Doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc thâm nhập thị trường Nhật Bản
Nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ tư thế giới Xiaomi của Trung Quốc đang chuẩn bị tiến vào thị trường Nhật Bản trong năm tới. Wang Xiang, Giám đốc quản lý các hoạt động quốc tế của Xiaomi, đã tiết lộ kế hoạch thâm nhập thị trường Nhật Bản vào ngày 4/11.
Tại “xứ hoa anh đào”, Xiaomi dự kiến sẽ cung cấp nhiều mẫu máy, cùng với các thiết bị thông minh đeo trên người có liên kết. Ban đầu, những thiết bị này sẽ được cung cấp độc quyền thông qua các kênh bán hàng của Xiaomi, bao gồm cả kênh bán hàng trực tuyến.
Giám đốc Wang cho biết, Xiaomi hy vọng có thể hợp tác với các nhà mạng không dây và các nhà phân phối điện thoại chính tại Nhật Bản, song ông không đề cập đến bất kỳ cái tên cụ thể nào.Vào thời điểm nước Mỹ đang cố gắng cô lập Huawei Technologies, nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, một số người tiêu dùng ở Nhật Bản có tâm lý nghi ngờ đối với những chiếc điện thoại thông minh do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, ông Wang có vẻ tự tin về triển vọng của Xiaomi tại thị trường quốc gia Đông Á. "Chúng tôi hợp tác với (các công ty) như Google. Chúng tôi có hồ sơ theo dõi các quy tắc về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở châu Âu và chúng tôi sẽ làm như vậy ở Nhật Bản", nhà lãnh đạo này trả lời khi được hỏi về những lo ngại về khả năng gián điệp của các công ty Trung Quốc.Giám đốc Wang cho rằng thời gian chính xác mà Xiaomi sẽ được ra mắt tại Nhật Bản vẫn chưa được định rõ, do các thiết bị cần phải trải qua quá trình thử nghiệm hiệu năng. Những chiếc điện thoại có hiệu năng cao, cùng mức giá thấp hơn so với các thương hiệu đối thủ là lợi thế bán hàng của Xiaomi. Trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm ngoái, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Xiaomi Lei Jun, người được mệnh danh “Steve Jobs của Trung Quốc”, cho biết công ty sẽ giới hạn tỷ suất lợi nhuận trên doanh số bán phần cứng xuống còn 5%.Chính vì vậy, các dòng điện thoại của Xiaomi phần lớn có giá thấp hơn 50% so với các mẫu tương tự của Apple. Trong quý II/2019, doanh thu được tạo ra ở nước ngoài chiếm đến 40% tổng doanh thu của công ty. Trong đó, doanh thu bán điện thoại thông minh dẫn đầu thị trường Ấn Độ với thị phần 28%, vượt qua cả “gã khổng lồ” Samsung Electronics. Tại châu Âu, thị phần của Xiaomi đứng ở vị trí thứ tư, sau Samsung, Huawei và Apple, đứng thứ ba ở Nga và Indonesia, theo số liệu từ truyền thông Trung Quốc.Sau khi mở rộng thị trường ra nước ngoài lần đầu tiên vào năm 2014, cũng là kinh doanh thứ tư của công ty, Xiaomi đến nay đã có mặt tại Đông Nam Á và Ấn Độ, sau đó là Nga, châu Âu và châu Phi. Công ty Trung Quốc hiện đang vận hành 520 cửa hàng Mi Home bên ngoài Trung Quốc tính đến cuối tháng 6/2019, gần gấp đôi con số của một năm trước đó.Giám đốc Wang cho biết, Xiaomi sẽ sớm thành lập một công ty con của Nhật Bản để chuẩn bị cho việc ra mắt, song ông từ chối cung cấp thông tin chi tiết về các mục tiêu bán hàng và sản phẩm cụ thể. Thay vì tập trung vào các mục tiêu cụ thể, "chúng tôi muốn mang sản phẩm đến Nhật Bản để phục vụ lợi ích của người tiêu dùng Nhật Bản", ông nói./.Tin liên quan
-
Xe & Công nghệ
Doanh số điện thoại thông minh trên toàn cầu phục hồi
15:54' - 01/11/2019
Theo công ty nghiên cứu thị trường Strategy Analytics, doanh số bán điện thoại thông minh trên toàn cầu trong quý III/2019 là 366 triệu chiếc, tăng 2% và là lần tăng đầu tiên kể từ quý III/2017.
-
Doanh nghiệp
Xiaomi nhiều tham vọng khi chuyển hướng sang lĩnh vực dịch vụ tài chính Ấn Độ
20:23' - 23/08/2019
Nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) Xiaomi của Trung Quốc dự kiến sẽ ra mắt dịch vụ cho vay tiêu dùng ở Ấn Độ trong những tuần tới.
-
Chuyển động DN
Xiaomi tham gia lĩnh vực sản xuất chip nhớ
19:50' - 16/07/2019
Tập đoàn công nghệ Xiaomi của Trung Quốc đã nắm giữ khoảng 6% cổ phần của công ty thiết kế chip VeriSilicon Holdings Co Ltd, giữa bối cảnh Xiaomi tiếp tục theo đuổi lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh chi 3,15 tỷ USD vào ngành công nghiệp thép
07:56'
Ngày 16/2, Bộ Thương mại và Kinh doanh Anh thông báo cơ quan này mong muốn nhận được phản hồi của công chúng về một chiến lược về thép nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành thép Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.