Diễn đàn trực tuyến về hợp tác kinh tế Việt Nam – Italy
Diễn đàn thu hút sự quan tâm sâu sắc của đại diện chính quyền sở tại và cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Tham dự Diễn đàn có Hạ nghị sỹ Italy Tullio Patassini, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị Italy - Việt Nam, đại diện của Liên đoàn Giới chủ Công nghiệp Italy Confindustria), Phòng Thương mại Italy - Việt Nam, lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam,… cùng khoảng 70 doanh nghiệp hai nước.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Thị Bích Huệ khẳng định Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Italy được vun đắp trên nhiều lĩnh vực, nhất là về kinh tế, khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Italy là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Quan hệ hợp tác đó có nhiều thuận lợi để phát triển hơn nữa trong thời gian tới và đây là quyết tâm chính trị được thể hiện ở cấp cao nhất thông qua các khuôn khổ pháp lý mới như Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA).
Cũng theo Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ, hiện cả hai hiệp định này đã được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và đang chờ Nghị viện các nước thành viên EU thông qua. Đại sứ đánh giá, với việc là thành viên của EVFTA, EVIPA, CPTPP, RCEP cùng nhiều FTA khác, nền kinh tế Việt Nam sẽ có độ mở lớn và có sức hấp dẫn rất cao.
Trong năm 2020, dù chịu tác động của đại dịch COVID- 19 nhưng tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến có thể đạt 2,5 - 3%. Trong khi đó, Italy có lợi thế là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Âu, thành viên Nhóm G7, có trình độ công nghệ cao và các sản phẩm “Made in Italy” đang ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.
Tại diễn đàn, Hạ nghị sỹ Patassini đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo ra các môi trường hợp tác mở rộng cho các doanh nghiệp quốc tế, trong đó có doanh nghiệp Italy. Theo ông, Italy có nhiều tiềm năng tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực chủ chốt như cơ khí, điện tử, ẩm thực, đóng tàu, trao đổi văn hóa, nghệ thuật và ngôn ngữ.
Với thỏa thuận EVFTA, ông Patassini khẳng định đây là nền tảng quan trọng để thúc đẩy hợp tác hơn nữa giữa doanh nghiệp châu Âu với Việt Nam, cũng như doanh nghiệp Italy với Việt Nam. Ông kỳ vọng thông qua thỏa thuận này, Italy sẽ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Đại diện Confindustria, ông Marco Felizati, cũng đồng quan điểm trên khi cho rằng EVFTA sẽ là nền tảng góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước. Ông Felizati khẳng định các doanh nghiệp Italy ngày càng quan tâm tới Việt Nam và Italy có nhiều thế mạnh để nắm bắt các cơ hội tại Việt Nam.
Phát biểu tham luận tại Diễn đàn, Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, ông Đỗ Nhất Hoàng, cho biết xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với tổng số vốn đăng ký đầu tư lũy kế lên tới 382,9 tỷ USD từ 139 quốc gia và vùng lãnh thổ. Italy hiện đứng thứ 46 với 115 dự án và ngành công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 85%. Những số liệu này cho thấy quan hệ thương mại Việt Nam - Italy vẫn còn khá khiêm tốn.
Tham tán Công sứ, Thương mại Nguyễn Đức Thanh nhấn mạnh quan hệ hai nước đang phát triển khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Nhiều vùng của Italy và Việt Nam đã ký kết và triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác, nhưng vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Vì vậy cần nắm bắt các cơ hội mới để hiện thực hóa các tiềm năng này.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã đưa ra một số tham luận về xu hướng phát triển tích cực của kinh tế Việt Nam, cũng như cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Một số tập đoàn, doanh nghiệp của hai nước như Piaggio, OneUp, DeepC, Vinasamex... trao đổi kinh nghiệm xuất - nhập khẩu và đầu tư vào thị trường của hai nước.
Tổng Giám đốc Piaggio Việt Nam Gianluca Fiume đã chia sẻ về việc lãnh đạo tập đoàn này quyết định đầu tư nhà máy sản xuất tại Việt Nam vào năm 2007, coi đây là bước đi sáng suốt và mang tầm chiến lược của Piaggio, bởi hãng này đã chọn Việt Nam là cửa ngỏ để đưa các sản phẩm của mình đến các thị trường khác trong khu vực./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng CEO nam trong mùa COVID-19
07:26' - 27/11/2020
Các công ty lớn nhất thế giới đã quyết định chọn người đảm nhiệm vị trí lãnh đạo trong đại dịch COVID-19 là nam giới.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Hàn Quốc kết nối, thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam
20:40' - 26/11/2020
Chiều 26/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức tọa đàm với các doanh nghiệp Hàn Quốc.
-
Ngân hàng
VPBank cùng Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
19:06' - 26/11/2020
VPBank phối hợp cùng Bộ Công Thương chính thức triển khai chuỗi hoạt động “Chương trình Gian hàng Quốc gia trên các sàn thương mại điện tử” (gọi tắt là Gian hàng Việt).
-
Doanh nghiệp
Truyền thông trực tuyến mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển
18:52' - 26/11/2020
Truyền thông trực tuyến của Việt Nam đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, nhưng đây cũng là một trong những thách thức lớn khiến các doanh nghiệp này “chênh vênh”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia và Singapore hợp tác xây dựng cảng container quốc tế
15:45'
Khu công nghiệp (KCN) Kendal rộng 2.700 ha ở tỉnh Trung Java - liên doanh giữa Indonesia và Singapore - đang trong quá trình mở rộng với kế hoạch xây dựng một cảng container quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cắt giảm lãi suất tham chiếu do tác động của dịch COVID-19
14:57'
Trung Quốc ngày 20/5 thông báo sẽ cắt giảm lãi suất chủ chốt nhằm “hỗ trợ” những người mua nhà và các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ.
-
Kinh tế Thế giới
G7 thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu
09:09'
Các Bộ trưởng phát triển G7 đã quyết định thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu nhằm hỗ trợ thế giới chống lại cuộc khủng hoảng lương thực đang rình rập.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đàm phán mua dầu mỏ của Nga để tăng dự trữ chiến lược
06:50'
Ngày 19/5, hãng Bloomberg dẫn nguồn thạo tin tiết lộ Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua nguồn cung dầu bổ sung cho kho dự trữ chiến lược.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine tiếp tục hợp tác với Nga về xuất khẩu khí đốt như thế nào?
06:30'
Đường ống dẫn khí đốt mang nguồn năng lượng này từ Nga đến châu Âu thông qua Ukraine tiếp tục mang lại lợi ích cho Ukraine, bất chấp cuộc xung đột của nước này với Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát kỷ lục, yêu sách tăng lương xuất hiện khắp châu Âu
05:30'
Báo Le Figaro mới đây cho biết, các công đoàn khắp châu Âu đang đấu tranh đòi tăng lương cho người lao động để bù đắp cho cuộc sống đang ngày càng chịu ảnh hưởng tiêu cực của thời giá.
-
Kinh tế Thế giới
Nga: Một nửa số khách hàng của Gazprom đã mở tài khoản đồng ruble
21:10' - 19/05/2022
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 19/5 cho biết khoảng một nửa trong số 54 công ty ký hợp đồng mua khí đốt với tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã mở tài khoản bằng đồng ruble của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Đức O. Scholz: Không thể đẩy nhanh tiến trình gia nhập EU của Ukraine
19:42' - 19/05/2022
Ngày 19/5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng không thể đẩy nhanh tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine, cho dù xung đột đang diễn ra ở quốc gia Đông Âu này.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch chuyển đổi APEC thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới
14:57' - 19/05/2022
Các hội nghị của APEC vào cuối tuần này là một phần trong chương trình nghị sự của mục tiêu đầy tham vọng là tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.