Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Các kịch bản đảm bảo cung cấp điện
Sáng 17/2, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo "Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII) và Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược" nhằm hoàn thiện đề án trình Chính phủ. Đây là sự kiện quan trọng trong bối cảnh ngành điện Việt Nam đối mặt với nhiều biến động và yêu cầu cấp bách về đổi mới, thích ứng với xu thế phát triển năng lượng sạch.
Trước những thách thức này, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và Viện Năng lượng xây dựng Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, những ý kiến đóng góp tại hội thảo sẽ là cơ sở quan trọng để Bộ Công Thương tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện đề án, đảm bảo một quy hoạch điện lực bền vững, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. "Với mong muốn xây dựng được Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII có tính khả thi trong thực tiễn, các ý kiến góp ý của các chuyên gia có mặt ngày hôm nay hết sức có giá trị. Bộ Công Thương sẽ tiếp thu, ghi nhận những ý kiến xác đáng để chỉnh sửa và hoàn thiện trong thời gian tới", Thứ trưởng nhấn mạnh.
* Tập trung vào các bước điều chỉnh quy hoạchDự báo về nhu cầu điện về liên quan đến Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, TS Nguyễn Ngọc Hưng - Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn 2016-2024, sản lượng điện thương phẩm toàn quốc tăng trưởng gấp 1,7 lần từ khoảng 158 tỷ kWh lên khoảng 276 tỷ kWh với tốc độ bình quân khoảng 7,2%/năm. Theo đó, tốc độ tăng trưởng 2021-2024 đạt khoảng 7,1%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2016-2020 khoảng 8%/năm. Đáng chú ý, xu hướng tăng mạnh phụ tải điện miền Bắc, trong đó có phụ tải công nghiệp và tiêu dùng dân cư. Đặc biệt, khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo có cường độ điện cao nhất. Đại diện Viện Năng lượng cũng nêu phương pháp và nguồn số liệu dự báo nhu cầu điện với cách tiếp cận từ trên xuống; sử dụng phương pháp đa hồi quy để điều chỉnh dự báo nhu cầu điện cho toàn quốc, các miền và các tổng công ty điện lực giai đoạn 2021-2030. Cụ thể, cách tiếp cận từ dưới lên: Rà soát lại nhu cầu điện của các tỉnh trong toàn quốc từ 2010-2019 dựa theo chuỗi số liệu tiêu thụ điện thực tế của các tỉnh thành từ 2010-2019, dựa vào kế hoạch tiêu thụ điện các tỉnh do các tổng công ty điện lực lập và cập nhật thông tin về các hộ tiêu thụ điện lớn sẽ đưa vào trong giai đoạn đến 2025.TS Nguyễn Ngọc Hưng cũng đưa ra 4 kịch bản nhu cầu điện cụ thể: Kịch bản thấp; Kịch bản cơ sở; Kịch bản cao; Kịch bản cao đặc biệt. Đáng chú ý với kết quả dự báo của Kịch bản cao đặc biệt chỉ ra tốc độ tăng điện thương phẩm: Từ năm 2026-2030: 12,8%/năm; năm 2031-2040: 8,6%/năm; năm 2041- 2050: 2,8% năm. Theo đó chênh lệch với dự báo Kịch bản cơ sở Quy hoạch điện VIII: Năm 2030 điện thương phẩm trên 56 tỷ kWh, Pmax trên 10,0 GW; năm 2050điện thương phẩm trên 430 tỷ kWh, Pmax trên 71,5 GW. Cường độ điện năm 2030 là 51,0 kWh/triệu đồng; năm 2050 là 19,1 kWh/triệu đồng (mức giảm 4,8%/năm).
"Kịch bản này phản ánh nhu cầu điện trong trường hợp nền kinh tế phát triển tăng tốc trong giai đoạn 2026-2030 và tiếp tục duy trì tăng trưởng cao "hai con số" trong thời gian dài. Kịch bản cũng đảm bảo dự phòng cho phát triển điện lực trong dài hạn"- TS Nguyễn Ngọc Hưng cho hay. Góp ý về điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII, ông Nguyễn Văn Dương, nghiên cứu viên Phòng Phát triển Hệ thống Điện (Viện Năng lượng), đại diện nhóm nghiên cứu trình bày các nội dung quan trọng liên quan đến đánh giá hiện trạng hệ thống điện, rà soát thông số đầu vào và phương pháp điều chỉnh quy hoạch. Theo ông Dương, quá trình điều chỉnh quy hoạch tập trung vào 3 bước chính: rà soát và cập nhật cơ sở pháp lý, đánh giá thực tiễn vận hành hệ thống điện, cùng với dự báo tăng trưởng kinh tế - xã hội và nhu cầu điện. Việc tối ưu hóa hệ thống điện được thực hiện qua ba giai đoạn: xác định cơ cấu nguồn điện tối ưu, kiểm tra độ tin cậy cung cấp điện và đánh giá vận hành theo từng giờ để đảm bảo sự phù hợp với bối cảnh mới, khi tỷ trọng năng lượng tái tạo ngày càng gia tăng. Một trong những vấn đề trọng tâm là cập nhật chi tiết tiềm năng năng lượng tái tạo tại từng địa phương nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. Đồng thời, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của các phương án dự phòng cho điện gió và điện mặt trời, nhằm đối phó với sự bất ổn định của các nguồn năng lượng này. Thực tế vận hành hệ thống điện năm 2023 cho thấy, dù công suất lắp đặt cao hơn nhu cầu khoảng 1,5 lần, miền Bắc vẫn xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ. Trong tương lai, khi tỷ trọng điện gió và điện mặt trời tăng lên 60-70% tổng công suất, việc bổ sung dự phòng sẽ trở nên cấp thiết để đảm bảo an ninh năng lượng. Đánh giá của nhóm nghiên cứu cũng cho thấy, cơ cấu nguồn điện Việt Nam đã có sự chuyển dịch đáng kể. Trước năm 2010, hệ thống điện phụ thuộc vào nhiệt điện than, thủy điện và tua-bin khí. Đến giai đoạn 2011-2019, điện than tiếp tục được mở rộng. Hiện tại, với định hướng không phát triển thêm nhiệt điện than mới và thủy điện gần như đã khai thác hết tiềm năng, cơ cấu nguồn điện đang dần chuyển sang năng lượng tái tạo, với tua-bin khí đóng vai trò trung gian nhờ phát thải thấp và khả năng vận hành linh hoạt. Thống kê cho thấy, năm 2024, tổng công suất hệ thống điện đạt khoảng 80 GW, sản lượng điện vượt 300 tỷ kWh. Tuy nhiên, một số nguồn điện quan trọng như điện gió ngoài khơi, thủy điện tích năng mới chỉ đạt 19-62% kế hoạch đề ra, làm giảm khả năng dự phòng trong ngắn hạn và đặt ra nhiều thách thức. Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, các kịch bản phát triển điện năng của Việt Nam tập trung vào hai phương án chính: tận dụng đất chưa sử dụng và chuyển đổi một phần đất rừng sản xuất để phát triển điện mặt trời. Theo đó, tổng tiềm năng điện mặt trời theo kịch bản cơ sở đạt khoảng 295.000 MW, trong khi kịch bản cao ước tính lên tới 576.000 MW. Dự báo của Bộ Công Thương cho hay, đến năm 2050, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), với năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng chủ đạo. Để hiện thực hóa mục tiêu này, hệ thống truyền tải cần được mở rộng, đồng thời áp dụng công nghệ lưu trữ năng lượng và phát triển nguồn điện linh hoạt nhằm duy trì ổn định hệ thống điện.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm hoàn thiện thẩm định điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trình Chính phủ
14:22' - 13/02/2025
Bộ Công Thương tổ chức họp tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước
17:35'
Những con số về tinh giản đầu mối và hiệu quả công việc cũng như tiết kiệm chi phí nêu trong các báo cáo đã thể hiện rõ tính cách mạng trong việc tinh gọn này.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 tương đương Tết Nguyên đán
16:52'
Dữ liệu khảo sát trên một số đường bay cho thấy trong ngày đầu nghỉ lễ 29/4, giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh hiện được niêm yết dao động từ 3,4 - 3,74 triệu đồng tùy hãng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
15:13'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh đẩy nhanh tiến độ Vành đai 4: Phấn đấu bàn giao mặt bằng liền mạch
15:12'
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn yêu cầu các địa phương có dự án phải bàn giao mặt bằng liền mạch cho chủ đầu tư trước ngày 22/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thiện thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước
14:06'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 200.000 căn nhà tạm được xóa bỏ, nhiều địa phương vượt tiến độ
14:02'
Ngày 13/4, thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay đến thời điểm này, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 195.068 căn, trong đó khánh thành 93.370 căn và khởi công mới 101.698 căn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2025
11:04'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, thời gian qua, Chính phủ đã dành nhiều thời gian, công sức, nguồn lực cho xây dựng, hoàn thiện thể chế - 1 trong 3 đột phá chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
SỰ KIỆN KINH TẾ VIỆT NAM NỔI BẬT TUẦN QUA
08:41'
Giá vàng trong nước liên tục tăng và lập đỉnh lịch sử, chứng khoán Việt Nam hồi phục mạnh sau quyết định thuế của Chính phủ Mỹ... là một số sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Mô hình chính quyền hai cấp: Hình thành đơn vị hành chính cấp xã mới gồm xã, phường, đặc khu
21:37' - 12/04/2025
Điểm đáng chú ý trong dự thảo lần này là cấp xã được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và phạm vi, nhiệm vụ quản lý của chính quyền địa phương cấp xã.