Doanh nghiệp xuất khẩu gạo và việc tận dụng tấm vé thông hành sang EU
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu gạo vào Liên minh châu Âu (EU) tận dụng lợi thế, ưu đãi từ Hiệp định EVFTA theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành hữu quan, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân xuất khẩu gạo phát triển thị phần, quảng bá gạo Việt Nam tại thị trường EU cũng như tìm kiếm, mở rộng kênh tiêu thụ.
Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), Việt Nam luôn là một trong những nước nằm trong nhóm các nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
Thống kê cho thấy, hàng năm Việt Nam xuất khẩu từ 6,4 - 7,0 triệu tấn gạo tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng năm 2019, Việt Nam xuất khẩu trên 6,3 triệu tấn với kim ngạch trên 2,8 tỷ USD.
Tính đến hết tháng 9/2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,99 triệu tấn, trị giá 2,45 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng và tăng 11,1% về trị giá; trong đó, châu Á vẫn là thị trường khu vực xuất khẩu lớn nhất của gạo Việt Nam, đạt 3,2 triệu tấn, chiếm 66,36% tổng lượng gạo xuất khẩu và tăng 6,2% so với năm 2019.
Đáng lưu ý, Philippines trở thành thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, đạt 1,76 triệu tấn, chiếm 36,14% trong tổng xuất khẩu cả nước, giảm 7,45% so với năm 2019.
Ngoài ra, châu Phi là thị trường khu vực lớn thứ hai, đạt 0,91 triệu tấn, chiếm 18,85%; trong đó, Ghana là 0,41 triệu tấn, chiếm 8,38%; Bờ Biển Ngà là 0,34 triệu tấn, chiếm 6,87% là 2 thị trường tiêu biểu.
Cục Xuất Nhập khẩu cũng chỉ ra rằng, hiện tại xuất khẩu sang khu vực thị trường châu Âu còn rất khiêm tốn, chỉ đạt 0,07 triệu tấn và chiếm tỷ trọng 1,39%.
Tuy nhiên, một số thị trường có lượng xuất khẩu tăng mạnh như Tây Ban Nha tăng 107,1%, Pháp tăng 112,99%, Hà Lan tăng 36,58%, Ba Lan tăng 9,86%.
Do vậy, đây sẽ là tiền đề tốt để Việt Nam tiếp tục khai thác hiệu quả cơ hội thị trường EU khi Hiệp định EVFTA đã bắt đầu có hiệu lực và triển khai thực thi.
Các chuyên gia thương mại cũng cho rằng: EU là thị trường còn nhiều dư địa để tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam bởi hàng năm tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của EU đạt trên 2 triệu tấn, trong khi lượng xuất khẩu của Việt Nam sang EU mới chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.
Theo Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm.
Vì thế, Hiệp định EVFTA là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao và đặc sản.
Dù vậy, để xuất khẩu có hiệu quả, tận dụng tốt lợi thế từ 80.000 tấn gạo này thì không phải dễ dàng, đặc biệt là khi EU là thị trường có yêu cầu cao và khác so với các thị trường truyền thống mà gạo Việt Nam đang xuất khẩu.
Để triển khai thực hiện quy định tại Hiệp định EVFTA, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- cơ quan được Chính phủ giao chủ trì trong xây dựng Nghị định hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận chủng loại gạo xuất khẩu vào EU.
Đến ngày 4 tháng 9 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm thuộc Danh mục quy định tại điểm 8 tiểu mục 1 mục B Phụ lục 2-A của Hiệp định EVFTA được hưởng miễn thuế nhập khẩu trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU.
Đặc biệt, 9 chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch bao gồm Jasmine 85; ST 5; ST 20; Nàng Hoa 9; VĐ 20; RVT; OM 4900; OM 5451; Tài nguyên Chợ Đào.
Hơn nữa, sự ra đời của Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đã hoàn thiện hành lang pháp lý của Việt Nam trong việc đáp ứng các yêu cầu để được hưởng ưu đãi hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định EVFTA.
Để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU, tới đây Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng và Thương vụ Việt Nam tại khu vực tiếp tục rà soát, cập nhật, theo dõi sát nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng và cơ chế, chính sách nhập khẩu của thị trường EU nói chung và của từng thị trường thành viên.
Bên cạnh đó, kịp thời cập nhật, thông tin cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để phục vụ cho định hướng kinh doanh, xuất khẩu cũng như chủ động phối hợp, ngăn ngừa, giải quyết sớm các vụ việc phát sinh tại các thị trường.
Mặt khác, Bộ sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp, Hiệp hội quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, hàng rào kỹ thuật và thương mại của khu vực đối với mặt hàng gạo để ứng phó kịp thời.
Đồng thời phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong hướng dẫn, triển khai thực thi Nghị định số 103/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để rà soát, đàm phán ký kết hiệp định, thỏa thuận về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm với các thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam và làm cơ sở định hướng sản xuất và xuất khẩu.
Liên quan đến xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu, bên cạnh các hoạt động tiếp xúc trực tiếp, tăng cường đa dạng hóa các phương thức, hoạt động giới thiệu, quảng bá thông tin về các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gạo có thương hiệu của Việt Nam với các đối tác nước ngoài để thúc đẩy cơ hội giao thương xuất khẩu phù hợp trong bối cảnh bình thường mới của thế giới như thương mại điện tử, trực tuyến….
Tương tự, tăng cường tìm kiếm và giới thiệu các đối tác nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng gạo cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện chính sách hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tham gia các dự án liên kết công tư, tham gia vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu với các sản phẩm gạo thương hiệu của Việt Nam có giá trị gia tăng cao, đưa sản phẩm gạo có thương hiệu quốc gia vào các hệ thống phân phối của các nước.
Hơn nữa, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo áp dụng các mô hình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong tổ chức sản xuất; nâng cao năng lực thị trường, marketing quốc tế cũng như đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo 5% tấm Việt Nam giao dịch ở mức 493-497 USD/tấn
21:19' - 07/11/2020
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam được giao dịch ở mức 493-497 USD/tấn, so với mức 495 USD/tấn trong tuần trước.
-
Hàng hoá
Gạo ST25 giữ vững danh hiệu gạo ngon nhất Việt Nam
18:13' - 03/11/2020
Hiệp hội Lương thực Việt Nam phối hợp cùng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo Nông thôn ngày nay tổ chức “Cuộc thi gạo ngon Việt Nam lần II, năm 2020”.
-
Hàng hoá
Lũ lụt đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Bangladesh tăng cao
18:40' - 24/10/2020
Lũ lụt đã làm chậm quá trình thu hoạch mùa màng tại hầu hết các nước ở khu vực châu Á trong tuần này, đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Bangladesh tăng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Các “chiến binh sao vàng” bảo vệ thành công ngôi vô địch môn bóng đá nam
21:31' - 22/05/2022
Tối 22/5, Đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam đã có chiến thắng 1- 0 trước Thái Lan trên Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), bảo vệ thành công ngôi Vô địch tại SEA Games 31.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
21:11' - 22/05/2022
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh bất cập trong pháp luật bán hàng đa cấp
20:36' - 22/05/2022
VCCI đề nghị cơ quan đã tổ chức kỳ kiểm tra chỉ thu hồi giấy xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp khi phát hiện hồ sơ đăng ký kiểm tra của người được cấp xác nhận có thông tin gian dối.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh bất cập trong pháp luật bán hàng đa cấp
20:36' - 22/05/2022
VCCI đề nghị cơ quan đã tổ chức kỳ kiểm tra chỉ thu hồi giấy xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp khi phát hiện hồ sơ đăng ký kiểm tra của người được cấp xác nhận có thông tin gian dối.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam coi trọng và thúc đẩy sự hợp tác với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
18:26' - 22/05/2022
Việt Nam coi trọng, thúc đẩy sự hợp tác với Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng như cam kết trong việc chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu như phục hồi từ dịch COVID-19, ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Gia Lai mời gọi các nhà đầu tư Nhật Bản vào lĩnh vực công nghệ cao
15:01' - 22/05/2022
Tỉnh Gia Lai mời gọi các nhà đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh gồm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt chạy thêm nhiều đôi tàu phục vụ nhu cầu du lịch dịp hè
13:46' - 22/05/2022
Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) cho biết, Haracoc tổ chức chạy thường xuyên nhiều mác tàu trên các tuyến phía Bắc, phục vụ nhu cầu người dân đi du lịch tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Gia Lai trở thành vùng động lực của khu vực Tây Nguyên
12:27' - 22/05/2022
Sáng 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác của Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Gia Lai
-
Kinh tế Việt Nam
Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước
08:29' - 22/05/2022
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 32/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.