Doanh nghiệp đánh giá như nào về tính hiệu quả của cơ chế một cửa quốc gia?
Ngày 22/6 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng cục Hải quan và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội thảo công bố báo cáo "Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và thời gian thực hiện thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa quốc gia".
Ban tổ chức cho biết, mục đích thực hiện báo cáo này là nhằm thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp thông qua việc xác định các vấn đề cụ thể trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, báo cáo đã tổng hợp và phản ánh ý kiến của gần 3.100 doanh nghiệp về 12 thủ tục hành chính - dịch vụ công có tần suất thực hiện nhiều nhất trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cổng thông tin một cửa quốc gia đóng vai trò quan trọng là cơ chế một cửa cho các thủ tục thông quan và dự kiến sẽ đơn giản hóa các thủ tục hành chính xuất nhập khẩu theo thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế. Tham gia khảo sát chọn mẫu ngẫu nhiên này là những doanh nghiệp có thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trong vòng 12 tháng gần đây nhất tính từ thời điểm bắt đầu khảo sát.Những thủ tục trong diện đánh giá thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của 5 bộ, ngành gồm Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế.
Báo cáo cho thấy những ghi nhận tích cực của cộng đồng doanh nghiệp về nỗ lực triển khai Cơ chế một cửa quốc gia của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan. Theo đó, việc thực hiện các thủ tục trực tuyến trên Cổng thông tin là tương đối thuận lợi, nhất là so với các phương thức cũ trước đây, khi doanh nghiệp vẫn phải thực tiếp tới làm thủ tục bằng hồ sơ giấy.Doanh nghiệp đã tiết giảm được đáng kể thời gian, chi phí trong quá trình thực hiện thủ tục. Đây là lợi ích rất quan trọng mà Cơ chế một cửa quốc gia đã đem lại cho cộng đồng doanh nghiệp.
Đại diện Tổng cục Hải quan, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường cho biết, nhằm thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và nhằm tạo thuận lợi thương mại, Tổng cục Hải quan và VCCI đã tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp và nhận được sự đóng góp nguồn lực rất quan trọng của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp. Khảo sát này thu thập các ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về thực trạng giải quyết thủ tục hành chính qua Cổng một cửa quốc gia.Kết quả thu được góp phầ thúc đẩy các hành động cải cách thực chất và hiệu quả hơn từ các bộ, ngành có thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc gia.
Đi vào chi tiết, đại diện nhóm nghiên cứu, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI phân tích, kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy đa số các chức năng cơ bản trên Cổng thông tin một cửa quốc gia hiện đang hoạt động tốt.Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá dễ/tương đối dễ thực hiện đối với các tính năng cơ bản như tạo tài khoản, đăng nhật, xem và in hồ sơ.... lần lượt là 95% và 93%.
Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp gặp khó khăn khi sử dụng cổng thông tin, như 27% doanh nghiệp chưa hài lòng với tình trạng hoạt động thiếu ổn định của cổng vì lỗi kết nối; 20% doanh nghiệp phản ánh tốc độ xử lý các tác vụ trên cổng còn chậm, 26% doanh nghiệp gặp trở ngại với thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Các thủ tục cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế hay cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu của Bộ Y tế có tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện lần lượt ở mức 34% và 29%.Nguyên nhân chính là do hệ thống xử lý thủ tục của cơ quan quản lý chuyên ngành chưa "điện tử" hóa hoàn toàn, vẫn có tình trạng một số doanh nghiệp bị yêu cầu sửa đổi hồ sơ nhiều lần, thời gian các cơ quan xử lý hồ sơ cả một số doanh nghiệp tương đối lâu.
Về cơ bản, việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia đã mang lại những thay đổi tích cực về thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.Tuy nhiên, sự thay đổi này không đồng đều giữa các thủ tục và các bộ, ngành, ông Tuấn kết luận.
Cũng tại hội nghị, đại diện nhiều doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đã kiến nghị đẩy nhanh việc triển khai thanh toán điện tử, khắc phục các khó khăn của doanh nghiệp khi sử dụng chữ ký số và nâng cấp các chức năng giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính; đồng thời, cung cấp thêm 1 số tiện ích hỗ trợ doanh nghiệp trên cổng thông tin một cửa quốc gia. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành khác để thúc đẩy việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tập trung thay vì hệ thống phân tán trong hiện tại. Các bộ, ngành cần triển khai thực chất việc cải cách hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp; đồng thời, tiếp tục cải thiện tính minh bạch trong cung cấp thông tin tiến độ giải quyết hồ sơ, công khai kết quả giải quyết thủ tục, thống nhất và đơn giản hóa các biểu mẫu, giấy tờ dễ hiểu với doanh nghiệp và thực hiện chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành trong giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển công nghệ thông tin phục vụ Cơ chế một cửa quốc gia
06:30' - 17/08/2019
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia.
-
Tài chính
Nguyên nhân nào khiến cơ chế một cửa quốc gia thiếu đồng bộ?
09:57' - 16/06/2019
Mặc dù đã có nhiều thay đổi nhưng đại diện lãnh đạo Tổng cục Hải quan cũng thừa nhận hệ thống một cửa quốc gia chưa đồng bộ, khó khai thác, tốc độ truy cập vẫn chậm và chưa ổn định...
-
Kinh tế Việt Nam
Thay đổi thành viên Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN
20:14' - 05/06/2019
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 684/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 4/10/2016 về việc thành lập Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.