Petrovietnam gia tăng trữ lượng và phát triển mỏ để nâng sản lượng khai thác
Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đang tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nâng cao sản lượng khai thác dầu khí, gia tăng trữ lượng và phát triển mỏ để sớm đưa vào khai thác, từ đó bù đắp phần sản lượng thiếu hụt do các mỏ chính đều đang ở giai đoạn suy giảm tự nhiên sau nhiều năm khai thác trong khi dư địa tăng sản lượng khai thác ngày càng thu hẹp, các dự án mới có cơ hội đầu tư thêm rất hạn chế.
PVN đang áp dụng triệt để các giải pháp quản trị và công nghệ, tích cực xây dựng và đưa các công trình bổ sung, giếng bổ sung vào khai thác, cũng như rà soát, bắn vỉa và đưa vào khai thác các phụ vỉa để gia tăng sản lượng.
Theo thống kê của PVN, gia tăng trữ lượng trung bình giai đoạn 2016-2021 chỉ đạt khoảng 12,6 triệu tấn/năm, bằng 55% so với sản lượng khai thác. Trong khi đó, con số gia tăng trữ lượng phải đạt từ 100-120% để đảm bảo hoạt động ổn định và phát triển. Năm 2022, gia tăng trữ lượng dầu khí của PVN đạt 16,97 triệu tấn quy dầu, bằng 63% so với sản lượng khai thác trong năm. Thống kê của PVN cũng cho thấy, tiềm năng dầu khí còn lại khoảng 1,5-2 tỷ m3 quy dầu, nhưng 50% tiềm năng lại ở vùng nước sâu xa bờ rất khó triển khai, trong đó tiềm năng khí cũng chiếm tới 70%. Như vậy, việc duy trì được sản lượng dầu, thúc đẩy tăng sản lượng khí là một thách thức rất lớn của PVN trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Đáng chú ý, các mỏ khai thác dầu chính đều đang ở giai đoạn suy giảm tự nhiên, dẫn đến sản lượng khai thác dầu trong nước trong giai đoạn 2016-2020 suy giảm trung bình ở mức 11%/năm; tốc độ suy giảm năm 2021 là 6,8% năm 2022 khoảng 1%. Không chỉ các mỏ dầu suy giảm, các mỏ khí chủ lực cũng đang trong giai đoạn suy giảm tự nhiên. Đặc biệt, mỏ khí lớn nhất ở Lô 06.1 suy giảm từ mức 2,1 tỷ m3 năm 2021, xuống còn 0,9 tỷ m3 năm 2023 và có khả năng sẽ phải tạm dừng khai thác nếu không kịp triển khai công tác tận thăm dò, khai thác.Theo Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng, thị trường những tháng còn lại đang bộc lộ các dấu hiệu khó khăn nhiều hơn, nhất là các khó khăn về tỷ giá, giá dầu và thị trường các sản phẩm xăng dầu không thuận lợi.
Vì vậy, các đơn vị cần rà soát mục tiêu, nhiệm vụ trong 3 tháng cuối năm, bám sát kịch bản điều hành kinh tế của Chính phủ, đặc biệt là chính sách tiền tệ, tài khóa và các vấn đề liên quan đến thị trường để có phương án sản xuất kinh doanh linh hoạt, hiệu quả.
Cụ thể, các đơn vị đảm bảo an toàn, nâng cao sản lượng khai thác dầu khí để bù đắp phần sản lượng bị suy giảm, thiếu hụt; tập trung phát triển mỏ, sớm đưa các công trình vào khai thác, gia tăng trữ lượng dầu khí để đảm bảo kế hoạch sản lượng khai thác các năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, các khối sản xuất kiểm soát vận hành, duy trì độ khả dụng, công suất cao của các nhà máy; tích cực đầu tư, đổi mới mô hình kinh doanh, tận dụng các cơ hội thị trường tăng doanh thu. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu các sản phẩm xăng dầu phù hợp với nhu cầu thị trường; cập nhật lại chiến lược cho LNG gồm cả đầu tư và kinh doanh; thúc đẩy mở rộng thị phần phân phối sản phẩm trong khâu hạ nguồn. Cùng đó, tăng cường quản lý vốn, dòng tiền, phân tích, đánh giá chất lượng doanh thu, lợi nhuận và kiểm soát các rủi ro tài chính, đặc biệt là biến động tỷ giá cần được tập trung triển khai. Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng cũng đề nghị các công ty thành viên xử lý các vấn đề tồn đọng, nâng cao hiệu quả các quy chế, quy trình quản lý nội bộ; đảm bảo triển khai theo đúng kế hoạch đề ra trong công tác chuyển đổi số, xây dựng hệ thống ERP, cơ sở dữ liệu lớn, đẩy mạnh triển khai công tác văn hóa doanh nghiệp. 9 tháng của năm 2023, hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là các vấn đề về thị trường, cơ chế, chính sách cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.Trong đó, huy động khí, huy động điện khí rất thấp và liên tục giảm trong các tháng gần đây tác động đến khai thác, sản xuất; nhập khẩu xăng dầu tăng cao ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm trong nước trong khi nhu cầu chưa cải thiện, làm tồn kho tăng; vấn đề vướng mắc liên quan đến cơ chế mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), cơ chế cấp LNG cho khách hàng điện hết sức khó khăn, tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm mới này, cũng như tạo ra các rủi ro cho các dự án điện, khí LNG. Đáng chú ý, bình quân giá thành phẩm xăng dầu 9 tháng giảm từ 18-22% so với cùng kỳ 2022.
Trong bối cảnh đó, PVN đã bám sát diễn biến thị trường, tài chính, giá các sản phẩm năng lượng, đặc biệt là biến động giá dầu thô, khí, lọc dầu, hóa dầu, phân bón để thực hiện hiệu quả các giải pháp quản trị, điều hành liên thông từ khai thác đến vận chuyển, chế biến; từ tồn kho đến sản xuất và tổ chức kinh doanh. Nhờ vậy, kết quả sản xuất và các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn đều vượt cao so với kế hoạch được giao. Trong đó, tổng doanh thu toàn PVN đạt 655 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách toàn PVN ước đạt 105,7 nghìn tỷ đồng, vượt 35% kế hoạch năm 2023 (đã hoàn thành kế hoạch cả năm 78,3 nghìn tỷ đồng trước 5 tháng); lợi nhuận trước thuế hợp nhất PVN ước đạt 42,5 nghìn tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch năm. Cũng trong 9 tháng của năm, PVN đã thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí với tổng số tiền ước đạt 1.521 tỷ đồng./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam 48 năm phát triển cùng đất nước
14:09' - 01/09/2023
Sau 48 năm xây dựng và trưởng thành, Petrovietnam đã phát triển vượt bậc và toàn diện cả về quy mô và chiều sâu, hoàn chỉnh đồng bộ từ khâu thượng nguồn đến trung nguồn và hạ nguồn.
-
Doanh nghiệp
Phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi: Niềm tin và nhiệm vụ dành cho Petrovietnam
09:09' - 01/09/2023
Kể từ khi thành lập đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam-PVN) không chỉ giữ vai trò trụ cột của nền kinh tế mà còn tiên phong trong lĩnh vực năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?
19:22' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tiết lộ kế hoạch sắp công bố thuế quan đối với chất bán dẫn, nhưng cũng để ngỏ khả năng linh hoạt với một số công ty.
-
Doanh nghiệp
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam
14:57' - 16/04/2025
Các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng trong phát triển các giải pháp công nghệ xanh nhằm góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
Đóng điện thành công trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang
13:40' - 16/04/2025
EVNNPC vừa phối hợp cùng các đơn vị liên quan, đã hoàn thành và đóng điện thành công công trình trọng điểm trạm biến áp (TBA) 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang.
-
Doanh nghiệp
Sản lượng điện thương phẩm của EVNNPC tăng gần 6%
12:35' - 16/04/2025
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tiếp tục gia tăng, sản lượng điện thương phẩm toàn EVNNPC quý I năm 2025 đạt 22,889 tỷ kWh, tăng 5,95% so với cùng kỳ năm trước.
-
Doanh nghiệp
Hàng chục hãng dược phẩm đa quốc gia kêu gọi EU hỗ trợ hoạt động
09:40' - 16/04/2025
Gần 30 tập đoàn dược phẩm đa quốc gia đã đồng loạt gửi thư tới Chủ tịch Ủy ban châu Âu yêu cầu hỗ trợ duy trì hoạt động tại thị trường EU trước mối đe dọa thuế quan mới của Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Quy định kiểm soát xuất khẩu chip H20 khiến Nvidia thiệt hại 5,5 tỷ USD
08:59' - 16/04/2025
Theo Tập đoàn sản xuất chip Nvidia của Mỹ, mức thiệt hại dự kiến khoảng 5,5 tỷ USD trong quý này do các quy định mới của Mỹ về kiểm soát xuất khẩu một loại chip chính của hãng.
-
Doanh nghiệp
Hermès “vượt mặt” LVMH trở thành công ty xa xỉ lớn nhất châu Âu
07:49' - 16/04/2025
Hermès đã vượt qua LVMH để trở thành công ty xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu, sau khi nhà đầu tư “quay lưng” với LVMH do kết quả kinh doanh quý I/2025 gây thất vọng.
-
Doanh nghiệp
TP Hồ Chí Minh tôn vinh 50 doanh nghiệp – đơn vị tiêu biểu
20:33' - 15/04/2025
Tối 15/4, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp – đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của thành phố.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Novaland ký kết hợp tác chiến lược với GreenViet
20:25' - 15/04/2025
Nắm bắt xu thế này, Novaland xác định việc tích hợp ESG vào chiến lược tăng trưởng là nhiệm vụ trọng tâm và là đòn bẩy để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư.