Điều hành thị trường tài chính, động lực bứt phá cho tăng trưởng
Cùng với đó, yêu cầu về phát triển doanh nghiệp đi kèm với hoàn thiện thể chế… là những vấn đề được đặt ra tại Hội thảo kinh tế thường niên năm 2019 – Bứt phá từ những động lực tăng trưởng, do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp các Bộ, ngành tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12/3.
* Triển vọng thị trường tài chính Dự báo năm 2019, mặt bằng lãi suất có thể giữ ổn định dựa trên các yếu tố áp lực lạm phát giảm bớt khi giá dầu thế giới không biến động; đồng USD suy yếu làm giảm áp lực từ phía tỷ giá… Cụ thể, áp dụng tỷ giá có thể không quá lớn do những tác động trong nước và quốc tế đang có chiều hướng thuận lợi so với dự báo.Còn về nguồn cung tiền, tín dụng cho nền kinh tế tăng ở mức thận trọng ở mức 12 – 14%. Bên cạnh đó, tăng trưởng tính dụng toàn hệ thống năm 2019 dự kiến kiểm soát ở mức hợp lý, hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế.
Tuy độ mở của nền kinh tế lớn nhưng quy mô nền kinh tế lại nhỏ nên những biến động trên thị trường thế giới và nền kinh tế các nước lớn sẽ tác động đến kinh tế nội địa. Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế tài chính, đòi hỏi hoàn thiện cải cách cơ chế chính sách theo chuẩn mực quốc tế.Việc ứng dụng công nghệ thông tin thúc đẩy ngành tài chính phát triển, nhưng cũng mang lại những rủi ro nhất định trong doanh nghiệp lẫn nhà nước. Đặc biệt, sự phát triển của thị trường tài chính ngân hàng trong bối cảnh phát triển xanh cần phải tính đến những giải pháp bền vững.
Để quản trị thị trường tài chính ngân hàng bền vững, TS. Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho biết, năm 2019, việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dòng vốn ngân hàng vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán… Đồng thời, thực hiện mục tiêu ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất ở các ngành ưu tiên. Việt Nam tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống quản trị các ngân hàng thương mại; trong đó, tập trung vào việc sớm áp dụng những chuẩn mực quản trị ngân hàng thương mại theo thông lệ quốc tế, đẩy nhanh tiến độ áp dụng Basell II (Phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel; trong đó, đưa ra các nguyên tắc chung và chuẩn mực của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, được ban hành từ tháng 6/2004).Trên cơ sở đó, tăng cường biện pháp phòng và chống rủi ro mang tính liên ngành, giải pháp tận dụng cơ hội ứng dụng công nghệ thông tin nhưng đảm bảo phòng tránh được rủi ro.
Hiện thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng Việt Nam thu hút sự quan tâm không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại, doanh nghiệp mà ngay cả người dân về các vấn đề như quản trị minh bạch, hạn mức tín dụng, tăng vốn cho các ngân hàng thương mại… Đặc biệt, những yếu tố tác động từ bối cảnh thế giới và các chính sách phát triển của Việt Nam đến thị trường tài chính, tiền tệ trong nước.Các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) tạo cho Việt Nam một vị thế mới nhưng vẫn cần giải pháp đòn bẩy trong thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cũng như phát triển bền vững; trong đó, chú trọng tiếp cận với các tiêu chuẩn, chuẩn mực và thông lệ quốc tế với lộ trình cụ thể và cam kết từ những đơn vị liên quan.
* Hoàn thiện thể chế kinh tế vĩ mô Thời gian qua, tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu đã giúp Việt Nam ngày càng hoàn thiện thể chế, tiến gần đến thông lệ quốc tế và đáp ứng các cam kết thị trường quốc tế. Trước cơ hội và thách thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đặt ra những đòi hỏi đáp ứng sự gia tăng cạnh tranh gay gắt trong thị trường thương mại tự do. Các đối tác FTA của Việt Nam đều là các đối tác thương mại quan trọng, thể hiện ở giá trị thương mại lớn và tỷ trọng cao trên tổng số thương mại với thế giới của Việt Nam qua từng năm.Trong giai đoạn 2016 - 2020, theo lộ trình cam kết, phần lớn các FTA mà Việt Nam tham gia đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu.
Các FTA thế hệ mới xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa Việt Nam và các nước đối tác; trong đó có những đối tác đặc biệt lớn như Mỹ hay EU...
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, mặt tích cực của các FTA là thu hút đầu tư, kết nối giao thương, mở cửa thị trường, cải thiện năng suất lao động… thúc đẩy tăng nội lực lớn cho nền kinh tế nội địa.
Đồng thời, nâng cao vị thế của Việt Nam trên nền kinh tế toàn cầu, từng bước được cộng đồng quốc tế công nhận trong vai trò đối tác kinh tế - chính trị quan trọng của nhiều quốc gia và khu vực. Từ đó, Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiếu chỉ rõ, hiện tại Việt Nam sẽ phải đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng đề án đổi mới định hướng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), tạo môi trường đầu tu thuận lợi, cửa ngõ giao thương… Nhằm tạo sự đồng bộ, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, Bộ, ngành, các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực quản trị, đào tạo nguồn nhân lực… để tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia thị trường thương mại tự do hiệu quả hơn. Dự báo, nhiều lĩnh vực có mức tăng trưởng cao trong năm 2018 khó duy trì năm 2019 như tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến, giá trị sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, tăng xuất khẩu, sức mua thị trường nội địa, du lịch, thị trường bất động sản…Trong số đó phải kể đến những điểm nghẽn về thế chế như đầu tư công, BT (xây dựng - chuyển giao), BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao)… chưa được tháo gỡ sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng năm 2019.
Tiến sỹ Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nhận xét, nhiều năm tới, bài toán vĩ mô của kinh tế Việt Nam vẫn là chất lượng tăng trưởng gắn với đổi mới thể chế, cùng diễn biến phức tạp của nền kinh tế và thương mại toàn cầu.Bởi vậy, sự điều hành chính sách kinh tế - tài chính của Chính phủ vẫn phải thực hiện “mục tiêu kép” là cả chất lượng và tốc độ tăng trưởng. Cụ thể, trong 2 năm 2019 – 2020, nhiều triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6,9%/năm và bình quân cả 5 năm 2016 – 2020 tăng bình quân 6,75%.
Với những thuận lợi về kinh tế, vị thế chính trị, Việt Nam có thể coi là một điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã và đang xây dựng, triển khai thực hiện một loạt các nội dung liên quan như hoàn thiện thể chế, hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa… để đẩy nhanh khả năng tận dụng cơ hội đột phá phát triển kinh tế đất nước; đồng thời, tốc độ chuyển động và thay đổi của cơ chế chính sách nói chung, lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng nói riêng cần phù hợp với diễn biến của thị trường./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Tài chính vi mô có đặc tính khác biệt gì?
13:21' - 01/03/2019
Tài chính vi mô là công cụ hiệu quả và đáng tin cậy, cung cấp ngày càng nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ tài chính và phi tài chính cho người nghèo.
-
Tài chính
Bộ Tài chính đề nghị địa phương hoàn tiền vay ưu đãi lãi suất 0%
18:39' - 21/02/2019
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố yêu cầu hoàn trả tiền vay của chương trình vay vốn tín dụng đầu tư với lãi suất 0% tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dự báo thị trường tài chính Việt Nam năm 2019
05:39' - 08/02/2019
Năm 2019, trên thị trường tiền tệ, lãi suất có thể được duy trì ổn định nhờ yếu tố thuận lợi như áp lực lạm phát có thể giảm do giá dầu ổn định ở mức thấp, đồng USD suy yếu làm giảm áp lực tỷ giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Pháp siết chặt chi tiêu giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế trì trệ và rủi ro toàn cầu gia tăng
10:23'
Chính phủ Pháp vẫn giữ nguyên mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2026 ở mức 4,6% GDP, nhưng sẽ cần thực hiện thêm các "nỗ lực hơn nữa".
-
Tài chính
Giới trẻ và những “cạm bẫy” tài chính: Làm hoài không dư, vì đâu nên nỗi?
13:30' - 18/04/2025
Nhiều người trẻ đang đối mặt với áp lực tài chính trong thời đại số: chi tiêu vượt kế hoạch, nợ thẻ tín dụng và làm việc không đạt hiệu quả. Quản lý tài chính cá nhân trở thành kỹ năng sống còn.
-
Tài chính
Thói quen chi tiêu thời số hóa: Người trẻ Việt đang tiêu tiền thế nào?
10:46' - 18/04/2025
Người trẻ ngày nay chi tiêu linh hoạt nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính. Từ “chốt đơn” liên tục đến mua trước trả sau, phản ánh chân dung một thế hệ đang nỗ lực kiểm soát túi tiền theo cách riêng.
-
Tài chính
Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh tăng gần 20%
07:46' - 18/04/2025
Mặc dù thị trường tài chính toàn cầu đang có nhiều biến động, nhưng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong quý đầu năm 2025 vẫn đạt 2,412 tỷ USD, tăng 19,6% so với quý liền trước.
-
Tài chính
Rà soát nguồn thu qua phân loại người nộp thuế theo ngành nghề
19:41' - 17/04/2025
Trong tháng 4 và quý II, cơ quan Thuế sẽ tiếp tục rà soát nguồn thu, thông qua việc phân loại người nộp thuế theo ngành nghề, địa bàn và nhóm đối tượng để tổ chức thu thuế hiệu quả.
-
Tài chính
Độc lập tài chính - Ước mơ trong tầm tay của Gen Z
11:57' - 17/04/2025
Trong bối cảnh kinh tế biến động, không chỉ làm việc để kiếm sống, ngày càng nhiều người trẻ Việt Nam chủ động quan tâm đến quản lý tài chính cá nhân, tự chủ kinh tế, đặt mục tiêu độc lập tài chính.
-
Tài chính
Giới nhà giàu Hàn Quốc rút dần khỏi bất động sản, đổ tiền vào vàng và trái phiếu
09:56' - 17/04/2025
Những người giàu đang cố gắng giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh bất ổn thông qua các khoản đầu tư đa dạng.
-
Tài chính
Tăng cường thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp
17:57' - 16/04/2025
Các địa phương chỉ đạo thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cấp tỉnh, cấp xã.
-
Tài chính
Phương án sắp xếp tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các tỉnh
14:51' - 16/04/2025
Theo đó, Bộ Tài chính đã đưa ra nguyên tắc chung trong việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện mô hình chính quyền.