Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 7
Diễn đàn có sự tham dự của trên 90 đại biểu gồm các quan chức chính phủ, nhà nghiên cứu đến từ 10 nước ASEAN, 8 nước Đối tác Đối thoại của ASEAN (gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ), Ban Thư ký ASEAN cùng đại diện một số tổ chức quốc tế liên quan.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam nhấn mạnh: Biển và đại dương luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Với ý nghĩa đó, hợp tác biển luôn là một ưu tiên cao trong các cơ chế, khuôn khổ cũng như chương trình, kế hoạch hợp tác ở khu vực.
Ghi nhận một số tiến triển trong hợp tác biển khu vực thời gian quan, trong đó có những sáng kiến ứng phó ô nhiễm môi trường biển, xử lý nạn rác thải, chống đánh bắt cá trái phép và khai thác bền vững tài nguyên biển…, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng chỉ ra những thách thức nhiều mặt mà khu vực đang phải đối mặt.
Đó là các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia trên biển, ô nhiễm môi trường biển, a-xít hóa đại dương, an ninh an toàn của ngư dân và người đi biển, cho tới tranh chấp chưa được giải quyết, tình căng thẳng và nguy cơ sự cố gia tăng, nhất là ở Biển Đông. Những thách thức này đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới tiềm năng và triển vọng hợp tác biển ở khu vực.
Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đề nghị các đại biểu tham dự Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng tập trung kiểm điểm toàn diện tình hình hợp tác biển thời gian qua, xác định những khó khăn, trở ngại và khuyến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hợp tác biển trong thời gian tới.
Trong đó có việc tăng cường vai trò của Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng để hỗ trợ cho công tác phối hợp các hoạt động hợp tác biển ở khu vực.
Đặc biệt, trong bối cảnh kỷ niệm 25 năm Công ước Luật biển 1982 có hiệu lực, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đề nghị các đại biểu tiến hành đánh giá công tác áp dụng quy định của Công ước ở khu vực thời gian qua, trao đổi cách thức nhằm củng cố hơn nữa vai trò của văn kiện nền tảng này cũng như bảo đảm mọi hoạt động trên biển ở khu vực đều tuân thủ Công ước.
Theo chương trình, Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 7 dự kiến gồm phiên thảo luận mở về chủ đề 25 năm thực thi Công ước Luật biển 1982, và phiên thảo luận kín để trao đổi về tình hình hợp tác và an ninh biển biển ở khu vực, rà soát các hoạt động hợp tác và xem xét các đề xuất, sáng kiến mới, cũng như định hướng tương lai cho Diễn đàn.
Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF) thành lập và nhóm họp lần đầu tiên vào năm 2012, được tổ chức ngay sau Diễn đàn Biển ASEAN, nhằm tạo khuôn khổ cho các đối tác tham gia, đóng góp vào đối thoại và hợp tác biển ở khu vực và hỗ trợ cho các nước ASEAN.
Kể từ khi thành lập, EAMF đã trao đổi về nhiều chủ đề hợp tác biển khác nhau, trong đó có việc thực thi Công ước Luật biển, kết nối, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường biển, thúc đẩy kinh tế biển và tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin ở Biển Đông./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Tăng cường gắn kết và thống nhất ASEAN
15:12' - 05/12/2019
Trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ thúc đẩy 5 ưu tiên, cụ thể, duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực trên cơ sở tăng cường đoàn kết, thống nhất ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Góp phần tạo sự đồng thuận trong ASEAN
16:05' - 04/12/2019
Trong năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN 2020. Cùng với đó, Việt Nam còn đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN: "Điểm trũng" hút vốn đầu tư toàn cầu
06:30' - 28/08/2019
Trong khi căng thẳng Mỹ-Trung đang gây ra "cơn bão" mạnh, thì khu vực Đông Nam Á vẫn có hy vọng "vượt bão" nếu họ có những bước đi phù hợp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.