Diễn đàn phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022
Tham dự diễn đàn có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương; Lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố ven biển, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
*Nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo nâng lên rõ rệt
Phát biểu chào mừng tại Diễn đàn, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương cho biết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.Nghị quyết đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu, các chủ trương lớn, khâu đột phá và các giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế biển, để đến năm 2045 “ Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn;
Kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước; góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương”.
Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương cho rằng, Nghị quyết là cơ sở quan trọng để các địa phương ven biển như Phú Yên lãnh đạo, chỉ đạo phát triển bền vững kinh tế biển hiệu quả hơn, đồng bộ hơn. Đến nay sau hơn 3 năm triển khai, kinh tế biển cả nước nói chung, Phú Yên nói riêng đã có được những sự phát triển quan trọng, tạo ra được những động lực phát triển cho từng địa phương. Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, trong tiến trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng vai trò của biển. Theo đó, các chủ trương, chính sách lớn về biển và phát triển bền vững kinh tế biển đã được Trung ương xem xét, ban hành để thống nhất tổ chức triển khai thực hiện.Năm 2007, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành "Chiến lược biển Việt Nam". Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Việc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW đã bước đầu đạt được những kết quả tích cực, các cơ quan Trung ương và các địa phương có biển đều đã ban hành chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết. Nhận thức của toàn hệ thống chính trị và người dân về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt.Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững; công tác tìm kiếm cứu nạn, an toàn hàng hải được tăng cường; công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển được chủ động triển khai toàn diện. Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển của đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện rõ rệt.
Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng.
Trong quá trình thảo luận, tham luận và phát biểu ý kiến đóng góp, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị, tập trung đánh giá, làm rõ việc tuyên truyền, quán triệt, ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết; việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng trong Nghị quyết; đánh giá, làm rõ kết quả thực hiện các mục tiêu về: các chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế biển, khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.Bên cạnh đó, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển các ngành kinh tế biển, trong đó có 6 ngành kinh tế biển chủ đạo là: Du lịch và dịch vụ biển; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; nuôi trồng và khai thác hải sản; công nghiệp ven biển; năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh yêu cầu, phân tích những thuận lợi, hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu được nêu tại Nghị quyết, đặc biệt là các nhiệm vụ về: Phát triển đồng bộ, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển; phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển; bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển;Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai; nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế; kiến nghị, đề xuất với Trung ương những giải pháp thực hiện có hiệu lực, hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW trong thời gian tới.
*Tăng cường hợp tác, quản lý, giải quyết ô nhiễm môi trường các vùng biển Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, thế kỷ XXI được xem là “Thế kỷ của đại dương”. Biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội cũng như vấn đề an ninh quốc gia.Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước hiện đóng góp khoảng 3 nghìn tỷ USD mỗi năm, tức 5% GDP của thế giới bao gồm các ngành chính là dầu khí, vận tải biển, cảng, năng lượng tái tạo, thủy sản, hệ sinh thái biển và du lịch biển.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân nhấn mạnh, cần kiến tạo môi trường chính sách, pháp lý cho nền kinh tế biển bền vững, kinh tế xanh để khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững kinh tế biển, thúc đẩy thu hút và huy động được các nguồn lực xã hội cho phát triển các ngành kinh tế biển mới: như điện gió ngoài khơi, nuôi biển xa bờ; tăng cường điều tra cơ bản tập trung thăm dò, tìm kiếm các loại khoáng sản, kim loại chiến lược.
Thứ trưởng lê Minh Ngân cho rằng, khẩn trương triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến biển và hải đảo, phát triển kinh tế biển, trọng tâm là Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia; Quy hoạch các khu vực biển, đảo cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Đầu tư phát triển hạ tầng kết nối các vùng kinh tế động lực ven biển, phát triển hệ thống giao thông hàng hải các-bon thấp và bền vững, các cảng thông minh và thích ứng với khí hậu cũng như các cơ sở hạ tầng biển và ven biển khác, quy hoạch sử dụng đất đô thị, công nghiệp, vùng bờ và biển để phát triển kinh tế bền vững.Phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên và các hoạt động du lịch dựa vào bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái biển và ven biển.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân lưu ý, khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực; thực hiện các dự án thí điểm để tiếp cận tất cả các nguồn năng lượng tái tạo biển, bao gồm năng lượng gió, sóng, thủy triều, dòng chảy, nhiệt và năng lượng mặt trời, nhằm phát huy tối đa tiềm năng về năng lượng tái tạo biển của Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân chỉ ra cần tăng cường hợp tác về quản lý, giám sát và giải quyết ô nhiễm môi trường các vùng biển; giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên đất liền cũng như ô nhiễm từ tàu và ngư cụ thải bỏ; thúc đẩy bảo vệ đa dạng sinh học, các hệ sinh thái và rạn san hô biển phù hợp với xu thế quốc tế;Tích cực tham gia các sáng kiến, hành động toàn cầu để giải quyết ô nhiễm nhựa đại dương phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc, cũng như tham gia hiệu quả vào việc giải quyết các thách thức toàn cầu về môi trường biển và khí hậu, để tận dụng các cơ hội từ xu thế thời đại về giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung: Kết quả thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; giải pháp phát triển khoa học và công nghệ thu hút đầu tư phát triển kinh tế -xã hội các tỉnh ven biển; đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển... *Sáng cùng ngày, Triển lãm cộng đồng giới thiệu các tranh, ảnh với chủ đề bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học biển, đảo, đại dương đã diễn ra bên lề Diễn đàn./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kinh tế biển trở thành “hạt nhân” động lực cho phát triển
20:17' - 11/06/2022
Tỉnh ủy Phú Yên đã ban hành các Nghị Quyết, Chương trình hành động với nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thúc đẩy phát triển kinh tế biển cũng như thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên Giang tập trung phát triển kinh tế biển
16:31' - 02/06/2022
Kiên Giang là một trong 28 tỉnh, thành trong cả nước có biển, có vị tri địa lý, điều kiên tự nhiên đặc trưng với vùng biển lớn trong vùng vịnh Thái Lan rộng trên 63.000 km2.
-
Kinh tế Việt Nam
Bến Tre phát triển kinh tế biển
10:14' - 01/06/2022
Tỉnh tập trung triển khai dự án tuyến đường ven biển giai đoạn 1; tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để sớm triển khai đề án phát triển khu vực kinh tế biển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Rà soát để hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội
15:04'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát lại và điều chỉnh một số điểm trong chính sách để đảm bảo việc phát triển nhà ở xã hội đi đúng hướng, về đích đúng thời hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng BIDV trở thành một Ngân hàng thương mại nhà nước trụ cột
15:03'
Phó Thủ tướng yêu cầu BIDV thực hiện tốt vai trò của NHTM nhà nước chủ lực, chủ đạo dẫn dắt thị trường; tích cực, chủ động và tiên phong trong thực hiện chủ trương chính sách của Đảng,Chính phủ, NHNN.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh nhưng thiếu cát đắp nền
14:19'
Dự án Vành đai 3 đoạn qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ để cuối năm 2025 thông xe đoạn trên cao và thông xe kỹ thuật các đoạn còn lại nhưng đang thiếu cát đắp nền.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm tra ngay khi người dân tố giác hành vi buôn bán hàng giả
13:52'
Các bộ, ngành, địa phương phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đề xuất chuyển tiếp cơ chế đặc thù tại 5 địa phương sau sáp nhập
13:41'
Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Tp Hồ Chí Minh và Cần Thơ sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù.
-
Kinh tế Việt Nam
Nam Định khởi công khu nhà ở xã hội Bãi viên và khánh thành cầu Thiên Trường
13:41'
Sáng 19/5, UBND tỉnh Nam Định khởi công xây dựng dự án Khu nhà ở xã hội Bãi Viên (phường Mỹ Xá, thành phố Nam Định) và khánh thành cầu Thiên Trường vượt sông Đào.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia mang tầm cỡ khu vực và thế giới
13:14'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia thành Trung tâm hội chợ, triển lãm tầm cỡ của khu vực và thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
13:09'
Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài) năm 2025 cho các cơ quan với số vốn là 4.327,121 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Làm rõ cơ quan chịu trách nhiệm nếu có oan sai trong xét xử
12:21'
Sáng 19/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, trong đó các đại biểu đề nghị làm rõ cơ quan chịu trách nhiệm nếu có oan sai trong xét xử.