Doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng phát triển công nghệ cao tại Việt Nam
Theo Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham), đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam không ngừng mở rộng từ những ngành công nghiệp nặng đến nhiều ngành công nghiệp, công nghệ cao.
Những thay đổi này đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất và sự chuyển giao công nghệ cao giữa hai nước.
Vị thế nhà đầu tư dẫn đầu
Ông Kim Nyonho, Phó Chủ tịch Kocham chia sẻ, tính từ năm 1992 đến tháng 8/2024, Hàn Quốc đã ghi nhận tổng vốn đầu tư tích lũy lớn nhất tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư này đã đạt khoảng 87,7 tỷ USD và đây cũng là minh chứng cho sự hợp tác kinh tế sâu rộng giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Đồng thời, với những lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào và sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc.
Đặc biệt, ông Kim Nyonho chỉ ra rằng, nếu trước đây Hàn Quốc chủ yếu đầu tư tập trung vào những ngành công nghiệp như dệt may, thì hiện nay phạm vi đã được mở rộng từ những ngành công nghiệp nặng như thép, ô tô… cho đến nhiều ngành công nghiệp tiên tiến là điện tử, dược phẩm, công nghệ thông tin… Riêng Kocham, hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp thành viên đang hoạt động tại Việt Nam, cũng như liên tục mở rộng hoạt động đầu tư, thương mại ở nhiều tỉnh, thành.
Cùng quan điểm, ông Jo Hyung Taek, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Bizwell, Hàn Quốc cũng cho biết, luôn tận dụng kinh nghiệm và mạng lưới của Bizwell để tích cực làm cầu nối hỗ trợ các công ty Việt Nam và Hàn Quốc tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hàn Quốc và Việt Nam đều có nhiều điểm mạnh riêng, nhưng nếu hợp tác giữa năng lực gia công sản xuất của Việt Nam và năng lực công nghệ của Hàn Quốc thì có thể tạo ra sự cộng hưởng lợi thế cạnh tranh.
Nhiều báo cáo thống kê đã công bố cũng cho thấy, Hàn Quốc hiện đang là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, dịch vụ và công nghệ cao. Điều này phản ánh thực chất mối quan hệ ở mức đối tác chiến lược toàn diện và mang tính chất bổ trợ, cùng nhau phát triển và chia sẻ lợi ích chung.
Mở rộng cơ hội ở lĩnh vực mới
Tuy nhiên, ông Phạm Trí Cường, Nhà sáng lập và Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Powertech cho rằng, những thay đổi về mặt kinh tế và công nghệ đang thúc đẩy một xu hướng mới trong hợp tác giữa hai nước, cụ thể là chuyển đổi số, năng lượng tái tạo và tái cấu trúc chuỗi cung ứng. Những lĩnh vực này không chỉ là trọng tâm phát triển quốc gia, mà còn là mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng doanh nghiệp.
Chính vì vậy, thúc đẩy tiềm năng hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc trong một số lĩnh vực chuyển đổi số, năng lượng tái tạo và chuỗi cung ứng, cũng là những lĩnh vực đang định hình tương lai sẽ mở ra cơ hội phát triển mới cho cả hai quốc gia. Điển hình, Hàn Quốc với những thành tựu về công nghệ năng lượng sạch và mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh, có thể đóng góp một phần quan trọng vào quá trình đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, giải pháp lưu trữ năng lượng của Việt Nam.
Ngoài ra, với kinh nghiệm và năng lực sản xuất toàn cầu, Hàn Quốc sẽ phát huy vai trò là một đối tác chiến lược trong việc xây dựng những chuỗi cung ứng mới không chỉ cho sản xuất truyền thống, mà còn cho những ngành công nghệ cao là chất bán dẫn, linh kiện điện tử, ô tô điện… Việc hình thành chuỗi cung ứng song phương sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của cả Việt Nam và Hàn Quốc, đảm bảo sự bền vững và ổn định trước những biến động của thị trường quốc tế.
Riêng trong lĩnh vực chuyển đổi số, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nền tảng công nghệ phát triển hàng đầu thế giới, với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin như Samsung, LG, SK… Những tập đoàn này đã và đang mang đến công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm trong chuyển đổi số mà Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển.
Trong đó, có thể kể đến hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc về triển khai những giải pháp tiên tiến, gồm: trí tuệ nhân tạo, blockchain, IoT vào lĩnh vực sản xuất... Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được chia sẻ kinh nghiệm từ mô hình chuyển đổi số của Hàn Quốc và cùng phát triển những giải pháp phù hợp cho thị trường địa phương.
Thông qua khai thác hiệu quả thế mạnh của nhau trong các lĩnh vực chuyển đổi số, năng lượng tái tạo và chuỗi cung ứng, Việt Nam sẽ tăng cơ hội đạt được những mục tiêu phát triển bền vững, còn doanh nghiệp Hàn Quốc tận dụng được điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường. Đặc biệt, cả hai nước đều có thể gia tăng giá trị trên cơ sở xây dựng những dự án điển hình, nhằm thu hút thêm đa dạng nguồn đầu tư chất lượng khác.
Liên quan đến hoạt động thu hút đầu tư địa phương, ông Trần Phú Lữ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) cho biết, Việt Nam đang là điểm đến được lựa chọn của nhiều nhà đầu tư trên thế giới và Tp. Hồ Chí Minh cũng là địa phương mà nhiều nhà đầu tư tìm đến với mong muốn đầu tư kinh doanh nhiều nhất tại Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp Hàn Quốc.
Đồng thời, Tp. Hồ Chí Minh còn là một đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, cửa ngõ giao thương quan trọng với các nước trong khu vực và thế giới; đồng thời còn là một trong 20 thành phố năng động nhất thế giới.Dẫn chứng cụ thể, ông Nguyễn Phú Lữ chỉ ra rằng, Tp. Hồ Chí Minh có những lợi thế nổi trội về hạ tầng công nghiệp khi có 14 khu công nghiệp và 3 khu chế xuất đang hoạt động với tổng diện tích gần 4.130 ha. Thành phố cũng đang sở hữu Khu Công nghệ cao thành công nhất Việt Nam với quy mô khoảng 913 ha và đã thu hút nguồn vốn FDI khoảng 12 tỷ USD. Theo quy hoạch, thành phố sẽ tiếp tục phát triển một số khu công nghiệp, hướng đếm mục tiêu 23 khu công nghiệp – khu chế xuất với tổng diện tích khoảng 6.000 ha trong thời gian tới.
Hơn thế nữa, Tp. Hồ Chí Minh đã thực hiện cơ chế đặc biệt để thu hút nhà đầu tư chiến lược trong các lĩnh vực, gồm: dự án xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm R&D; nghiên cứu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động hóa, vật liệu mới, năng lượng sạch (120 triệu USD trở lên). Hay dự án công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, thiết kế, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE), chip, pin công nghệ mới, vật liệu mới, công nghiệp năng lượng sạch…
Tin liên quan
-
Tài chính
Hàn Quốc trở thành điểm đến đầu tư trái phiếu hàng đầu
09:58' - 10/10/2024
Với việc được đưa vào Chỉ số trái phiếu chính phủ thế giới (WGBI) bắt đầu từ năm 2025, Hàn Quốc sẽ ngay lập tức trở thành điểm đến đầu tư trái phiếu chính phủ lớn thứ chín trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Bốn tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc đóng góp 40% GDP năm 2023
09:17' - 09/10/2024
Bốn tập đoàn do gia đình kiểm soát lớn nhất của Hàn Quốc bao gồm Samsung, SK, Hyundai Motor và LG đóng góp hơn 40,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16'
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17'
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Gần 40% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay
09:59' - 11/07/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 11/7, cho thấy gần 40% số công ty lớn tại Hàn Quốc dự đoán lợi nhuận xuất khẩu sẽ giảm vào nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Doanh nghiệp thiết bị y tế thâm nhập thị trường Việt Nam
16:56' - 10/07/2025
Thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tham gia “Triển lãm thiết bị y tế Hàn – Việt được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/12-7.