Doanh nghiệp dệt may tiết kiệm điện, tối ưu hóa sản xuất
Từ ngày 10/5, mức giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.103,11 đồng lên 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương mức tăng 4,8%. Theo các doanh nghiệp ngành dệt may, việc này sẽ làm gia tăng gánh nặng chi phí cho sản xuất, đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán tìm giải pháp trong tiết kiệm điện và tối ưu hóa sản xuất.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may là ngành sản xuất phải tiêu tốn nhiều điện năng, giá điện tăng sẽ đẩy khó khăn thêm cho doanh nghiệp, giá thành sản phẩm sẽ tăng lên bởi ngoài nhân công, nguyên liệu thì điện cũng là yếu tố quan trọng tạo nên giá thành. Các doanh nghiệp ý thức rằng việc tăng giá điện là điều không tránh khỏi do áp lực đầu vào của sản xuất điện. Tuy nhiên, việc tăng ở thời điểm này cũng là thách thức, khó khăn cho doanh nghiệp. Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp của ngành dệt may cần nỗ lực tiết kiệm điện, phải tính toán thắt chặt các khoản đầu tư vào chi phí để làm sao cân bằng được giá thành, đảm bảo cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực.Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, việc giá điện tăng sẽ giảm bớt áp lực cho ngành điện, tuy nhiên, gánh nặng lại chuyển sang các doanh nghiệp sản xuất, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp chịu sức ép từ thị trường xuất khẩu, phải ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ. Tác động trước mắt dễ nhận thấy nhất là chi phí sản xuất tăng cao, đẩy giá thành sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên khiến doanh nghiệp suy giảm về lợi nhuận. Về lâu dài, điều này sẽ tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là khi thị trường xuất khẩu đang rất khó khăn.
Ông Bạch Hồng Long, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cũng thừa nhận, giá điện tăng sẽ khiến các doanh nghiệp sản xuất Việt đối diện thêm gánh nặng chi phí. Các doanh nghiệp đang ứng phó với thuế đối ứng, đơn hàng cạnh tranh nên việc tăng giá điện sẽ khiến bài toán chi phí đầu vào thêm chật vật.Để ứng phó, doanh nghiệp đang nỗ lực áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện, tối ưu hóa sản xuất, kinh doanh... Để thích ứng với việc tăng chi phí sản xuất; trong đó, có giá điện, bản thân May 10 đã đặt ra các giải pháp cho mục tiêu phát triển; trong đó sử dụng điện mặt trời (điện áp mái) để giảm bớt khó khăn về chi phí điện.
Ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Thắng Jean cho rằng, việc tăng giá điện trong giai đoạn này sẽ tạo thêm khó khăn kép đối với ngành dệt may, khi nhiều doanh nghiệp đang ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ.
Theo ông Việt, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã đầu tư và tận dụng tối đa năng lượng mặt trời, nhưng đối với các công đoạn đặc thù như dệt và nhuộm sử dụng công nghệ máy móc cao, chi phí điện tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Nếu tính cả lần tăng giá điện này, trong vòng ba năm trở lại đây, giá điện đã tăng tổng cộng đến 17%. Thông thường chi phí tiền điện chiếm 4 - 6% trong chi phí sản xuất ngành dệt may nên việc điện tăng giá góp phần tăng giá thành hàng hóa, trong khi hàng Việt Nam vốn đã yếu thế hơn so với các nước khác về công nghệ và nguồn nhân lực.
Tổng Giám đốc Công ty Việt Thắng Jean cũng ước tính thời gian qua chi phí đầu tư vào sản phẩm xanh, bền vững đã tăng mạnh nên việc giá điện tăng thêm, làm tăng cả chi phí đầu vào lẫn giá thành sản phẩm, càng làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đang nỗ lực sản xuất, chạy đua hoàn thiện các đơn hàng để kịp giao trước khi thuế đối ứng có hiệu lực nên việc giá điện tăng sẽ ngay lập tức tác động đến doanh nghiệp. Do giá điện tăng trực tiếp tác động đến "túi tiền" doanh nghiệp nên bản thân mỗi doanh nghiệp đều chủ động áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện. Tuy nhiên, để tiết kiệm một cách triệt để thì có thể sẽ phải đầu tư lớn, chi phí cao hàng chục tỷ đồng, do đó không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đầu tư được. Theo các chuyên gia, để tiết kiệm điện, các doanh nghiệp cần làm nhà xưởng sản xuất tận dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên; hạn chế nguồn nhiệt bên ngoài xâm nhập nhà xưởng. Đồng thời, sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tăng cường năng lượng tái tạo. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt các giải pháp tiết kiệm năng lượng; trong đó, có sử dụng điện mặt trời thì có thể giảm được năng lượng tiêu thụ tới 40 - 50%.>>>Thuế quan Mỹ: Nghịch lý cho ngành dệt may Ấn Độ
- Từ khóa :
- dệt may
- xuất khẩu dệt may
- giá điện tăng
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan Mỹ: Nghịch lý cho ngành dệt may Ấn Độ
05:30' - 12/05/2025
Bức tranh thương mại dệt may toàn cầu đang tạo ra nghịch lý cho Ấn Độ trước bối cảnh thuế quan mới của Mỹ.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025
15:58' - 07/05/2025
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để thích ứng với biến động thuế quan?
15:06' - 09/05/2025
Trong 5 năm qua, Việt Nam liên tục duy trì thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ, với giá trị thặng dư tăng từ khoảng 63,4 tỷ USD năm 2020 lên gần 106 tỷ USD vào năm 2024.
-
DN cần biết
Hàn Quốc muốn đóng tàu chở hydro hóa lỏng lớn nhất thế giới
08:21' - 09/05/2025
Hàn Quốc có kế hoạch đóng tàu chở hydro hóa lỏng (LHC) lớn nhất thế giới để ra mắt vào năm 2027 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy động cơ tăng trưởng trong tương lai cho ngành đóng tàu.
-
DN cần biết
Từ 8/5, Lạng Sơn thu phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới
19:34' - 08/05/2025
Từ ngày 8/5, tỉnh Lạng Sơn sẽ áp dụng mức thu phí hạ tầng cửa khẩu mới theo Nghị quyết số 09/2025/NQ-HĐND, ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Lạng Sơn.
-
DN cần biết
Hà Nội cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
20:39' - 07/05/2025
Các đơn vị phải bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025
15:58' - 07/05/2025
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sửa quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O
16:52' - 05/05/2025
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
-
DN cần biết
Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
16:09' - 05/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.
-
DN cần biết
Từ 5/5, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp
08:22' - 05/05/2025
Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.