DIW: Nền kinh tế Đức không thể sớm thoát khỏi khủng hoảng
Trái ngược với nhiều nhận định được các chuyên gia kinh tế và giới chính trị đưa ra trước đây, nhà kinh tế học Marcel Fratzscher, Chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế Đức (DIW), cảnh báo không nên quá ảo tưởng vào sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế Đức trong năm nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong bài viết riêng cho báo Tấm gương hằng ngày (Tagesspiegel) ngày 1/1, Chủ tịch DIW và là giáo sư kinh tế Đại học Humboldt Fratzscher nhấn mạnh những dự báo kinh tế được đưa ra dựa trên nhận định rằng đại dịch COVID-19 sẽ nhanh chóng kết thúc và kinh tế sẽ phục hồi trong năm 2021 này sẽ chỉ là ảo tưởng.
Ông cho rằng với làn sóng lây nhiễm thứ hai hiện nay, nền kinh tế sẽ khó có thể nhanh chóng vượt qua được khủng hoảng. Do vậy, năm 2021 có thể là năm của sự "vỡ mộng", ít nhất về mặt kinh tế. Nền kinh tế Đức sẽ sụt giảm trong quý IV/2020 và rất có thể tiếp tục sụt giảm trong quý I/2021, do đó nền kinh tế có nguy cơ rơi vào suy thoái lần thứ hai.
Do đã sử dụng hết các khoản dự trữ, tình trạng phá sản của công ty có thể tăng lên đáng kể, bởi các công ty đã mắc nợ quá nhiều khiến họ không còn có thể hoặc không muốn tiếp tục vay ngân hàng. Cùng với đó là tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, như những người có thu nhập thấp, sẽ là những người bị tác động nặng nề nhất.
Ngoài ra, tiêu dùng tư nhân thấp hơn sẽ khiến các công ty gặp khó khăn, điều càng khiến các công ty gặp khó trong việc trả nợ ngân hàng. Do đó, việc vỡ nợ có thể đẩy một số ngân hàng vào tình thế khó khăn và giảm mức cho vay đối với các công ty và hộ gia đình.
Cũng theo nhà kinh tế Fratzscher, nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Đức cũng có thể gặp rủi ro trong bối cảnh khó khăn nền kinh tế toàn cầu, bởi tuy các nền kinh tế châu Á bùng nổ, song khó có thể kỳ vọng vào một chính sách mới từ chính quyền mới của Mỹ.
Trong khi đó, nền kinh tế châu Âu sẽ vẫn là điểm yếu toàn cầu, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, và điều này tạo ra những nguy cơ cho nền kinh tế Đức bởi có tới 60% lượng hàng hóa xuất khẩu của Đức là tới các nước châu Âu.
Những nhận định của ông Fratzscher trái ngược với đánh giá của các công ty, các nhà kinh tế và chính trị gia đưa ra mới đây khi kỳ vọng nền kinh tế Đức sẽ phục hồi nhanh chóng trong năm nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hãng dược của Đức cảnh báo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung vắc-xin COVID-19
06:00' - 02/01/2021
Hãng dược BioNTech của Đức cảnh báo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung vắc-xin phòng COVID-19 cho đến khi các loại vắc-xin khác được lưu hành trên thị trường.
-
Kinh tế & Xã hội
Liban và Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới VUI-202012/01
20:39' - 25/12/2020
Liban và Đức đã phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2, loại biến thể có khả năng lây lan cao hơn vừa được phát hiện ở Anh có tên gọi là VUI-202012/01.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Phát triển kinh tế tuần hoàn: Gỡ rào cản bằng thể chế và công cụ kinh tế
12:31'
Kinh tế tuần hoàn là xu hướng giúp giải quyết tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường nhưng việc phát triển mô hình kinh tế này tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều rào cản.
-
Ý kiến
Quy hoạch Cảng biển cần đi trước một bước
09:20'
Nhiệm vụ quan trọng khác mà ngành hàng hải phải thực hiện đó là triển khai xây dựng quy hoạch cảng biển giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2050, tạo tiền đề phát triển bền vững kinh tế biển.
-
Ý kiến
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?
08:25' - 16/01/2021
Năm 2021, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đạt tăng trưởng cao hơn năm 2020 nhờ nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, mặc dù vậy vẫn còn nhiều yếu tố khó lường tác động tới tăng trưởng.
-
Ý kiến
Unilever: Hoạt động tiêu dùng toàn cầu sẽ vẫn bị ảnh hưởng trong nửa đầu năm 2021
10:11' - 15/01/2021
Đại dịch COVID-19 đã giúp "thúc đẩy" doanh số bán thực phẩm đóng gói của nhiều công ty như Unilever, Nestle và Kraft Heinz.
-
Ý kiến
EIU: Việt Nam là trung tâm của chuỗi cung ứng châu Á
17:34' - 14/01/2021
Ngôi sao đang lên Việt Nam tiếp tục là thành tố trung tâm của các chuỗi cung ứng đang biến đổi và là một trong những địa điểm sản xuất cạnh tranh nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
-
Ý kiến
Thời báo Phố Wall: Mỹ không cấm đầu tư vào Alibaba, Tencent, Baidu
10:57' - 14/01/2021
Tờ Thời báo Phố Wall đưa tin Washington sẽ không cấm người Mỹ đầu tư vào các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Baidu và Tencent như một số công ty khác do lo ngại về an ninh quốc gia.
-
Ý kiến
Các công ty hỗ trợ dự án Nord Stream 2 đối mặt với rủi ro bị Mỹ trừng phạt
10:50' - 14/01/2021
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo với các công ty châu Âu bị nghi ngờ đang hỗ trợ xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga rằng họ phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt.
-
Ý kiến
Reuters: Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 8,4% trong năm 2021
22:01' - 13/01/2021
Mức tăng trưởng trong năm 2021 theo dự báo trên là cao nhất trong một thập kỷ.
-
Ý kiến
The Diplomat: Tăng trưởng kinh tế nhanh thúc đẩy tiêu thụ năng lượng xanh tại Việt Nam
17:06' - 13/01/2021
Theo bài viết ngày 12/1 trên trang mạng "The Diplomat", kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh là động lực thúc đẩy tiêu thụ năng lượng xanh ở nước này.