Điều hành giá xăng dầu làm sao để đảm bảo nguồn cung và ổn định kinh tế vĩ mô?
Đúng như mong mỏi của người tiêu dùng, doanh nghiệp và giới chuyên gia tâm huyết với sự phát triển bền vững của nền kinh tế, tại Phiên họp thứ 9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022 với mức giảm từ 700 -2.000 đồng/lít mỗi loại.
Như vậy, từ ngày 1/4 tới, mỗi lít xăng, dầu các loại được giảm tương đương từ 700-2.000 đồng. Điều này thể hiện Quốc hội kịp thời chia sẻ, đồng hành với Chính phủ đưa ra các quyết định thiết thực hỗ trợ đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.Tuy nhiên, từ quyết định này cũng cho thấy, với mỗi vấn đề có ảnh hưởng quan trọng tới quốc kế dân sinh ngoài sự cẩn trọng, các cơ quan quản lý cũng cần sự linh hoạt nhạy bén để nhanh chóng đưa ra các giải pháp giải quyết trong mỗi tình huống.
Có thể nói, để đi tới việc Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022, các bộ ngành liên quan điều hành giá xăng dầu đã phải cân nhắc và đứng trước sức ép của dư luận xã hội.
Dư luận xã hội cho rằng các bộ ngành như Công Thương, Tài chính còn thiếu linh hoạt, nhanh nhạy điều hành giá xăng dầu trước biến động của giá cả thế giới, sản xuất trong nước thiếu hụt do 1 trong 2 nhà máy lọc hóa dầu cung cấp giảm công suất và khâu tuyên truyền còn chậm trễ khiến người dân thiếu thông tin để nhìn nhận thấu đáo vấn đề.
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, thiết yếu có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô. Việc giá xăng dầu tăng cao sẽ gây áp lực lớn đến chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chi tiêu tiêu dùng của người dân. Vậy mà có thời điểm người dân, nhất là một số tỉnh, thành phía Nam hoang mang khi nhiều cửa hàng bán xăng dầu treo biển hết hàng với lý do "chưa nhập được hàng". Tại nhiều cửa hàng người dân chỉ được mua phân phối với mức 30.000 hay 50.000 đồng mỗi lần mua. Thiếu thông tin cộng với lo ngại xăng dầu khan hiếm và giá tiếp tục tăng cao nhiều người dân trước mỗi kỳ điều chỉnh giá xăng dầu đã mang can, bình nhựa mua để tích trữ; trong khi mặt hàng này có thể gây ra cháy nổ khi cất giữ không đúng quy định. Giá xăng dầu tăng cao có lúc tới sát 30.000 đồng/lít khiến nhiều ngành như giao thông vận tải, đánh bắt thủy hải sản tiếp tục rơi vào thua lỗ, bế tắc, nằm bờ sau khi đã yếu mòn sau 2 năm chống chọi với dịch COVID-19. Các loại hàng hóa tại các chợ dân sinh liên tiếp tăng giá, các nhà cung cấp đề xuất tăng giá vào siêu thị bởi giá xăng dầu tăng cao…Có lẽ, động thái rõ nét nhất trong bối cảnh này là Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường và trực tiếp thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành của định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số doanh nghiệp.
Nhưng dư luận chỉ yên tâm hơn sau khi Phó Thủ Tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, theo thẩm quyền chủ động điều hành giá xăng dầu bảo đảm theo đúng quy định, bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Phó Thủ tướng cũng quy trách nhiệm toàn diện về điều hành giá xăng dầu tới 2 bộ này. Phải 4 ngày sau đó, Bộ Công Thương mới ban hành quyết định giao bổ sung hạn mức xăng dầu nhập khẩu cho 10 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước (không tính nguồn cung từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn) để đảm bảo đủ xăng dầu cung ứng cho thị trường nội địa trong Quý II/2022. Thực tế các Bộ điều hành trực tiếp giá xăng dầu đều cho rằng luôn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để theo dõi giá xăng dầu thế giới, giá cả trong nước, lạm phát…; từ đó tham mưu, báo cáo các cấp thẩm quyền tìm giải pháp điều hành giá xăng dầu, điều tiết từ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu…Nhưng qua 7 kỳ điều chỉnh giá xăng từ đầu năm tới nay có tới 6 lần điều chỉnh tăng; trong đó có kỳ tăng cao nhất tới 3.000 đồng/lít đưa giá xăng lên sát mức 30.000 đồng/lít cộng với các sức ép từ dư luận thì kiến nghị giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu mới được đặt trong chương trình nghị sự của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Vẫn biết, giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước nhưng trước những yếu tố tác động lớn đến đời sống xã hội và đặc biệt, xăng dầu là nhiên liệu đầu vào của nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì dù giảm thu ngân sách, nhưng khi giá xăng dầu ổn định sẽ kích thích sản xuất, tiêu dùng sẽ phần nào bù đắp khoản thiếu hụt này.Và ở góc độ vĩ mô, việc kịp thời kéo giảm giá xăng dầu sẽ góp phần không làm chậm tiến trình của Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội vốn đang được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện.
Khi sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa và vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu thì giá xăng dầu thế giới tăng, giá trong nước tăng theo là tất yếu và dễ hiểu. Vì vậy, việc cần làm là đảm bảo 2 nhà máy lọc hóa dầu đang cung cấp 75% nhu cầu trong nước vận hành hiệu quả.Ngoài ra, đề xuất xây dựng kho dự trữ xăng dầu cũng nên được xem xét, tính toán. Để từ đó chủ động an ninh năng lượng, hạn chế sử dụng công cụ thuế làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách quốc gia./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định giá từng mặt hàng, cân đối cung cầu xăng dầu
20:24' - 24/03/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp đã đề ra đối với từng mặt hàng để ổn định mặt bằng giá cả thị trường...
-
Doanh nghiệp
Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu: Kỳ vọng giá xăng hạ nhiệt
11:14' - 24/03/2022
Với quyết định giảm thuế này, giá xăng dầu trong nước thời gian tới sẽ được hạ nhiệt, giúp giảm nhẹ gánh nặng lên chi phí sản xuất, tiêu dùng của người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều hành giá xăng dầu bám sát giá thị trường thế giới
22:11' - 23/03/2022
Ngày 23/3, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 1808/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc điều hành giá xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong điều hành giá xăng dầu
17:35' - 23/03/2022
Phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong điều hành giá xăng dầu
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Khi dầu mỏ trở thành rủi ro chiến lược
06:30'
Nếu cuộc khủng hoảng tại Trung Đông kéo dài hoặc một cuộc khủng hoảng khác bùng lên, đây có thể là một bước ngoặt mới định hình thị trường dầu mỏ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Chảy máu chất xám, Mỹ trả giá đắt?
05:30'
Theo một số chuyên gia phân tích, bằng cách tấn công vào những biểu tượng giáo dục hàng đầu, chính quyền Tổng thống Trump đang làm suy yếu một trong những “viên ngọc quý” của nước Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,9%
14:42' - 08/07/2025
Với diễn biến tích cực trong quý II/2025, Ngân hàng UOB (Singapore) điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách tiền tệ trong sương mù
06:30' - 08/07/2025
Các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng chính sách lãi suất do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump khiến viễn cảnh thuế quan luôn mịt mờ.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ và EU chạy nước rút trước thời hạn áp thuế ngày 9/7
05:30' - 08/07/2025
Khi lệnh tạm hoãn áp thuế đối ứng của Mỹ sắp kết thúc, các nhà đàm phán Mỹ và EU vẫn đang tranh luận về thỏa thuận thương mại sơ bộ, nhằm trì hoãn giải quyết những tranh chấp thương mại song phương.
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
06:30' - 07/07/2025
Nhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn.
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30' - 07/07/2025
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.