Doanh nghiệp kỳ vọng gì về sự chia sẻ của ngân hàng?
Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngân hàng tiếp tục chung tay triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất, phí giao dịch… nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Từ đầu tháng 6/2021, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBANK) triển khai đồng thời 2 chương trình ưu đãi "Vay ưu đãi – Lãi an tâm" với lãi suất chỉ từ 7,2%/năm và "Vay kinh doanh – Phát tài nhanh" với lãi suất chỉ từ 7%/năm dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn. Cụ thể, gói "Vay ưu đãi – Lãi an tâm" của ABBANK có hạn mức 5.500 tỷ đồng dành cho khách hàng có nhu cầu vay mua nhà, mua xe ô tô, xây sửa nhà cửa, vay tiêu dùng, với thời hạn vay tối thiểu 24 tháng.Khách hàng có thể lựa chọn 2 hình thức ưu đãi, áp dụng mức lãi suất chỉ từ 7,2%/năm cho 6 tháng đầu, 7,8%/năm cho 6 tháng tiếp theo; hoặc áp dụng lãi suất 7,6%/năm trong 12 tháng đầu.
Đối với khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động để phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ… với kỳ hạn tối thiểu 9 tháng, ABBANK triển khai gói "Vay kinh doanh – Phát tài nhanh" với hạn mức giải ngân lên đến 8.000 tỷ đồng. Mức lãi suất ưu đãi của gói vay này có phần hấp dẫn hơn, chỉ từ 7-7,5%/năm tùy theo các điều kiện tương ứng. Theo ông Nguyễn Khánh Phúc, Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân của ABBANK, việc tận dụng được các gói vay có chính sách lãi suất ưu đãi tốt của các ngân hàng sẽ góp phần làm nhẹ bớt gánh nặng tài chính cho khách hàng, đặc biệt là trong thời điểm kinh tế đang vẫn chịu nhiều khó khăn bởi dịch COVID-19 như hiện nay. Cả hai gói hỗ trợ trên được ABBANK áp dụng đến hết ngày 30/10/2021 hoặc đến khi hết hạn mức ưu đãi. Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch COVID-19 lần thứ 4, đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) cũng cho biết, SCB đã rà soát mức độ, ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 để có phương án hỗ trợ thích hợp cho khách hàng vay vốn.Hiện SCB cũng đã tích cực triển khai các gói hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh với mức lãi suất giảm từ 0,5-1% đối với các khoản vay mới.
Bên cạnh những hỗ trợ trong hoạt động tín dụng, SCB chủ động thực hiện các chính sách ưu đãi miễn, giảm nhiều loại phí giao dịch cho khách hàng; trong đó có giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng, giao dịch thanh toán trực tuyến. Chương trình "Mùa này, cùng SCB an toàn nha" được SCB triển khai từ ngày 27/5 - 23/6/2021 dành cho chủ thẻ tín dụng SCB Mastercard/Visa.Cụ thể là SCB tặng 50.000 đồng mỗi tuần cho mỗi khách hàng có giao dịch chi tiêu bằng thẻ tín dụng SCB từ 250.000 đồng trở lên tại các ứng dụng đặt đồ ăn (Now, Baemin, Grab) và ứng dụng xem phim tại nhà (Netflix, Galaxy Play, FPT Play).
Ở khối ngân hàng quốc doanh cũng đã triển khai chương trình ưu đãi dành cho khách hàng vay vốn. Đáng chú ý, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank), từ đầu tháng 6/2021 đến hết ngày 31/5/2022, VietinBank triển khai chương trình ưu đãi lớn chưa từng có dành cho khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Theo đó, khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi lớn về tỷ giá, miễn phí tài trợ thương mại; miễn phí dịch vụ chuyển khoản ngoại tệ khác chi nhánh; giảm đến 50% các khoản phí liên quan đến sản phẩm chuyển tiền ngoại tệ - nhập khẩu - xuất khẩu. Đồng thời, miễn nhiều loại phí khi mở tài khoản thanh toán và sử dụng dịch vụ VietinBank eFAST… Đồng hành cùng khách hàng mua nhà, xe, vay tiêu dùng và vay phục vụ sản xuất kinh doanh, từ ngày 27/5, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã giảm sâu lãi suất tín dụng của Gói vay vốn trung dài hạn mới 2021 "Đồng hành, Vươn xa" với quy mô 50.000 tỷ đồng, thấp nhất chỉ từ 6,2%/năm.Chương trình được áp dụng với các khoản vay giải ngân mới có thời hạn vay tối thiểu 36 tháng, giúp khách hàng chủ động cân đối nguồn tài chính với nguồn vốn ưu đãi.
Với lãi suất chỉ còn từ 6,2%/năm, gói vay được đánh giá hấp dẫn nhất thị trường này được kỳ vọng sẽ giúp khách hàng cá nhân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng để phát triển sản xuất kinh doanh song hành với đẩy lùi dịch bệnh, góp phần duy trì và phát triển kinh tế.So với đầu năm 2021, lãi suất trung dài hạn tại BIDV đã giảm đến 0,6%/năm và giảm đến 1%/năm so với cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh việc triển khai các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng vay vốn, ngành ngân hàng hiện cũng đang đi đầu trong việc ủng hộ, hỗ trợ cùng Chính phủ, ngành y tế và các địa phương trong phòng chống dịch như ủng hộ mua vaccine; Quỹ phòng chống dịch COVID-19; kêu gọi cán bộ nhân viên tham gia ủng hộ người dân Bắc Ninh, Bắc Giang…Đây được xem là động thái tích cực thể hiện sự chung sức, đồng lòng của ngành ngân hàng trong phòng chống dịch và hỗ trợ phục hồi kinh tế theo tinh thần của Thủ tướng Chính phủ.
Thực tế, trong bối cảnh nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp bị suy yếu do dịch COVID-19 kéo dài, ngành ngân hàng hiện là khối doanh nghiệp "ăn nên làm ra" nhất trong quý I/2021.Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đặt nhiều kỳ vọng vào sự chia sẻ của các ngân hàng trong giai đoạn khó khăn này cũng như có các chính sách hỗ trợ thiết thực cho khách hàng vay vốn.
Trong năm 2020, sự hồi phục của nền kinh tế và nhiều doanh nghiệp cũng có sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng.
Mới đây, ngày 3/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có văn bản số 3947/NHNN-TD yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp tăng cường phòng, chống và tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch COVID-19.
Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, cho vay mới... theo thẩm quyền và theo các quy định. Cùng với đó, yêu cầu các đơn vị thực hiện cắt giảm tối đa các loại chi phí nhằm tạo nguồn lực tài chính hỗ trợ khách hàng, người dân, doanh nghiệp.Từng tổ chức tín dụng căn cứ năng lực, khả năng tài chính để tính toán thực hiện giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các biện pháp hỗ trợ khác; đồng thời công khai công bố mức lãi suất hỗ trợ, các biện pháp, chính sách hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp được biết…
Với "hiệu lệnh" này, dự kiến trong thời gian tới, nhiều ngân hàng sẽ tiếp tục công bố các gói, chương trình ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng ổn định, duy trì hoạt động sản xuất trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng "đua" hút vốn từ trái phiếu
12:10' - 04/06/2021
Hàng chục ngân hàng tăng mạnh phát hành trái phiếu để hút vốn trung và dài hạn đã làm thay đổi trật tự huy động vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quý II này.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch COVID-19
09:15' - 04/06/2021
Theo đó ngành ngân hàng tiếp tục triển khai giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, cho vay mới...
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Đồng ringgit của Malaysia duy trì vị thế cao trong hệ thống thương mại toàn cầu
18:25' - 14/07/2025
Theo báo cáo của Seasia Stats, đơn vị tổng hợp dữ liệu từ Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, đồng ringgit là một trong 20 loại tiền tệ có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
-
Ngân hàng
VPBANK và LOTTE C&F đánh dấu cột mốc hợp tác mới, gia tăng trải nghiệm khách hàng
16:38' - 14/07/2025
VPBank và LOTTE C&F đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác bền vững thông qua sự kiện ra mắt sản phẩm tài chính tiêu dùng - LOTTE FLEX.
-
Ngân hàng
Ngành ngân hàng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:21' - 14/07/2025
Ngày 14/7, tại UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã diễn ra buổi Lễ tiếp nhận kinh phí ủng hộ chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 14/7: Các ngân hàng tăng nhẹ giá USD và NDT
09:02' - 14/07/2025
Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.930 - 26.290 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng nhẹ 10 đồng ở cả hai chiều giao dịch so với sáng 11/7.
-
Ngân hàng
JPMorgan muốn tính phí truy cập dữ liệu khách hàng với các hãng công nghệ tài chính
07:39' - 14/07/2025
Theo hãng tin Bloomberg, ngân hàng hàng đầu nước Mỹ JPMorgan Chase đang có kế hoạch áp dụng phí đối với các hãng công nghệ tài chính (fintech) khi truy cập dữ liệu tài khoản ngân hàng của khách hàng.
-
Ngân hàng
ECB có thể cần hạ lãi suất sâu hơn nếu nền kinh tế “hụt hơi”
09:00' - 12/07/2025
Nếu các rủi ro suy thoái gia tăng và kìm hãm lạm phát, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ là điều cần thiết.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
19:10' - 11/07/2025
Tính đến cuối năm 2024, cả nước có 1.176 quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động tại 57 tỉnh, thành phố, với gần 2 triệu thành viên tham gia. Tổng tài sản hệ thống đạt 191,5 nghìn tỷ đồng.
-
Ngân hàng
OCB bổ nhiệm Giám đốc Tài chính mới
16:29' - 11/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính kể từ ngày 15/7/2025.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Tiền giả thấp nhờ thanh toán không dùng tiền mặt
15:47' - 11/07/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết tổng cộng có 48 tờ tiền giả đã được phát hiện tại nước này trong nửa đầu năm 2025, trong bối cảnh xu hướng giao dịch không dùng tiền mặt tiếp tục gia tăng.