Đo thân nhiệt tại cửa khẩu để phát hiện sớm bệnh đậu mùa khỉ
Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh Đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh lưu - hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.
Từ tháng 5/ 2022 đến nay dịch có diễn biến bất thường, đã ghi nhận dịch tại 12 quốc gia khu vực châu Âu, đây là lần đầu tiên ghi nhận các ổ dịch tại khu vực này, mà chưa xác định được mối liên hệ với khu vực dịch lưu hành trước đó. Tiếp đó, dịch bệnh đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp bệnh.
Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế.Đến ngày 15/8/2022, đã ghi nhận trên 35 nghìn ca mắc tại 92 quốc gia, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Hiện, một số quốc gia gần với nước ta như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã ghi nhận trường hợp bệnh xâm nhập.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 22/8, Bộ Y tế đã ban hành quyết định hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.
* Giám sát ca bệnh tại cửa khẩu bằng đo thân nhiệt Theo đó, tại hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ việc giám sát ca bệnh tại cửa khẩu thông qua đo thân nhiệt, giám sát kiểm dịch viên y tế hoặc nhận thông tin từ người nhập cảnh chủ động khai báo. Trường hợp phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh cần chuyển nơi cách ly tạm thời để khai thác yếu tố dịch tễ và khám sơ bộ. Căn cứ theo kết quả khai báo, khai thác dịch tễ để chuyển hành khách về cơ sở y tế để chẩn đoán, điều trị hoặc đề nghị hành khách tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày từ ngày nhập cảnh. Người nhập cảnh từ quốc gia, khu vực có dịch lưu hành cần theo dõi sức khỏe trong 21 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Khi có triệu chứng phát ban, nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau họng, khó chịu, mệt mỏi và nổi hạch cần hạn chế tiếp xúc người khác và tới cơ sở y tế gần nhất. Bộ Y tế cũng yêu cầu tổ chức giám sát, tăng cường giám sát dựa vào sự kiện trong cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ. Đặc biệt chú ý giám sát tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu và các cơ sở khám chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục, chú trọng giám sát trên đối tượng nguy cơ cao gồm người đồng giới và người có suy giảm miễn dịch. * Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ Đến ngày 21/8, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận trường hợp bệnh đậu mùa khỉ. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trường hợp nghi ngờ là người có phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ và không giải thích được bằng các bệnh phát ban phổ biến khác (thủy đậu, herpes, sởi, nhiễm trùng da do vi khuẩn, lậu, giang mai. Và có một hoặc nhiều triệu chứng sau: Đau đầu; Sốt (>38,5°C); Nổi hạch (sưng hạch bạch huyết); Đau cơ, đau lưng, đau nhức cơ thể; Mệt mỏi. Và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau: Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục) hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng cá nhân của người bệnh. Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có quan hệ với nhiều bạn tình. Về các biện pháp phòng bệnh, Bộ Y tế cho biết: Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc gần với người khác, bao gồm cả quan hệ tình dục… Người đến các quốc gia vùng lãnh thổ có lưu hành dịch bệnh (khu vực Trung và Tây Phi) cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe. Nhân viên y tế chăm sóc, điều trị cho người bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ cần sử dụng trang phục phòng hộ (PPE) thích hợp. Đến nay, kết quả một số nghiên cứu cho thấy vaccine đậu mùa trước đây có hiệu quả nhất định trong việc phòng, chống bệnh đầu mùa khỉ. Hiện một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vaccine phòng bệnh đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3) để sử dụng phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ. Tới thời điểm ngày 18/7, WHO không khuyến cáo tiêm vaccine phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ một cách rộng rãi, chỉ tiêm cho những người có nguy cơ cao như nhân viên y tế, người tiếp xúc trực tiếp với trường hợp bệnh và việc tiêm vaccine được xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể khi có tiếp xúc và sau khi tiếp xúc với trường hợp bệnh. Các dữ liệu nghiên cứu về hiệu quả của vaccine vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. *Đậu mùa khỉ lây truyền thế nào? Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh. Ngoài ra, cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng trường hợp bệnh tại các quốc gia khu vực Tây, Trung Phi. Thời gian ủ bệnh thường từ 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương đồng như bệnh đậu mùa, các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần. Theo WHO, tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh theo thống kê trước đây dao động từ 0- 11% nói chung và cao hơn ở trẻ nhỏ. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ liên quan đến nhóm virus đậu mùa khỉ nhánh Tây Phi là 1%, và có thể cao hơn ở những người bị suy giảm miễn dịch./.Tin liên quan
-
Công nghệ
Ấn Độ ra mắt bộ xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên sản xuất trong nước
11:53' - 20/08/2022
Báo "The Times" của Ấn Độ ngày 19/8 đưa tin bộ xét nghiệm RT-PCR bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên sản xuất trong nước đã được tung ra thị trường nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
WHO: Chưa cần tiêm vaccine đại trà phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
09:22' - 16/08/2022
Chuyên gia phụ trách ứng phó với các bệnh đậu mùa trong chương trình khẩn cấp của WHO cho biết chưa cần thiết phải tiêm phòng đại trà ngay lập tức phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
-
Kinh tế & Xã hội
WHO đặt tên mới cho các chủng virus gây bệnh đậu mùa khỉ
13:31' - 13/08/2022
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đặt lại tên các chủng virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang lưu hành hiện nay, theo đó sử dụng chữ số La mã thay vì khu vực địa lý.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Trọn vẹn 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 ở miền Bắc
15:24'
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2025 kéo dài 5 ngày là thời điểm lý tưởng để du khách miền Bắc tạm rời phố thị, khám phá thiên nhiên, văn hóa và ẩm thực độc đáo của chính khu vực mình sinh sống.
-
Đời sống
Tổng thống Mỹ công bố lịch khám sức khỏe định kỳ
15:13'
Ngày 7/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ kiểm tra sức khỏe thường niên vào ngày 11/4 tới, song vị tổng thống lớn tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ khẳng định bản thân đang rất khỏe.
-
Đời sống
Du lịch 30/4 và 1/5: Top các địa điểm hấp dẫn cho kỳ nghỉ lễ không thể bỏ lỡ
15:01'
Dịp lễ 30/4 và 1/5, bạn đã có ý tưởng đi đâu chưa? Nếu như không kịp lên kế hoạch đi chơi xa, bạn có thể tham khảo Top những điểm đến đầy hấp dẫn cho kỳ nghỉ dài ngày sắp tới.
-
Đời sống
Vụ nổ đường ống khí đốt ở Malaysia: Hơn 80 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn
11:12'
Giới chức Malaysia thông báo thiệt hại riêng đối với các ngôi nhà dân cư sau vụ cháy do nổ đường ống dẫn khí đốt của tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas hồi tuần trước.
-
Đời sống
Cháy lớn tại thủ đô Paris
10:04'
Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra ở phía Bắc Paris (Pháp) gần khu phức hợp tòa án mới của thủ đô, buộc chính quyền phải kêu gọi người dân tránh xa khu vực này. May mắn không có thương vong trong vụ việc.
-
Đời sống
Núi lửa ở Philippines phun trào trở lại
09:33'
Sáng sớm 8/4, ngọn núi lửa Kanlaon ở miền Trung Philippines đã phun trào trở lại, tạo cột tro bụi cao tới 4.000m.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 8/4
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 8/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 8/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hướng tới bước chuyển mình của sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc
15:26' - 07/04/2025
Ngày 6/4, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (VSAK) đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc khóa X, nhiệm kỳ 2025 – 2028.
-
Đời sống
Hoa Anh đào níu chân du khách tại “Vườn thế giới” ở Berlin
14:26' - 07/04/2025
Hoa Anh đào là biểu tượng của mùa Xuân, tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời và vô cùng cuốn hút với những tín đồ yêu hoa.