Doanh nghiệp Việt định vị thương hiệu khi tiến sâu vào thị trường Bắc Mỹ
Tuy vậy, con đường tiếp cận thị trường Bắc Mỹ không hề bằng phẳng bởi việc xác định những rào cản khi tiến vào thị trường này đang là câu hỏi khó đối với doanh nghiệp Việt. Đây là thông tin được quan tâm tại hội thảo “Doanh nghiệp Việt Nam tiến vào thị trường Bắc Mỹ - Nhiều vấn đề khó lường” do Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh và Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức, ngày 19/12.
Đồng thời, kênh thương mại điện tử cũng là một kênh chinh phục người tiêu dùng Canada, vì vị trí và dân cư phân tán nên đặt ra những thách thức trong phân phối, giao nhận hàng hóa.
Trong khi đó, thị trường Mỹ có biên lợi nhuận cao và thị trường lớn, dễ tiếp cận sản phẩm mới, nhưng cực kỳ cạnh tranh và yêu cầu chất lượng sản phẩm cao. Cùng với đó, nước này có hệ thống luật pháp, thuế và nội dung hợp đồng phức tạp; còn kênh bán hàng trực tuyến phát triển rất mạnh và được người tiêu dùng ưa chuộng. “Thị hiếu thị trường Mỹ cũng không chia theo bang như trên bản đồ mà chia theo khu vực, nên không phải là con đường dễ dàng cho người thích đi tắt và không có công thức cho tất cả. Do đó, doanh nghiệp Việt nên có tư duy thực chiến, bắt đầu bằng vốn nhỏ, thử dò thị trường với ít sản phẩm trước nhưng phải chọn sản phẩm trọng tâm”, bà Nguyễn Ngọc Trâm cho biết thêm. Dưới góc nhìn một số chuyên gia khác phân tích, đối với thị trường Bắc Mỹ thì tìm hiểu và nắm bắt về mạng lưới logistics là vấn đề quan trọng và là ưu tiên hàng đầu cho một con đường xuất ngoại chuyên nghiệp. Doanh nghiệp Việt muốn xuất ngoại phải có tư duy chấp nhận thực tế để có chiến lược đúng đắn, nhất là sự khác biệt giữa thị trường nội địa và nước ngoài, hay mở rộng ra toàn cầu, bởi dù đã thành công ở thị trường nội địa thì bước vào thị trường mới cũng không khác gì doanh nghiệp khởi nghiệp. Để khởi nghiệp thành công tại thị trường Bắc Mỹ nói riêng, thị trường nước ngoài nói riêng, doanh nghiệp Việt trước tiên định vị lại thương hiệu qua lăng kính kinh doanh thực chiến với cái nhìn chuyên sâu từ sự kết hợp của đội ngũ nội bộ, nghiên cứu thị trường và chuyên gia. Theo đó, xây dựng thương hiệu đảm bảo nhắm tới nhóm đối tượng khách hàng cụ thể, không nên định vị khách hàng ở thị trường quốc tế là tất cả mọi người hay chung chung. Đặc biệt, thị trường ngách là một cánh cửa giúp doanh nghiệp Việt muốn phát triển thương hiệu bước vào thị trường mới, nhất là ở một quốc gia có nền thương mại điện tử, nền tảng B2C (giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân quan internet), D2C (hình thức bán hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua website, hoặc cửa hàng chính hãng) lớn như ở Mỹ và Canada.Đồng thời, doanh nghiệp Việt khi chinh phục những thị trường này không nên chạy quảng cáo theo diện rộng mà không có mục tiêu ưu tiên vì đó không khác gì là một cách “đốt tiền”.
Thời gian qua, phần lớn doanh nghiệp Việt phổ biến sẽ tìm các công ty tiếp thị và chi tiền để chạy truyền thông, quảng cáo thông tin sản phẩm trên nền tảng mạng xã hội nhưng hiệu quả thu về không như kỳ vọng. Điều này minh chứng cho việc doanh nghiệp Việt cần định vị thương hiệu ở thị trường mới và trên thị trường quốc tế nếu muốn xuất ngoại thành công. Chuyên gia thương mại hóa bản quyền Nguyễn Ngô Thành Danh cũng chỉ ra rằng, nhãn hiệu là logo hoặc dấu hiệu gắn lên sản phẩm, nhằm ngăn chặn sự nhầm lẫn và giúp khách hàng nhận diện sản phẩm. Còn thương hiệu, khi nhìn vào logo sẽ mang đến cảm nhận của người tiêu dùng cũng như những thông điệp và trải nghiệm để xây dựng lòng tin, mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Riêng tên thương mại là tên của doanh nghiệp (chính thức hoặc viết tắt), dùng để phân biệt doanh nghiệp (không gắn liền với sản phẩm). Hoạt động marketing (tất cả hoạt động để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng bằng chiến lược quảng bá, quảng cáo và tiếp thị) chưa có nhãn hiệu, đơn vị khác có thể đăng ký trước và cấm doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu đó để kinh doanh. Thương hiệu được xem là tài sản của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải có tầm nhìn kinh doanh dài hạn, đồng thời chuẩn bị nhiều kế hoạch ngắn hạn cùng lúc để ứng phó với những biến động ở thị trường. Thương hiệu khác với nhãn hiệu, nhưng cả hai đều có thể mua bán và là một phần không thể thiếu của nhau, nên xác lập tư duy thương hiệu là một khoản đầu tư trong định hướng chiến lược phát triển bền vững sẽ giúp doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế và thị trường thương mại tự do hạn chế được nhiều rủi ro hơn.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu nông sản lập nhiều kỷ lục mới
13:01' - 19/12/2024
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt mức cao kỷ lục 62,4 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2023, xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 18,6 tỷ USD, tăng 53,1%.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan muốn đạt kim ngạch 305 tỷ USD xuất khẩu năm 2025
11:33' - 19/12/2024
Bộ Thương mại Thái Lan và khu vực tư nhân nước này lạc quan về mức tăng trưởng thêm từ 2% đến 3% vào năm 2025, đưa tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan lên khoảng 305 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu lấy đà cho tăng trưởng 6% năm 2025
11:31' - 19/12/2024
Bức tranh xuất khẩu năm 2025 dự báo xu hướng của thế giới sẽ theo chiều hướng tích cực hơn, nhu cầu hàng hoá sẽ tiếp tục đi lên, tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu mạnh đến các thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
EC siết chặt điều tra đối với trang mạng xã hội X
10:16' - 18/01/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra các biện pháp điều tra bổ sung nhằm đánh giá sự tuân thủ của nền tảng mạng xã hội X với các quy định trong Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của Liên minh châu Âu (EU).
-
Chuyển động DN
Thêm 2 dự án của KBC được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư
15:33' - 17/01/2025
Việc hai dự án trọng điểm của KBC được trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế của thành phố Hải Phòng, tạo công ăn việc làm cho lao động địa Phương.
-
Chuyển động DN
Hai hãng hàng không Việt Nam tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế Thái Lan 2025
20:56' - 16/01/2025
Vietnam Airlines và Vietjet là 2 trong số 16 hãng hàng không thế giới góp mặt tại Hội chợ Du lịch quốc tế Thái Lan (TITF) lần thứ 30 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.
-
Chuyển động DN
Apple mất "ngôi vương" tại thị trường tỷ dân
16:13' - 16/01/2025
Sau 4 năm tăng trưởng ổn định, Apple rơi xuống vị trí thứ 3 tại thị trường tỷ dân với 15% thị phần, đứng sau hãng điện thoại giá rẻ Vivo (17%) và hãng điện thoại cao cấp Huawei (16%).
-
Chuyển động DN
CMC nhận hai nhiệm vụ quốc gia chuyển đổi số
09:13' - 16/01/2025
Tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI diễn ra mới đây, đại diện Tập đoàn Công nghệ CMC đã nhận Nhiệm vụ quốc gia Chuyển đổi số.
-
Chuyển động DN
80 tuần Vingroup “phủ xanh” Việt Nam
22:01' - 15/01/2025
Kể từ khi thành lập vào ngày 07/7/2023 đến nay, Quỹ Vì tương lai xanh và các công ty thành viên thuộc hệ sinh thái Vingroup đã triển khai những hành động “phủ xanh” trên khắp dải đất hình chữ S.
-
Chuyển động DN
Samsung Biologics đạt được thỏa thuận kỷ lục 1,4 tỷ USD
15:12' - 15/01/2025
Samsung Biologics, công ty sản xuất theo hợp đồng dược phẩm (CMO) hàng đầu của Hàn Quốc, ngày 14/1 thông báo họ đã đạt được thỏa thuận lớn nhất từ trước đến nay, trị giá hơn 2.000 tỷ won (1,4 tỷ USD).
-
Chuyển động DN
Intel chia tách mảng đầu tư mạo hiểm
14:05' - 15/01/2025
Intel cho biết tập đoàn có kế hoạch tách Intel Capital, bộ phận đầu tư mạo hiểm, thành một công ty độc lập. Đây là động thái mới nhất trong một loạt thay đổi cơ cấu mà nhà sản xuất chip Mỹ đã công bố.
-
Chuyển động DN
Trung Quốc cân nhắc bán TikTok tại Mỹ cho tỷ phú Elon Musk
16:29' - 14/01/2025
Hiện giá trị ước tính của TikTok tại Mỹ dao động trong khoảng 40-50 tỷ USD.