Điều tra, thu thập thông tin: Định hướng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 diễn ra từ ngày 1/7 sẽ đưa ra các số liệu, chứng cứ tin cậy để giúp các cơ quan Trung ương và các địa phương vùng dân tộc thiểu số có được những đánh giá chính xác về kết quả thực hiện các chính sách dân tộc đến năm 2025 và định hướng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 cũng như các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội,
Để hiểu rõ hơn về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số cũng như những kỳ vọng về kết quả cuộc điều tra, Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Nông Thị Hà, Thứ trưởng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc xung quanh nội dung này.
Phóng viên: Xin Thứ trưởng đánh giá tổng quan về tình hình đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua?
Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà: Kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2019 cho thấy tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều khó khăn, là vùng 05 “nhất”: cơ sở hạ tầng khó khăn nhất; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất, giảm nghèo thiếu bền vững; khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; quốc phòng, an ninh tiểm ẩn nhiều nguy cơ nhất.
Chính vì vậy, để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 Quốc hội đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Triển khai Nghị quyết 88/2019/QH14, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu xây dựng và trình Quốc hội, Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đánh giá sơ bộ của các địa phương, đến nay, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt được một số kết quả tích cực như: cơ sở vật chất được đầu tư, nâng cấp, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao thu nhập và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Hiện, đã có 25/52 tỉnh, thành phố đạt chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; 5/52 tỉnh, thành phố đạt mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020; 31/52 tỉnh, thành phố đạt 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 38/52 tỉnh, thành phố đạt trên 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 18/52 tỉnh, thành phố đạt 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 27/52 tỉnh, thành phố đạt và vượt 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 29/52 tỉnh, thành phố đạt và vượt 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 25/52 tỉnh, thành phố đạt 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.
Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc tại các địa phương cơ bản đã được giải quyết. 16/52 tỉnh, thành phố hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định trên 90% số hộ di cư không theo quy hoạch; 14/52 tỉnh, thành phố Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí trên 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở…
Cùng với đó, các vấn đề về giáo dục, y tế, an sinh xã hội của đồng bào dân tộc đã và đang ngày càng nâng cao: 36/52 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%; 36/52 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%; 32/52 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ học trung học cơ sở trên 95%; 32/52 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ học trung học phổ thông trên 60%; 33/52 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%...
Tuy nhiên, để có đánh giá chính xác tình hình đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số sau 4 năm triển khai Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cần dựa vào kết quả Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024.
Phóng viên: Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số. Xin Thứ trưởng nêu rõ tầm quan trọng, sự cần thiết triển khai Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 đối với việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số?
Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà: Như đã đề cập ở trên, Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019 đã cung cấp nguồn số liệu tin cậy, khoa học để Ủy ban Dân tộc xây dựng và trình Quốc hội, Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo kế hoạch, cuộc điều tra 53 dân tộc thiểu số kỳ này sẽ được tổ chức vào 1/7/2024. Kết quả của cuộc điều tra sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng để đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn I: 2021-2025, chuẩn bị xây dựng chương trình mục tiêu, kế hoạch phát triển giai đoạn 2026-2030.
Phóng viên: Năm 2024 là lần thứ ba Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc phối hợp thực hiện Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (2 cuộc điều tra trước đó thực hiện vào các năm 2015, 2019). Xin Thứ trưởng cho biết sự phối hợp của hai cơ quan trong thực hiện điều tra lần này như thế nào?
Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà: Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê đã tích cực phối hợp ngay từ khi bắt đầu xây dựng đề án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số. Sau khi đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 5/1/2015, Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê đã khẩn trương rà soát, xây dựng nội dung điều tra, mẫu phiếu điều tra, xác định phân tổ, xây dựng dàn mẫu để xây dựng phương án điều tra.
Cuộc điều tra lần thứ nhất được tiến hành từ ngày 1/8 đến 31/8/2018. Đến ngày 29/9/2018, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức công bố kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số lần thứ nhất.
Sau 70 năm lịch sử hình thành, phát triển của hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương, lần đầu tiên cơ quan công tác dân tộc đã có một bộ số liệu đầy đủ, toàn diện, có độ tin cậy để làm căn cứ đánh giá kết quả và xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng cũng như chính sách phát triển của cả nước nói chung.
Cuộc điều tra năm 2024 này là lần thứ ba hai cơ quan hợp tác tổ chức, bộ phận chuyên môn của hai cơ quan đã phối hợp chặt chẽ trong công tác chuẩn bị. Mỗi nội dung đều được thảo luận, bàn bạc kỹ từ các khâu rà soát, xác định nội dung điều tra, mẫu phiếu, địa bàn điều tra, mức độ đại diện của số liệu, công tác tổ chức, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát…. để có sự thống nhất chung nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Phóng viên: Thứ trưởng kỳ vọng gì về kết quả cuộc Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024?
Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà: Với việc áp dụng chuyển đổi số trong điều tra, tôi hy vọng sẽ rút ngắn thời gian tổng hợp, rà soát số liệu để có thể công bố kết quả điều tra sớm nhất trong năm 2025.
Kết quả của cuộc Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ đưa ra các số liệu, chứng cứ tin cậy để giúp các cơ quan Trung ương và các địa phương vùng dân tộc thiểu số có được những đánh giá chính xác về kết quả thực hiện các chính sách dân tộc đến năm 2025 và định hướng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 cũng như các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2030; làm cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng chuẩn bị báo cáo và các văn kiện phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Trong bối cảnh Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đã cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) với tiêu chí “không để ai bỏ lại phía sau” thì thông tin thống kê về dân tộc thiểu số đóng vai trò quan trọng trong điều hành chính sách của các ngành, các cấp thời gian tới.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ra mắt cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
19:20' - 21/06/2024
Cuốn sách tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam.
-
Đời sống
Hiệu quả vốn xã hội hóa xây cầu nông thôn vùng đồng bào dân tộc
18:41' - 16/06/2024
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng vừa phối hợp với UBND huyện Mỹ Tú tổ chức khánh thành 2 cây cầu nông thôn (Vạn Duyên và Khiêm Hương) với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng
-
Đời sống
Kiên Giang đặt mục tiêu hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 1,5 - 2%
10:27' - 12/06/2024
Những năm gần đây, thông qua các phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, tại Kiên Giang xuất hiện ngày càng nhiều hộ có mô hình làm ăn hiệu quả, thu nhập từ vài trăm đến hàng tỷ đồng mỗi năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát các chương trình, chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
17:00' - 29/05/2024
Chiều 29/5, Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước cùng nhiều nội dung quan trọng khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25' - 21/11/2024
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách