Diễn đàn thực hành môi trường chăn nuôi hướng tới nền nông nghiệp tuần hoàn
Ngày 1/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV phối hợp cùng Đại sứ quán Úc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo và Triển lãm bên lề “Diễn đàn thực hành môi trường tốt nhất sẵn có cho các trang trại chăn nuôi hướng tới nền nông nghiệp tuần hoàn”. Hội thảo nhằm tăng cường đối thoại chính sách và công nghệ trong quản lý môi trường ngành chăn nuôi theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính và chuyển dịch năng lượng.
Phát biểu khai mạc, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, ngành chăn nuôi ở Việt Nam đóng góp 25,26% vào GDP của ngành nông nghiệp và là một trong những phân ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất, kể cả trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Đến nay, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành chăn nuôi lợn đứng thứ 5 thế giới về số lượng và đứng thứ 6 về sản lượng thịt. Do vậy, đã từ lâu, ngành chăn nuôi được xác định là một ngành chủ lực, cần phải chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa, quy mô lớn.
Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, ngành chăn nuôi cũng đặt ra nhiều thách thức cho vấn đề bảo vệ môi trường và phát thải khí nhà kính. Ước tính mỗi năm có trung bình 61 triệu tấn phân và trên 304 triệu m³ nước thải chăn nuôi được thải ra từ các loại vật nuôi chính. Ngành chăn nuôi đã và đang có những tác động đến môi trường nếu chất thải chăn nuôi không được kiểm soát tốt và sẽ phát thải hơn 15 triệu tấn CO2 tương đương hàng năm.
Tại hội thảo các diễn giả đã đối thoại về thực trạng và khó khăn vướng mắc trong các chính sách, quy định pháp luật và thực thi các quy định về phát triển quy mô trang trại chăn nuôi bền vững, quản lý môi trường chăn nuôi quy mô trang trại và giảm phát thải khí nhà kính trong ngành chăn nuôi; đối thoại về thực trạng và khó khăn, vướng mắc trong công nghệ xử lý, quản lý chất thải, mô hình nông nghiệp tuần hoàn và chuyển dịch năng lượng tái tạo tại các trang trại chăn nuôi; các giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng nông nghiệp tuần hoàn.
Trong Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi là một trong 5 đề án ưu tiên, theo đó các địa phương cần tập trung triển khai và mở ra hướng mới cho chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn, đảm bảo phát triển chăn nuôi hiệu quả; trong đó có việc vận hành tái sử dụng chất thải chăn nuôi, khắc phục nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh, góp phần hình thành nền nông nghiệp phát thải thấp nhằm đạt mục tiêu của Chính phủ trong phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.Ông Mark Tattersall, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam cũng đã bày tỏ niềm tự hào về mối quan hệ hợp tác giữa Chính phủ Australia và Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực cùng tham gia và cam kết cắt giảm phát thải khí metan toàn cầu với mục tiêu giảm ít nhất 30% đến năm 2030 so với mức năm 2020.
Sáng kiến BeCA nằm trong khuôn khổ Nền tảng Đối tác Doanh nghiệp (BPP) của Chính phủ Australia, với các đối tác là Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Công ty cổ phần Công nghệ EGreen, Tổ chức Nexus…. Sự hợp tác trong nền tảng này góp phần tạo ra những tác động phát triển và bền vững cho nền chăn nuôi Việt Nam. Các giải pháp về công nghệ hiệu quả với chất lượng dịch vụ tốt cung cấp cho các trang trại chăn nuôi nhằm chuyển đổi khí biogas thành điện, tiết kiệm chi phí điện năng, cải thiện chất lượng môi trường cũng như hướng tới nên nông nghiệp tuần hoàn.Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về chính sách, pháp luật và công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả, các quy định pháp luật về giảm phát thải khí nhà kính, cũng như cơ hội tiếp cận tài chính xanh.Các vướng mắc, bất cập trong triển khai các quy định tại phương và các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại cũng đã được trao đổi. Các giải pháp công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn, khí biogas cũng đã được các nhà khoa học, các doanh nghiệp thảo luận nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả cho các trang trại chăn nuôi.
Song song với chương trình hội thảo, triển lãm bên lề với sự tham gia của 14 doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp dịch vụ máy phát điện biogas, thiết bị và các sản phẩm xử lý nước thải, chất thải, phân bón hữu cơ và cung cấp giải pháp năng lượng tái tạo cũng đã được giới thiệu. Đây là diễn đàn để các doanh nghiệp có thể chia sẻ kinh nghiệm cùng các trang trại chăn nuôi, đồng thời cũng là cơ hội mở rộng thị trường trong nước và quốc tế./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi quy mô lớn
08:38' - 18/10/2023
Hà Nội sẽ tập trung xây dựng chuỗi liên kết, gắn các cơ sở giết mổ với các hộ chăn nuôi quy mô lớn, tạo quy trình đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cũng như xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu.
-
Kinh tế & Xã hội
Cá đặc sản bất ngờ chết hàng loạt, người chăn nuôi thiệt hại nặng
20:46' - 10/10/2023
Ông Phạm Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã cá chiên Thái Hòa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cho biết, ngày 8/10, toàn bộ số cá chiên đặc sản của đơn vị nuôi trên sông Lô bỗng nhiên chết hàng loạt.
-
Chuyển động DN
Trang bị kiến thức chăn nuôi bò sữa theo kinh nghiệm Hà Lan
16:11' - 10/10/2023
Hà Lan sở hữu ngành chăn nuôi bò sữa bền vững lớn nhất thế giới, theo hướng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).