 20/05/2022
EU sẽ không đưa ra chỉ thị mới đàm phán lại các quy định thương mại hậu Brexit liên quan đến Nghị định thư Bắc Ireland.
-
Ý kiến và Bình luận
Đức cam kết viện trợ không hoàn lại 1 tỷ euro cho Ukraine
09:06' - 20/05/2022
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner ngày 19/5 công bố nước này sẽ đóng góp 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) hỗ trợ tài chính cho Chính phủ Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
EU thúc đẩy thành lập Cộng đồng địa chính trị châu Âu
09:33' - 19/05/2022
Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/5 thông báo khối này sẽ nỗ lực thành lập "Cộng đồng địa chính trị châu Âu" để chuẩn bị cho sự hội nhập của các ứng cử viên gia nhập EU.
-
Ý kiến và Bình luận
Italy cảnh báo rủi ro từ việc không tiêm vaccine
09:00' - 19/05/2022
Ngày 18/5, Bộ Y tế Italy đã gửi văn bản đến chính quyền các địa phương, yêu cầu hành động để nâng cao tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed muốn tăng trưởng kinh tế của Mỹ chậm lại
10:30' - 18/05/2022
Nến kinh tế lớn nhất thế giới đối mặt với lạm phát ở mức cao nhất trong bốn thập niên, khiến Fed phải nỗ lực kiểm soát sức ép giá cả.
-
Ý kiến và Bình luận
Hãng thông tấn Malaysia đánh giá tích cực trang thông tin của TTXVN
10:12' - 18/05/2022
TTXVN đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và luôn nỗ lực truyền tải nội dung thông tin nhanh chóng, đầy đủ và đa dạng trên trang web.
-
Ý kiến và Bình luận
Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan lo ngại về tình trạng giá nội địa tăng
08:45' - 18/05/2022
Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã bày tỏ lo ngại ngày càng tăng về triển vọng xuất hàng trong quý II/2022, do giá nội địa tăng mạnh có thể khiến các nhà nhập khẩu ngừng mua gạo của nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
Chính sách “không COVID” của Trung Quốc sẽ kìm hãm đà phục hồi của ngành hàng không châu Á
17:32' - 17/05/2022
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ngày 17/5 cảnh báo chính sách “Không COVID” của Trung Quốc sẽ kìm hãm đà phục hồi hoàn toàn của du lịch hàng không tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.