Định hướng nào về tái cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2021-2025?
Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 diễn ra mạnh mẽ, có nhiều chuyển biến tích cực và thực chất hơn. Bước sang giai đoạn 2021-2025, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, coi đây điều kiện cần để kịp thời tận dụng các cơ hội, tạo tiền đề chuyển đổi rõ nét hơn mô hình tăng trưởng, đưa đất nước lên cấp độ phát triển mới.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
BNEWS/TTXVN: Cơ cấu lại nền kinh tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, và Chính phủ đã nỗ lực thực hiện trong suốt thời gian vừa qua. Bà đánh giá thế nào về các kết quả đạt được?
TS. Trần Thị Hồng Minh: Cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng trưởng dựa trên chất lượng là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn vừa qua.
Cụ thể hóa chủ trương này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định của 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 về Kế hoạch tổng thể về chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh trong giai đoạn 2013-2020 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/2/2017 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động (NSLĐ), sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 với rất nhiều các nhiệm vụ, giải pháp và chỉ tiêu cụ thể cần thực hiện đến năm 2020.
Đến nay quá trình thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, trong đó đáng chú ý là:
Thứ nhất, sự chuyển biến mạnh mẽ cả về tư duy và hành động trong công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện chương trình cơ cấu lại nền kinh tế. Một mặt làm thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành trong thực hiện chương trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, mặt khác đã truyền cảm hứng, tạo lòng tin cho thị trường phát triển.
Thứ hai, cân đối kinh tế vĩ mô và kết cấu nền kinh tế được củng cố vững chắc hơn qua đó tạo tiền đề để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Cải thiện khả năng chống chịu và ứng phó của nền kinh tế với các cú sốc bên ngoài; đồng thời, tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội.
Thứ ba, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng. Cách thức và chất lượng tăng trưởng liên tiếp được cải thiện. Hiệu quả đầu tư tăng; NSLĐ xã hội tăng. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế tăng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh hơn và cải thiện tỷ trọng đóng góp vào GDP,…
BNEWS/TTXVN: Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng còn có hạn chế gì thưa bà?TS. Trần Thị Hồng Minh: Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, việc triển khai kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 vẫn còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, mô hình tăng trưởng tuy có thay đổi nhưng chưa rõ nét. Tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) còn thấp, nhất là NSLĐ nội ngành; tăng NSLĐ thời gian qua chủ yếu vẫn do tăng cường độ vốn, đóng góp của tiến bộ KHCN vào tăng trưởng NSLĐ còn thấp. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu chuyển biến chậm.
Bên cạnh đó, khu vực tư nhân trong nước phát triển chưa tương xứng với quy mô và độ mở của nền kinh tế. Mức độ phụ thuộc vào khu vực kinh tế nước ngoài chưa giảm. Chuyển biến cơ cấu nội ngành chưa rõ nét và bền vững. Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chủ yếu đang hoạt động ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị, nơi tạo ra giá trị gia tăng thấp.
Công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp trong nước dẫn đến tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp đạt thấp, còn phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu. Khu vực dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Ngoài ra, vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực DNNN chậm được cải thiện. Hiệu quả đầu tư công chưa cao như kỳ vọng, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm và nhiều vướng mắc. Tiến độ, chất lượng xử lý nợ xấu, các TCTD yếu kém chưa theo kịp yêu cầu của nền kinh tế.
BNEWS/TTXVN: Việt Nam đang chuẩn bị bước sang giai đoạn phát triển mới giai đoạn 2021-2025, vậy định hướng tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng trong thời gian tới cần tập trung những nội dung gì?
TS. Trần Thị Hồng Minh: Trong bối cảnh kinh tế chính trị toàn cầu đang còn nhiều bất định như hiện nay, đặc biệt là đại dịch COVID-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, định hướng cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 cần tiếp tục thực hiện nhằm hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2016 - 2020 đồng thời bổ sung các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế với bước đi phù hợp trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Theo đó, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 cần được xây dựng đảm bảo các nguyên tắc và quan điểm sau đây:
Một là, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng phải phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về quan điểm, định hướng và mục tiêu của chiến lược phát triển quốc gia thời kỳ 2021-2030; phù hợp với định hướng phát triển của ngành và lãnh thổ được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030.
Hai là, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với quá trình đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thể chế, đặc biệt là phát triển thị trường các yếu tố sản xuất, phát triển khu vực tư nhân và những thiết chế bảo vệ tài sản, sở hữu của doanh nghiệp, người dân,… coi đây là điểm đột phá trong cải cách, cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn tới.
Ba là, thực hiện cơ cấu lại các ngành kinh tế theo hướng chuyển dịch và nâng cấp chuỗi giá trị các ngành, tăng cường khả năng chống chịu, liên kết ngành đảm bảo tăng trưởng xanh và bao trùm; Thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, thân thiện môi trường; Thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế thân thiện và khai thác mô hình tăng trưởng xanh như năng lượng tái tạo, nông nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái,…
Bốn là, xác định rõ ràng hơn các trọng tâm, trọng điểm cơ cấu lại nền kinh tế theo ngành, vùng, nhóm địa phương để tận dụng được lợi thế và tập trung nguồn lực, tạo ra những kết quả rõ nét hơn. Khắc phục tình trạng chia cắt, cát cứ, thiếu kết nối, thiếu bổ sung hợp lý giữa các thành phần, các địa bàn kinh tế; tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và chủ động dần nâng cấp vị trí trong chuỗi giá trị.
Năm là, chú trọng tăng cường nội lực, phát triển lực lượng doanh nghiệp nội địa, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, tăng cường khả năng chống chịu với những cú sốc bên ngoài.
Sáu là, đảm bảo nhiều người dân được hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng như uu tiên phát triển các ngành có khả năng tham gia hưởng lợi rộng rãi của người dân như nông nghiệp, chế biến thực phẩm, du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin,.. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường và sự chuyển đổi sang nền kinh tế dựa vào đổi mới sáng tạo và chuyển dần sang kinh tế thâm dụng vốn và tri thức./.BNEWS/TTXVN: Trân trọng cảm ơn bà!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tái cơ cấu nền kinh tế: Biến "nguy" thành "cơ"
08:02' - 14/09/2020
Gần 9 tháng đối đầu với dịch COVID-19, trong khi thế giới vẫn diễn biến phức tạp, tại Việt Nam với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, ý thức trách nhiệm của cộng đồng, dịch đang được kiểm soát tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái cơ cấu doanh nghiệp tư nhân để hạn chế tác động của dịch COVID-19
07:00' - 30/07/2020
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp khu vực tư nhân nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ những bất ổn và tác động nặng nề của dịch COVID-19
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với những biến động
17:11' - 02/07/2020
Ngành nông nghiệp sẽ cùng các địa phương tái cơ cấu nông nghiệp; thích ứng với các biến động bằng các giải pháp nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, đồng bộ trong liên kết sản xuất.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.