Động thái “bật đèn xanh” cho cây lương thực biến đổi gen của Trung Quốc

14:35' - 09/05/2024
BNEWS Trung Quốc đã lần đầu tiên chấp nhận mức độ an toàn của lúa mì biến đổi gen khi nước này thận trọng tiến tới việc phát triển thương mại các loại cây lương thực biến đổi gen.
Không giống như việc chỉnh sửa gen (tức là đưa các gen ngoại lai vào gen cây trồng), chỉnh sửa gen làm thay đổi các gen hiện có để biến đổi hoặc cải thiện hiệu suất của cây. Điều này được một số nhà khoa học xem là ít rủi ro hơn so với việc chỉnh sửa chúng về mặt di truyền.

 
Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu cây trồng biến đổi gen như ngô và đậu nành để làm thức ăn chăn nuôi và trồng các giống không biến đổi gen để tiêu thụ thực phẩm. Nhiều người tiêu dùng Trung Quốc vẫn lo ngại về mức độ an toàn của cây lương thực biến đổi gen.

Việc phê duyệt lúa mì được chỉnh sửa gen để kháng bệnh được coi là một cột mốc quan trọng. Vì lúa mỳ chủ yếu được trồng ở Trung Quốc để làm thực phẩm cho con người - Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ lúa mì lớn nhất thế giới.

Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc hôm 8/5 cũng đã phê duyệt một giống ngô biến đổi gen mới có đặc tính kháng thuốc diệt cỏ và côn trùng, cũng như một giống ngô chỉnh sửa gen có năng suất cao hơn.

Việc phê duyệt ngô biến đổi gen bao gồm nhiều loại ngô của Origin Agritech.

Theo một tài liệu do Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc công bố, giấy chứng nhận an toàn đã được phê duyệt và có thời hạn trong 5 năm kể từ ngày 5/5.

Một quản lý cấp cao trong ngành hạt giống cho biết đây là một bước tiến lớn. Từ đó, Chính phủ Trung Quốc có thể mở rộng cấp phép cho nhiều loại cây lương thực khác.

Bắc Kinh cũng dự kiến sẽ thông qua các quy định mới trong năm nay về việc ghi nhãn các loại cây trồng biến đổi gen được sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm.

Trong năm qua, Trung Quốc đã tăng cường phê duyệt hạt giống ngô và đậu nành biến đổi gen có năng suất cao hơn, kháng côn trùng và thuốc diệt cỏ để đảm bảo an ninh lương thực. Nhưng việc tiếp nhận những hạt giống này vẫn còn chậm và thận trọng, do những lo ngại về tác động của chúng đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Trung Quốc - nước mua đậu tương và ngô nhiều nhất thế giới - đặt mục tiêu nâng cao sản xuất trong nước thông qua hạt giống có năng suất cao hơn, đồng thời cắt giảm nhập khẩu ngũ cốc hơn 100 triệu tấn mỗi năm.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục