Doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó với "chi phí lót tay"
Trong khuôn khổ hội thảo “Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2016”, chiều 27/5, tại phiên thảo luận về ngành hàng lúa gạo – Tái cơ cấu và thích ứng với biến đổi khí hậu, ông Phạm Quang Diệu, Công ty cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam, cho rằng việc Thái Lan xả kho 11 triệu tấn gạo tồn kho không có sức ép đáng kể lên gạo vụ mùa mới của cả Thái Lan và Việt Nam.
Bởi gạo tồn kho được xả là gạo cũ, chất lượng xấu dành cho tiêu thụ nội địa, ngành công nghiệp chế biến, chăn nuôi... Trong khi đó, nhu cầu gạo của Indonesia, Philippines là gạo vụ mới. Điển hình, khoảng 2 tuần gần đây, giá gạo Thái Lan (loại 5%) vụ 2015/2016 tăng mạnh lên mức 420 USD/tấn. “Xả kho 11 triệu tấn của Chính phủ Thái Lan trong vòng 1-2 tháng là phi thực tế. Khả năng hàng tháng bán 1 triệu tấn. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan sẽ phải cân nhắc giữa xả kho và mặt bằng giá lúa gạo của nông dân. Bởi nếu xả nhiều, sẽ ảnh hưởng đến mặt bằng giá gạo”, ông Phạm Quang Diệu nói. Theo nhận định của ông Phạm Quang Diệu, Thái Lan mất mùa, dự kiến giảm 2 triệu tấn lúa. Hạn hán và xâm mặn khiến sản lượng vụ Đông Xuân suy giảm, ảnh hưởng sản lượng vụ Hè Thu. Trong khi đó, hiện chưa có tín hiệu mạnh về nhập khẩu của Indonesia và Philippines. Qua một nguồn kênh riêng, ông Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cho biết Thái Lan còn tồn trữ khoảng 11,4 triệu tấn; trong đó 1,2 triệu tấn vừa được đấu giá.Trong số lượng gạo tồn trữ trên, lượng gạo có chất lượng tốt chỉ khoảng 0,2 triệu tấn, còn lại là gạo chất lượng thấp 7,5 triệu tấn, khoảng 2 triệu tấn gạo đã bị hỏng.... Phần lớn gạo chất lượng thấp này chỉ dùng cho ngành công nghiệp, thức ăn chăn nuôi.
Trước thực tế trên, ông Nguyễn Trung Kiên, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nhận định, giá gạo tiếp tục giảm bởi các nước nhập khẩu lớn đã chủ động đối phó nguy cơ an ninh lương thực; trong khi tồn kho tại Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ dù giảm nhưng vẫn ở mức cao. Cùng với đó, sản xuất được dự đoán phục hồi trong nửa cuối năm do La Nina làm tăng lượng mưa tại Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam. Bức tranh xuất khẩu gạo thì như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lại đang vật lộn với rất nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu khi thực thi Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo bà Nguyễn Phương Dung, Giám đốc Công ty Thành Phương, doanh nghiệp trồng lúa sạch để xuất khẩu với khoảng 150.000 tấn.Để xin được giấy phép xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải trả chi phí 1 USD/tấn, đó là chưa kể các chí phí “lót tay” khác. Doanh nghiệp rất bất bình. Đây không phải là sân chơi bình đẳng mà là một rào cản đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp có thể phải đăng ký chứ không phải là đi xin giấy phép, điều này vô hình làm tăng thêm chi phí của doanh nghiệp.
Đánh giá về Nghị định 109/2010/NĐ-CP, ông Đặng Quang Vinh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng trong điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo yêu cầu đăng ký hợp đồng xuất khẩu với Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Như vậy doanh nghiệp xuất khẩu lại phải khai báo cho một doanh nghiệp khác mà chính là đối thủ của mình. Một doanh nghiệp nắm trong tay quyền từ chối hay cho phép một doanh nghiệp trong xuất khẩu. Điều này tạo ra sự không bình đẳng, tạo ra rào cản cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ.
Bên cạnh đó, đối với hợp đồng xuất khẩu tập trung, các bộ và Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ định thương nhân ký kết hợp đồng và phân bổ thực hiện ủy thác xuất khẩu (80% hợp đồng được chỉ định). Điều này tạo cơ chế thiếu cạnh tranh, ông Đặng Quang Vinh đánh giá. Theo ông Đặng Quang Vinh, tư duy quản lý xuất khẩu gạo như vậy là lạc hậu, cơ học, thiên về số lượng, không có tác dụng nâng cao chất lượng gạo, tăng giá gạo xuất khẩu, tăng thu nhập nông dân. Điều này chỉ tăng quyền lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, loại doanh nghiệp nhỏ khỏi thị trường tạo thêm sức ép cho nông dân.Thị trường xuất khẩu kém cạnh tranh, chi phí ra nhập thị trường rất lớn, thị trường tập trung trong tay Hiệp hội. Hạn chế sự sáng tạo của doanh nghiệp cũng như hạn chế xuất khẩu lúa gạo chất lượng cao nhưng sản lượng nhỏ.
Ông Đặng Quang Vinh cho rằng, cần thay đổi tư duy về vai trò của lúa gạo, lấy giá trị thay cho số lượng; thu nhập trực tế của nông dân là quan trọng nhất. Nâng cao vai trò của nông dân, người trồng lúa, hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất. Hợp đồng tập trung có tỷ trọng ngày càng giảm, Nhà nước không nên đi buôn mà hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, cung cấp thông tin và dự báo, ký kết hợp đồng. “Cần loại bỏ các thẩm quyền nhà nước hiện đang trao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đưa Hiệp hội về đúng vị trí của một hiệp hội doanh nghiệp”, ông Đặng Quang Vinh nhấn mạnh. Nghị định 109 được ban hành với kỳ vọng là uốn ắn đưa ngành xuất khẩu gạo Việt Nam ổn định, tránh tình trạng tranh mua tranh bán, nâng cao độ đồng đều hạt gạo Việt Nam. Việc ban hành Nghị định với dụng ý rât tốt nhưng cũng có những vấn đề bất cập và các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo đang có nhiều ý kiến, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sản xuất, kinh doanh gạo chất lượng cao như gạo hữu cơ, gạo an toàn, gạo thảo dược… có giá trị cao. Nhưng theo các quy định của Nghị định thì các doanh nghiệp này không đủ cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng như kho, say sát để họ nhận được giấy phép xuất khẩu. Muốn xuất khẩu họ phải thông qua một đơn vị trung gian khác. Đã thông qua ủy thác như vậy thì doanh nghiệp phải mất phí. Ông Trần Xuân Định cũng đánh giá, Nghị định 109 cũng có điểm hay như quy định về vùng nguyên liệu, sản xuất tập trung, cánh đồng lớn… Nhưng khi một quy định không bắt kịp với xu thế, cơ quan Nhà nước sẽ dựa trên phản ứng dư luận của xã hội để kịp thời sửa đổi những điểm không phù hợp, làm sao để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ được thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp một lần trong năm
17:57' - 27/05/2016
Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ hướng đến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và trở thành động lực của nền kinh tế với mục tiêu năm 2020.
-
Xe & Công nghệ
Nông nghiệp "loay hoay" kết nối doanh nghiệp và sản xuất
13:45' - 27/05/2016
Trong dài hạn phải tái cơ cấu các ngành hàng, trong đó quan trọng là đưa được những nhân tố mới vào quá trình sản xuất và làm sao thu hút doanh nghiệp tham gia vào nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang mất lợi thế cạnh tranh về giá
20:05' - 23/03/2016
Do giá lúa gạo nội địa liên tục tăng cao, mới đây nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải tăng giá chào bán xuất khẩu gạo để đủ bù đắp chi phí, qua đó, phần nào mất lợi thế cạnh tranh giá bán.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo “khát” thông tin về thị trường
21:52' - 22/02/2016
Trong năm 2016, xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan và một số nước xuất khẩu gạo tiềm năng là Campuchia, Myanmar.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.