Doanh nghiệp chủ động phương án dự phòng nguồn cung nguyên liệu
Tuy nhiên, lường trước được những thách thức các doanh nghiệp lĩnh dệt may và da giày đã chủ động các phương án dự phòng nguồn nguyên liệu sản xuất.
*Doanh nghiệp gặp khó Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), hiện nay ngành dệt may Việt Nam đang phải nhập khoảng 70% nguyên, phụ liệu từ Trung Quốc. Số nguyên, phụ liệu hiện có do nhập trước Tết, chỉ đủ để đáp ứng đơn hàng tháng 2. Do thời gian gián đoạn trong việc nghỉ Tết và nghỉ do tác động của dịch bệnh, dự báo nguyên, phụ liệu sản xuất sẽ bắt đầu thiếu hụt từ tháng 3.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày, túi xách Việt Nam cũng phụ thuộc rất lớn nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc. Trong trường hợp các nhà máy ở nước này tiếp tục chậm cung cấp nguyên, phụ liệu sẽ khiến các công ty da giày vỡ kế hoạch sản xuất, không đáp ứng được tiến độ giao hàng.
Đại diện Công ty giày Vĩnh Yên cho biết, công ty đã ký được đơn hàng gia công đến tháng 6 năm nay nên nguyên phụ liệu cũng chuẩn bị sẵn trong vòng 2,3 tháng, Công ty chủ yếu nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Nếu dịch COVID-19 vẫn kéo dài thì việc cung ứng hàng hóa, vận chuyển… sẽ bị ảnh hưởng lớn. Ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc Công ty Eurolink - Công ty chuyên cung cấp các mặt hàng đồ da cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong quý I/2020 đang gặp khó khăn do thiếu hụt nguyên liệu. Công ty cũng đang tìm hiểu về vật tư, nguyên phụ liệu từ các thị trường như: Ấn Độ, châu Âu cũng như tìm các khách hàng mới để duy trì sản xuất, không để sụt giảm thị trường. Các doanh nghiệp ngành dệt may cũng có chung nỗi lo thiếu nguyên liệu cho kỳ sản xuất trong quý II/2020. Tổng Công ty May 10 - một nhà cung ứng cho các thương hiệu GAP và Tommy Hilfiger, nhập khẩu 50% nguyên liệu thô từ Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Doanh nghiệp này đang lâm vào thế khó với số đơn hàng giao vào tháng 3 và tháng 4. Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc - Tổng Công ty May 10- CTCP cho biết, May 10 vừa nỗ lực phòng chống dịch bệnh, vừa tìm các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh để duy trì sản lượng, năng suất. Thông thường công ty chỉ dự trữ nguyên liệu từ một đến hai tháng nhưng do dịch COVID-19 công ty gặp khó về nguồn nguyên liệu. Để giải quyết khó khăn trước mắt, lãnh đạo công ty đã chủ động gặp gỡ đối tác để bàn bạc, thỏa thuận sử dụng nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau, giới thiệu các nhà cung cấp nguyên liệu nằm ngoài vùng dịch. Phần lớn các doanh nghiệp da giày cũng như dệt may đều cho rằng, nguồn cung nguyên liệu và logistics là hai khó khăn lớn trong thời điểm này. Việc giao thương qua đường bộ, đường sắt, đường hàng không giữa hai nước bị hạn chế. Không có nguyên liệu khiến các doanh nghiệp không thể đảm bảo cung ứng hàng cho thị trường. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho biết, nếu dịch còn kéo dài thì khả năng nhiều doanh nghiệp phải bố trí nghỉ luân phiên, ngừng việc do nguyên phụ liệu không có đủ cho sản xuất. Khách hàng sẽ hủy đơn hàng hoặc chuyển đặt hàng nơi khác do doanh nghiệp giao hàng không đúng hẹn. *Chủ động các phương án dự phòng Lường trước được những khó khăn về thiếu nguồn cung nguyên liệu, các doanh nghiệp trong ngành dệt may và da giày đã sớm có những giải pháp nhập nguyên liệu từ một số nước hoặc đẩy mạnh sản xuất một số mặt hàng có thể chủ động về nguyên phụ liệu trong nước.Tại thị trường nội địa, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã và đang tích cực giải quyết khó khăn khi quyết định tung sản phẩm khẩu trang, đặc biệt là khẩu trang được làm bằng vải dệt kim kháng khuẩn của Công ty TNHH Một thành viên Dệt Kim Đông Xuân. Sự kiện này được ví như một đòn bẩy cứu cánh, giúp các doanh nghiệp dệt may trước khó khăn trước mắt.
Các doanh nghiệp trong ngành dệt may và da giày hiện đã và đang tập trung mọi nỗ lực phòng, chống dịch như tuyên truyền, nhắc nhở, động viên người lao động tránh tâm lý hoang mang, có ý thức tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã bố trí dây chuyền sản xuất khẩu trang để trang bị cho công nhân hoặc bán với giá thành sản xuất hay phát miễn phí cho người dân địa phương; tìm mọi giải pháp để duy trì sản xuất và hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Với sự vào cuộc của các đơn vị như Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè, Công ty cổ phần Dệt may Huế, Công ty cổ phần May Hồ Gươm, Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang… công suất sản xuất khẩu trang kháng khuẩn của Vinatex dự kiến tăng lên từ 450.000 đến 500.000 chiếc/ngày. Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Vitas cho biết, để ứng phó với tình huống xấu nhất, hiện một số doanh nghiệp dệt may, da giày đang tính đến phương án nhập nguyên, phụ liệu từ các quốc gia khác như Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Brazil... nhằm bù đắp nguồn nguyên liệu thiếu hụt cho sản xuất. Tuy nhiên, do thực trạng hiện nay khoảng 90% doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ và vừa, nên ngoài sự chủ động của doanh nghiệp, nhất thiết phải có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Nhà nước. Doanh nghiệp đang cần sự tiếp sức như có nguồn vay ưu đãi, các gói hỗ trợ để tiếp cận công nghệ mới, hỗ trợ đầu ra từ các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia của Chính phủ. Ngoài ra, việc giảm bớt gánh nặng về chi phí điện, nước, phí cầu đường, phí cảng biển cho các doanh nghiệp hiện nay là một việc làm cần thiết. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã gửi công văn báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành về tác động của dịch tới sản xuất kinh doanh ngành dệt may và đề xuất một số giải pháp, kiến các ngành liên quan nghiên cứu, hỗ trợ để giảm khó khăn cho doanh nghiệp dệt may trong tình hình hiện nay. Cụ thể, Hiệp hội đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan làm việc với phía Trung Quốc bàn giải pháp để vừa chống dịch vừa đảm bảo thông quan hàng hóa, tháo gỡ khó khăn về nguồn cung nguyên, phụ liệu cho doanh nghiệp. Nhà nước có giải pháp kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp như: giảm tiền điện, nước, nhiên liệu, thuế đất, lãi vay, khoanh nợ, giãn nợ… Hiệp hội đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và xã hội nghiên cứu, hướng dẫn doanh nghiệp về trả lương ngừng việc trong trường hợp phải bố trí ngừng việc kéo dài. Vì nếu những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như: dệt may, da giày phải đóng cửa thì hàng trăm nghìn lao động sẽ không có việc làm. Năm 2020, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 42 tỷ USD, tương tự kim ngạch xuất khẩu ngành da giày đạt 24 tỷ USD. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành dự báo do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 gây ra nên hai ngành dệt may và da giày khó có thể đạt được mục tiêu trên. Theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp nên đưa ra nhu cầu cụ thể về nguồn nguyên liệu thiếu hụt để Bộ Công Thương làm việc với các Thương vụ nhằm tìm kiếm nguồn cung phù hợp. Đồng thời mỗi doanh nghiệp cần xác định phương án phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mình để có những giải pháp nếu tình hình dịch bệnh kéo dài./.- Từ khóa :
- dệt may
- da giày
- dệt may việt nam
- covid-19
- vinatex
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Cơ hội cho dệt may vào khu vực, thị trường lớn
09:37' - 16/02/2020
Các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng hiệu quả cho ngành khi thuế suất giảm dần về 0%.
-
Phân tích doanh nghiệp
Tháng 2, doanh nghiệp dệt may sẽ cung ứng 6 triệu khẩu trang kháng khuẩn
19:39' - 15/02/2020
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã và đang sản xuất khẩu trang kháng khuẩn đáp ứng nhu cầu của người dân phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao cổ phiếu ngành dệt may không tăng như kỳ vọng?
17:15' - 14/02/2020
Ngành dệt may Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức cả trong ngắn và dài hạn do phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên vật liệu, máy móc nhập khẩu và nhu cầu thế giới giảm.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp dệt may tăng năng lực sản xuất khẩu trang
10:15' - 14/02/2020
Để chung tay với cộng đồng, các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng như các nhà phân phối đang gấp rút nhiều nhiều giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng khẩu trang cao của người dân như hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường dây 220kV Than Uyên - 500kV Lào Cai
08:25'
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 857/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đường dây 220kV Than Uyên - 500kV Lào Cai.
-
Doanh nghiệp
Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam
15:47' - 29/04/2025
EVNSPC đã chính thức hoàn thành 50 công trình lưới điện 110kV chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC (30/4/1975 – 30/4/2025).
-
Doanh nghiệp
Walmart tiếp tục thống trị thị trường Mỹ
14:02' - 29/04/2025
Theo dữ liệu từ công ty phân tích người tiêu dùng Numerator, đây là năm thứ ba liên tiếp, cứ 5 USD người Mỹ chi tiêu cho hàng tạp hóa thì có hơn 1 USD được tiêu tại Walmart.
-
Doanh nghiệp
M&S thiệt hại hơn 900 triệu USD do bị tấn công mạng
13:19' - 29/04/2025
Một cuộc tấn công mạng đã gây thiệt hại gần 700 triệu bảng Anh (940 triệu USD) cho hãng bán lẻ Marks & Spencer (M&S) nổi tiếng của Anh.
-
Doanh nghiệp
5 năm liền EVNNPT được Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm BB+
13:19' - 29/04/2025
Theo Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), trong 5 năm liên tiếp (2020-2025), EVNNPT được tổ chức Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm BB+.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn CMC dự kiến doanh thu từ thị trường Nhật Bản đến năm 2028 đạt 200 - 250 triệu USD
10:47' - 29/04/2025
Theo lãnh đạo Tập đoàn Công nghệ CMC, trong hành trình toàn cầu hóa, Nhật Bản luôn là thị trường chiến lược của CMC.
-
Doanh nghiệp
Phục vụ tốt nhất nhu cầu liên lạc của người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
10:24' - 29/04/2025
Các Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội và Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã chuẩn bị lỹ lưỡng, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt dịp lễ 30/4-1/5.
-
Doanh nghiệp
Đóng điện dự án đường dây 220kV Huội Quảng – Nghĩa Lộ và dự án Trạm biến áp 220kV Nghĩa Lộ
08:17' - 29/04/2025
Hai dự án sau khi hoàn thành giúp giải phóng công suất từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ khu vực Tây Bắc.
-
Doanh nghiệp
BIC đẩy mạnh số hóa dịch vụ bảo hiểm
11:44' - 28/04/2025
Từ 26/4/2025, ứng dụng bảo hiểm số MyBIC với giao diện hoàn toàn mới, thân thiện, dễ sử dụng sẽ chính thức ra mắt hướng tới các khách hàng quan tâm và sử dụng các dịch vụ của BIC.