Định hướng kinh tế mới của Indonesia
Chuyên gia kinh tế Drajad Wibowo trong nhóm vận động tranh cử của ông Prabowo cho biết, ngoài việc là quốc gia đông dân thứ tư thế giới, Indonesia coi nguồn nguyên liệu thô dồi dào là một điểm mạnh khác. Điều này giống với quan điểm của Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo (Jokowi).
Về lĩnh vực được tập trung để thu hút đầu tư nước ngoài, Tổng thống đắc cử sẽ thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn dựa trên 21 mặt hàng có nguồn gốc địa phương, bao gồm than đá, niken, sản phẩm cọ dầu, nhiên liệu sinh học và gỗ.
Ông Drajad cho biết Indonesia đã quá tập trung vào việc chỉ sản xuất dầu cọ thô (CPO) trong khi có rất nhiều sản phẩm phái sinh khác có thể được sản xuất từ cọ. Rất nhiều dẫn xuất từ cây cọ có thể được sử dụng làm thực phẩm và đồ uống. Thị trường thực phẩm và đồ uống ở Indonesia rất lớn và vẫn chưa tiêu thụ đủ nguyên liệu có nguồn gốc trong nước. Theo ông Drajad, sức tiêu thụ của thị trường nội địa Indonesia với khoảng 270 triệu dân đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư. Ông cho biết mục tiêu cuối cùng là xuất khẩu các sản phẩm hạ nguồn với giả định rằng, khi đã có chỗ đứng vững chắc ở Indonesia, sản phẩm có thể được mở rộng sang các thị trường châu Á khác. Quần đảo này sẽ trở thành “bàn đạp” một cách hiệu quả cho các nhà đầu tư. Ông Drajad cũng đề cập đến tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm gỗ, thường được dùng làm vật liệu xây dựng hoặc bột giấy và giấy, nhưng thay vào đó có thể được chế biến thành rayon, một loại vật liệu thời trang cao cấp.Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng không thể dàn trải cùng lúc tất cả 21 mặt hàng do hạn chế về nguồn lực. Vì vậy, một trong số những mặt hàng này sẽ trở thành "lá cờ đầu" của ông Prabowo, giống như niken đối với ông Jokowi.
Ông Drajad cũng cho biết ông Prabowo sẽ tập trung thúc đẩy đầu tư vào các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, kể cả trong nông nghiệp. Ông nhắc lại rằng tân Tổng thống đắc cử Prabowo sẽ thúc đẩy dự án có thể bổ sung cho chương trình dinh dưỡng và bữa trưa miễn phí ở trường. Chương trình này hướng tới hơn 82 triệu học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông và dự kiến sẽ tiêu tốn ít nhất 100.000 tỷ rupiah (6,4 tỷ USD) trong năm đầu tiên và 460.000 tỷ rupiah sau khi đạt quy mô tối đa vào năm 2029. Con số này sẽ tương đương với 12% ngân sách nhà nước năm nay và khoảng 2% GDP của Indonesia.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Reuters: Phần lớn các nhà kinh tế kỳ vọng BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay
18:38' - 22/03/2024
Một cuộc thăm dò ý kiến của Reuters (Vương quốc Anh) vừa cho thấy hơn 50% số nhà kinh tế kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tiếp tục tăng lãi suất lên mức 0,25% trong năm nay.
-
Thị trường
Các thị trường chứng khoán châu Á mất động lực sau số liệu kinh tế của Mỹ
16:54' - 22/03/2024
Trong phiên 22/3, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, sau khi số liệu được công bố cho thấy kinh tế Mỹ vẫn mạnh, khiến Fed có thể không giảm mạnh lãi suất như dự báo.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức có thể đang rơi vào suy thoái
08:00' - 22/03/2024
Theo Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank), nền kinh tế Đức có thể đang rơi vào suy thoái trong quý đầu năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm toàn cầu cao nhất trong 2 năm
18:52'
Theo hãng tin Bloomberg, giá thực phẩm toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong 2 năm vào tháng Tư vừa qua, cho thấy sự không chắc chắn về thuế quan đang bắt đầu gây sức ép lên thương mại thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ về vấn đề thuế quan
07:40'
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33' - 01/05/2025
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48' - 01/05/2025
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30' - 01/05/2025
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.