Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019: Kiến tạo - sức bật mới cho sự phát triển
Chiều ngày 17/1, Phiên tổng thể và đối thoại chính sách cấp cao của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019 đã chính thức diễn ra với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Văn Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và đại diện cấp quốc gia của các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ ba (2019) đã thu hút hơn 2.000 đại biểu tham dự qua các phiên hội thảo chuyên đề và đối thoại chính sách. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao sáng kiến của Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần này."Cụm từ "nhanh và bền vững" thực sự là từ khóa quan trọng và hàng đầu, là lựa chọn chiến lược và hành động xuyên suốt, nhất quán của Chính phủ Việt Nam trong nhiều năm qua. Trong chiến lược tăng trưởng nhanh và bền vững, Việt Nam xác định 3 trụ cột quan trọng trong các chính sách và mô hình phát triển bao gồm kinh tế - xã hội và môi trường. Hơn lúc nào hết, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta càng thấu hiểu đà tăng trưởng kinh tế sẽ không thể duy trì lâu dài nếu thiếu bền vững. Phát triển bền vững không mâu thuẫn với tăng trưởng nhanh. Ngược lại, chính là nội hàm quan trọng, làm nên điều kiện cần và đủ của tăng trưởng nhanh trong dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cho rằng Việt Nam đang có sự chuyển dịch về mô hình tăng trưởng lên các nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Đời sống của người dân cũng khấm khá hơn kể cả ở vùng nông thôn, miền núi và hải đảo.
Đặc biệt, chưa có thời điểm nào trước đây, Việt Nam được chứng kiến sự lớn mạnh cùng quyết tâm vươn ra biển lớn của khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, trong năm vừa qua, đã có trên 130 nghìn doanh nghiệp mới thành lập và trên 34 nghìn doanh nghiệp đã hoạt động trở lại. Đó thực sự là tín hiệu đáng mừng.
Đại diện ban tổ chức, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, năm 2019 là một năm đặc biệt quan trọng với vai trò bản lề, nước rút cho việc thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016-2020 và Chiến lược 10 năm 2011-2020.Năm 2019 cũng là năm bước sang một thập niên mới, là mốc thời gian quan trọng trên con đường hiện thực hóa khát vọng mãnh liệt của các bậc tiền nhân cũng như của 100 triệu người Việt Nam, cả trong và ngoài nước về một Việt Nam độc lập, tự cường, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Tương lai phụ thuộc vào quyết tâm và hành động ngày hôm nay.
Năm 2018, Ban Kinh tế Trung ương đã có sự phối hợp chặt chẽ với Ban cán sự Đảng, Chính phủ trong việc nghiên cứu, thẩm định các đề án và đồng tổ chức các sự kiện lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: Diễn đàn kinh tế, Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0, Hội nghị trực tuyến toàn quốc và Triển lãm quốc gia về nông nghiệp, nông dân, nông thôn....Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2019 năm nay với những đánh giá, nhận định về nền kinh tế Việt Nam hiện tại và triển vọng trong trung hạn, nhất là những cơ hội, khó khăn, thách thức cùng với các kiến nghị, đề xuất chính sách có giá trị khoa học và thực tiễn để làm cơ sở cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam xem xét trong quá trình hoàn thiện thể chế và lãnh đạo.
Đồng thời điều hành nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, sáng tạo và bao trùm vì một Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" và mọi người dân Việt Nam được hưởng thụ công bằng từ thành tựu đổi mới và phát triển của đất nước.
Nhắc đến các nhiệm vụ và mục tiêu cần thực hiện trong năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ chỉ đạo việc đánh giá lại toàn bộ các khía cạnh của điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ từ Trung ương đến các địa phương. Theo đó, tập trung vào 3 khía cạnh lớn là tư duy, tiến trình hoạch định phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm trở lại đây; trong đó, chỉ ra những giá trị kế thừa và những bài học kinh nghiệm lớn cần tiếp tục được nhận thức và chỉnh đốn nghiêm túc.Về khía cạnh quản trị của Chính phủ, những mục tiêu về Chính phủ số, các giá trị kiến tạo phát triển và sự liêm chính... khó đi vào thực tiễn nếu không cải cách những nguyên tắc và mô hình quản trị không còn phù hợp.
Chính phủ sẽ đánh giá lại toàn bộ thực trạng và tiềm năng đích thực của các ngành kinh tế có tính chủ lực nhằm kiến tạo sức bật mới cho sự phát triển; trong đó, Chính phủ xác định kinh tế số có vai trò động lực và là cỗ máy tiên phong cho mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng cũng khẳng định, Việt Nam có thể tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, không nhất thiết phải đánh đổi hay lựa chọn giữa chất lượng tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Điều này không chỉ là khẩu hiệu mà thực sự trở thành quyết tâm và hành động của Việt Nam./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Định hướng phát triển trí tuệ nhân tạo trong cách mạng công nghiệp 4.0
18:48' - 17/01/2019
Chủ đề trí tuệ nhân tạo và định hướng chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo của Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0 nhận được sự quan tâm của nhiều diễn giả, chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới
18:11' - 17/01/2019
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ .
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.